Tới dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND Tiền Giang; các đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, địa phương, cùng hơn 400 doanh nghiệp gồm CEO của các Tập đoàn hàng đầu Việt Nam, các Tập đoàn đa quốc gia, các công ty phân phối toàn cầu, các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, nguyên phụ liệu, thiết bị và đặc sản địa phương, cùng các cơ quan thông tấn, báo chí trên cả nước.
Hội nghị Đối tác phát triển hàng Việt Nam nằm trong chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018. Đây là một trong các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam” được tổ chức. Bên cạnh các hoạt động truyền thông; hoạt động đạp xe diễu hành cổ động, treo phông phướn tại nhiều tỉnh, thành phố; năm nay Chương trình tập trung nhiều vào hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kết nối phát triển sản phẩm, phát triển thị trường nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá cao hoạt động của hội nghị: “Hội nghị Đối tác phát triển hàng Việt Nam được tổ chức ngày hôm nay sẽ đưa ra các cam kết, cơ hội hợp tác kinh doanh sâu rộng hơn. Chương trình năm nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng một môi trường sinh thái để trong đó, các doanh nghiệp lớn và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất cùng doanh nghiệp phân phối trở thành những đối tác của nhau, mở ra những không gian kết nối và chia sẻ nhằm phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ Việt Nam”.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam” được tổ chức.Sự hiện diện của hơn 400 doanh nghiệp tại Hội nghị lần này, theo nhận định của lãnh đạo Bộ Công Thương, đã gửi đi những tín hiệu thị trường, cùng với sự giúp sức của truyền thông sẽ tạo ra thông điệp lan tỏa tới mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam có thể tham gia kết nối, tạo mối quan hệ đối tác phát triển dài hơi.
Các Đại biểu tham dự hội nghịTại Hội nghị, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã thảo luận về đường hướng, nhu cầu, cơ chế hợp tác, kết nối hàng hóa giữa các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường và kết nối phát triển hàng Việt Nam tham gia các chuỗi cung ứng hiện đại. Cũng tại Hội nghị đã diễn ra các phiên thảo luận lớn, bao gồm:
Kết nối doanh nghiệp tạo hệ sinh thái kinh doanh cùng nhau phát triển sản xuất, phân phối hàng Việt Nam có thương hiệu cạnh tranh trong nước và quốc tế; Thúc đẩy liên kết để hỗ trợ đưa đặc sản của địa phương, các sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ thống phân phối trong nước...
Tọa đàm phiên 1: Kết nối sử dụng hàng hóa/dịch vụ doanh nghiệp Việt: Thực trạng & giải pháp
Tại phiên tọa đàm với chủ đề “Kết nối doanh nghiệp tạo hệ sinh thái kinh doanh cùng nhau phát triển sản xuất hàng Việt Nam”, các đại biểu tham gia cùng đưa ra những Giải pháp nhằm kết nối phát triển sản xuất hàng Việt Nam.
Ông Lê Dương Quang - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến dài. Sản phẩm công nghiệp Việt Nam những năm gần đây thường xuyên chiếm tỷ trọng 81-87%, trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải xác định được thế mạnh của mình, tự vương lên chủ động tiếp xúc doanh nghiệp nước ngoài, bằng uy tiến vươn lên, có thể làm nhà cung cấp cấp 2, để khẳng định vị trí và vươn lên đáp ứng tiêu chuẩn của đối tác.
Toàn cảnh phiên tọa đàm 1“Có thể thấy song song với những cơ hội và thuận lợi, ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên con đường phát triển để có thể khẳng định vị trí của mình và tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu về Công nghiệp. Trên con đường này, bản thân các DN phải tự vươn lên là chính, nhưng sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết”, ông Lê Dương Quang nói.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Bà Phạm Minh Hương - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết: Thực hiện Chương trình hành động của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, trong thời gian qua, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tích cực triển khai chương trình, cụ thể.
Các doanh nghiệp trong Tập đoàn có thể thực hiện liên kết với nhau để trao đổi và phân phối hàng hóa hai chiều trong hệ thống của nhau về mảng đồng phục, bảo hộ lao động, cung cấp cho các tập đoàn trong nước, thiết kế hệ thống sản xuất riêng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tập đoàn Dệt May đã nhận thức được vấn đề cốt lõi để thực hiện cuộc vận động thành công, doanh nghiệp đã chú trọng vào công đoạn thiết kế, công đoạn kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng thời chú trọng cắt giảm chi phí để giảm giá thành, bình ổn giá bán để đáp ứng nhu cầu và thu nhập của đại trà dân số.
Đồng quan điểm trên, ông Đào Hùng – Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Khu vực II cho biết: Thực tiễn nước ta và thế giới cho thấy thị trường nội địa có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Vì vậy, các nước đều coi trọng thị trường nội địa và người tiêu dùng trong nước. Đây chính là nhu cầu tự tại, là nội lực trước khi tạo lập sức mạnh vươn ra các thị trường khác trên thế giới.
“Chúng ta đã làm được nhiều việc để đưa hàng hóa/dịch vụ Việt Nam đến với Người Việt Nam. Nhưng rõ ràng, những gì chúng ta thấy trên hệ thống truyền thông đưa tin thì khâu kết nối còn rất nhiều bất cập: thông tin nhiễu loạn, thật giả lẫn lộn,… niềm tin vào hàng hóa/dịch vụ bị ảnh hưởng gây tổn thất về kinh tế, công ăn việc làm và gây ra các bức xúc xã hội” ông Hùng cho hay.
“Theo kinh nghiệm của tôi cần chú trong thông tin của sản phẩm rất quan trọng, hàng năm chúng tôi có những buổi mời khách hàng đến thấy quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng sản phẩm, từ đó tạo làm tin cho khách hàng, để khách hàng yên tâm bán hàng và sử dụng hàng hóa. Sản phẩm phải chính phục được khách hàng, chính sách bán hàng tốt, giá cả tốt, tư vấn hậu mãi, chủ ddoogj liên kết sử dụng các ngành nghệ sử dụng hàng hóa của các tập đoàn khác” ông Hùng cho biết thêm.
Việc khắc phục khó khăn đề ra giải pháp thì mỗi doanh nghiệp cũng cần có những chính sách riêng, ông Mai Văn Chung - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách khoa SolarBK cho rằng: chúng tôi hiểu rằng để đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì bản thân mình trước hết phải là một thành phần trong chuỗi cung ứng này.
“Đồng thời, thực hiện gia công cho các thương hiệu hàng đầu, để học hỏi chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như xây dựng các chứng chỉ quốc tế và chứng chỉ địa phương phục vụ cho các thị trường mục tiêu; Xây dựng uy tín và chất lượng trong quá trình gia công, tiến tới xuất khẩu dưới thương hiệu của công ty thay vì gia công. Qua đó, chúng tôi mang giải pháp đã được thử nghiệm và cải tiến tham gia vào thị trường nước ngoài. Xác định cạnh tranh bằng giải pháp với nhiều giá trị cộng thêm thay vì sản phẩm đơn thuần”, ông Chung cho biết.
Ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại tọa đàm.Ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh: Chúng tôi rất tuân thủ quy định nhà nước, ưu tiên “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, sử dụng hàng hóa trong nước tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển nhanh, hàng hóa giao hàng nhanh, giá thành hợp lý, dịch vụ hậu mãi tốt hơn,... Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiết bị hàng trong nước chưa đáp ứng kịp công nghệ thì buộc phải nhập khẩu.
Tọa đàm phiên 2: “Giải pháp kết nối đưa đặc sản của địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp tham gia vào các hệ thống phân phối trong nước”
Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, tính đến giữa năm 2018 đã có 60 chỉ dẫn địa lý ở 39 tỉnh, thành phố và đã được cập nhật, giới thiệu, bảo hộ bên cạnh hàng ngàn mặt hàng đặc sản khác nhau như nước mắm Phú Quốc, cam Vinh, tỏi Lý Sơn…
Phát biểu trong phiên thảo luận 2 của hội nghị, với chủ đề “Giải pháp kết nối đưa đặc sản của địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp tham gia vào các hệ thống phân phối trong nước”. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý và giải pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển, quảng bá các sản phẩm đặc sản gắn với địa danh, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tính đến giữa năm 2018 đã có 60 chỉ dẫn địa lý ở 39 tỉnh, thành phố và đã được cập nhật, giới thiệu, bảo hộ bên cạnh hàng ngàn mặt hàng đặc sản khác nhau như nước mắm Phú Quốc, cam Vinh, tỏi Lý Sơn…
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương thông tin các chính sách tại phiên thảo luậnCũng theo bà Lê Việt Nga, để hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, trong đó hoạt động hỗ trợ đặc sản địa phương, sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuận lợi tham gia vào hệ thống phân phối luôn được chú trọng (hiện đại và truyền thống), như: Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia:....
Toàn cảnh phiên thảo luậnBà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhằm kết nối đưa đặc sản của địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp tham gia vào các hệ thống phân phối tại TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh những chương trình đã triển khai, thời gian tới TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành dự kiến sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của địa phương như: Tăng cường hợp tác giữa các Sở Công Thương, chia sẻ thông tin, phối hợp thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường, hỗ trợ đầu tư, liên kết đầu tư, kiểm tra kiểm soát lưu thông hàng hóa giữa các địa phương; Tiếp tục thực hiện các giải pháp kết nối tiêu thụ, định kỳ tổ chức Hội nghị Kết nối cung -cầu hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành (riêng năm 2018, Hội nghị được tổ chức tại Bến Tre từ ngày 23-24/11/2018);….
Bên cạnh đó, đơn vị triển khai việc hình thành chuỗi thực phẩm an toàn, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tại các địa phương khác nhau; lưu thông hàng hóa hiệu quả và có kiểm soát từ nuôi trồng đến tay người tiêu dùng. Phát huy lợi thế từng địa phương, tập trung đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất, sản xuất theo nhu cầu thị trường...
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk, chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp tại phiên thảo luận.Chia sẻ về kinh nghiệp phát triển thương hiệu của đơn vị, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk cho biết, để phát triển, tạo ra sự liên kết bền vững như hiện nay với việc chiếm 60% thị phần trong nước, xuất khẩu vào trên 40 nước và vùng lãnh thổ với doanh thu hơn 250 triệu USD, Vinamilk luôn đặt tính chủ động lên hàng đầu, đi trước tìm kiếm nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tham gia các chương trình ưu tiên phát triển hàng Việt Nam,… qua đó khẳng định thương hiệu qua chất lượng sản phẩm nhằm lan tỏa đến lòng tin của người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong phiên thảo luận, ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng và bà Võ Phương Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cùng cho biết những khó khăn trong việc kết nối đưa đặc sản của địa phương, sản phẩm của doanh nghiệp tham gia vào các hệ thống phân phối trong nước và đưa ra những giải pháp để kết nối đặc sản vùng miền với nhau như liên kết chuỗi bán hàng, phát triển nguồn cung theo yêu cầu của đối tác, quy hoạch vùng chuyên canh thế mạnh của địa phương,…
Tọa đàm phiên 3: Kinh nghiệm và đề xuất giải pháp đưa hàng hóa, đặc sản vùng miền vào các hệ thống phân phối trong nước.Tham gia Hội nghị ngày hôm nay còn có lãnh đạo các doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam cũng như những ngân hàng đang có những hoạt động tích cực trong việc kết nối phát triển hàng Việt Nam.
Toàn cảnh phiên toạ đàm 3Để hàng hóa vào hệ thống bán lẻ được thuận lợi, Bà Lê Thị Mai Linh - Phó Chủ tịch Điều hành Quan hệ Đối ngoại và Truyền thông Tập đoàn Central Group Việt Nam cho biết: Với 95% hàng của Big C là nội địa, chúng tôi đã có những hành động cụ thể như đặt văn phòng ở tại địa phương, 50% sản phẩm nông sản thu mua tại địa phương. Big C sẵn sàng hợp tác với các nhà cung cấp, hãy xem chúng tôi là kênh truyền thông quảng bá sản phẩm nông sản địa phương, hãy dùng kênh phân phối bán lẻ hiện đại để người tiêu dùng hiểu biết về hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, lan tỏa phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Các hộ nông dân cần biết các quy định về ATVSTP, tiến tới nông nghiệp hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói tốt... Điều này sẽ tạo được niềm tin cho người tiêu dùng Việt Nam.
Bà Lê Thị Mai Linh - Phó Chủ tịch Điều hành Quan hệ Đối ngoại và Truyền thông Tập đoàn Central Group Việt NamĐồng quan điểm, Bà Phạm Thị Thanh Tuyền - Giám đốc Giao dịch Nhà cung cấp Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh cho biết: Khi đưa hàng vào siêu thị cần nghiên cứu thị trường; Tuân thủ chất lượng đăng ký từ đầu đến đi vào sản xuất kinh doanh, chất lượng phải đảm bảo; hình ảnh bao bì nhãn mác đã đủ sức cạnh tranh trên thị trường chưa, làm sao mẫu mã phải cạnh tranh được; các chính sách truyền thông, khuyến mãi, hậu mãi phải chuẩn bị kỹ càng. Chính việc này giúp người tiêu dùng hiểu tốt hơn sản phẩm. Người chào hàng vào siêu thị phải hiểu rõ sản phẩm để giải trình về sản phẩm cũng như chất lượng và tính pháp lý của sản phẩm; đưa sản phẩm ra thị trường cần test sản phẩm.
Ông Nguyễn Phúc Khoa - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) cũng chia sẻ tại phiên tọa đàm: Chúng tôi là mô hình tổng công ty nhà nước, chúng tôi thường xuyên tham gia hội nghị kết nối cung cầu, ở nhiều địa phương đưa nhiều hàng hóa vào hệ thống bán hàng. Ngoài ra, theo tôi cần chú trong chợ đầu mối, chợ truyền thống, định hướng người tiêu dùng ngay tại chợ, để người tiêu dùng biết được và nhận diện được hàng việt Nam. Trong hệ thống của chúng tôi là trên 95% hàng nội địa và trong nước, ưu tiên đặc sản vùng miền.
Ông Nguyễn Phúc Khoa - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra)Trước câu hỏi HDBank có những ý tưởng, phương châm hoạt động gì trong việc kết nối phát triển hàng Việt Nam? Ông Nguyễn Văn Nhật - Giám đốc Quản lý Tiền mặt và Tài trợ Thương mại - Ngân hàng Phát triển TP. Hồ Chí Minh HDBank cho biết: Với phương châm đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trên bước đường phát triển trong thời kỳ hội nhập và vươn ra quốc tế, HDBank luôn mong muốn hỗ trợ các giải pháp tài chính tối ưu cho các doanh nghiệp là nhà cung cấp, nhà phân phối của ngành hàng tiêu dùng nhanh của các công ty đầu mối, tập đoàn trên toàn quốc, đặc biệt các công ty đầu mối có liên kết với HDBank.
Theo đó, thông qua các giải pháp tài chính toàn diện cho các chuỗi cung ứng, HDBank giúp các đối tác trong chuỗi, từ nhà cung cấp, công ty đầu mối đến nhà phân phối “đến gần với nhau hơn”, nghĩa là tăng cường bán hàng và giảm thiểu rủi ro trong thanh toán cũng như nhận được sự hỗ trợ tài chính kịp thời.
Chiến lược chung của HDBank: Tiếp tục đẩy mạnh mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, mở rộng ra nhiều lĩnh vực ngành nghề, trong đó vẫn ưu tiên lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh. Mục tiêu sẽ tăng gấp đôi số lượng khách hàng được tài trợ chuỗi trong 1-2 năm tới với tổng hạn mức tín dụng được cấp cũng tăng tương ứng.
Nêu những khó khăn trong việc đưa hàng hóa vào các siêu thị, bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho hay: Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong ngành Lương thực Thực phẩm chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất hạn chế về quy mô, vốn và công nghệ. Do đó, các doanh nghiệp ngành Lương thực Thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận kênh phân phối thị trường bán lẻ.
Doanh nghiệp trong nước gần như không thể chào hàng các sản phẩm mới cho siêu thị khi mức chiết khấu vẫn còn khá cao (15%-25%). Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đẩy giá thành cao hơn so với bên ngoài 15%-30% mới đảm bảo lợi nhuận.
Trong xu hướng càng hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ càng gặp khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên chính thị trường trong nước. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn nhân công rẻ của Việt Nam cùng với ưu thế về quy mô, công nghệ, tài chính, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất tại Việt Nam và các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam.
Bà Chi đề xuất: Cần có cơ chế chính sách phát triển thị trường bán lẻ trong nước bằng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thương hiệu bán lẻ uy tín trong nước phát triển thành các thương hiệu bán lẻ mạnh như Sài Gòn Coop, Satramart, Vinmart,… mở rộng thêm quy mô các cửa hàng hiện tại, tăng thêm số lượng các cửa hàng mới,...; cũng như tập trung xây dựng và đổi mới hệ thống các chợ truyền thống để các doanh nghiệp bán lẻ nội địa tăng sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
Lễ ký kết cùng tham gia kết nối phát triển hàng Việt Nam
Sau các phiên tọa đàm đã góp phần định hình rõ nét hơn nữa về giải pháp để kết nối phát triển hàng Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND TP. Hồ Chí Minh, đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, địa phương đã chứng kiến đại diện cho các doanh nghiệp cùng nhau ký cam kết hợp tác trong phát triển hàng Việt Nam, phân phối hàng Việt Nam. Chúng ta cùng hy vọng rằng sự hưởng ứng ban đầu này sẽ lan tỏa thành sự hợp tác thiết thực của các doanh nghiệp trong tương lai thông qua lễ ký kết.
Công ty TNHH Phương Khoa – chuyên sản xuất xúc xích theo hương vị Nga tại Việt NamTại hội nghị này, hơn một trăm doanh nghiệp đến từ mọi miền đất nước đã tổ chức hoạt động triển lãm thông tin về hàng hoá, dịch vụ, nhu cầu cần bán, cần mua, để các đối tác tìm hiểu tiến tới hợp tác lâu dài.
Các sản phẩm Hữu cơ mang hương vị Huế được Công ty TNHH Hữu cơ Huế Việt mang đến khu trưng bày tại Hội nghị.Đáng chú ý là sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp và nhà phân phối lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam, Vinamilk, Vissan, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), Central Group (Big C)... Sau hội nghị lần này sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn về cung – cầu cho các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam ngày càng uy tín cả trong nước và quốc tế.
Một
số hình ảnh ghi nhận được tại lễ ký kết trong Hội nghị: