Tới dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gần 3.500 đại biểu là lãnh đạo đại diện các tỉnh thành, các bậc lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhân dân và chiến sĩ Thủ đô.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao vào viếngChủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Zing.vn
Ngay trước lễ kỷ niệm,
các đại biểu đã vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ vị lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc.
Cách đây 70 năm, vào ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!". Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp, là kim chỉ nam cho chặng đường đấu tranh của toàn thể nhân dân Việt Nam, để từ đó quân và dân ta đã vượt qua mọi gian khổ hy sinh, đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác.
Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính quyền cách mạng non trẻ khi đó gặp muôn vàn khó khăn, chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng. Trước tình thế đó, nêu cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước Tổ quốc, trước nhân dân, trong hai ngày 18 - 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc, kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước đứng lên chống thực dân Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc.Đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội đọc diễn văn kỷ niệm
Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, gắn liền với chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
“Trong thời khắc thiêng liêng và xúc động này, với niềm biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ và đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta.
Chúng ta mãi mãi tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” - Bí thư Hoàng Trung Hải phát biểu.
Đại tá Nguyễn Huy Du khiến thế hệ trẻ xúc động khi kể lại những ngày tháng hào hùngNhững ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, Hà Nội đã thực hiện nghiêm, có hiệu quả mệnh lệnh kháng chiến. Quân và dân Hà Nội muôn người như một, chung sức đồng lòng, nhất tề đứng lên cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm với ý chí sục sôi, quyết tâm hy sinh và niềm tin tất thắng. Đại tá Nguyễn Huy Du, năm nay 86 tuổi, 67 năm tuổi Đảng, nguyên chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô, trực tiếp tham gia chiến đấu chống thực dân Pháp trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô kể lại: 60 ngày đêm chiến đấu, lăn lộn cùng quân địch trong những ngôi nhà dột nát, những khu phố bị bắn phá tan hoang, cuộc sống trong những chiến hào đầy gian khổ thiếu thốn, nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ đầy quả cảm, không sợ hy sinh. Ông chia sẻ, hàng năm cứ vào cuối năm, ông không thể nào quên mùa đông năm 1946 với cái rét khắc nghiệt, mùa đông với nhiều thử thách hiểm nghèo, trong thế ngàn cân treo sợi tóc buộc quân và dân ta phải cầm súng bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt đem lại ý nghĩa vô cùng vẻ vang, vô giá về ý chí quyết tâm, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước.
PGS.TS. Trần Xuân Bách - Giảng viên Đại học Y Hà Nội phát biểu tại buổi lễ70 năm đã
trôi qua kể từ ngày Toàn quốc kháng chiến nhưng trách nhiệm và sứ mệnh của thế
hệ ngày nay trước quá khứ lịch sử hào hùng của cha ông ta để lại là phát huy sức
mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực, xây dựng đất nước
ngày càng to đẹp hơn. Đó là ý chí và khát vọng của nhân dân cả nước cũng như của
Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội, là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với
cha ông và muôn đời sau.
Đại diện cho thế hệ trẻ Thủ đô, Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam, tiến sỹ Trần Xuân Bách - giảng viên Đại học Y Hà Nội xúc động nói lên cảm nghĩ của mình: “Chúng tôi cảm nhận huyền thoại về 60 ngày đêm năm đó không chỉ nằm trong ký ức của những người dân Hà Nội mà sự kiện đã đi vào lịch sử đất nước như một thiên anh hùng ca bất tử. Lớp trẻ chúng tôi tự hào và biết ơn cha ông khi bình thản đi vào cuộc chiến đấu chống kẻ thù với lời thề son sắt quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Bao chàng trai, cô gái đất Hà Thành rất lãng mạn thanh lịch nhưng cũng đầy quả cảm, đã bước vào cuộc chiến với tinh thần của cả tuổi trẻ, của lý tưởng.”… “Tuổi trẻ hôm nay nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và vinh dự vủa mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Chúng tôi nguyện: Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng và bảo vệ quê hương, đất nước. Noi gương các thế hệ đi trước rèn đức, luyện tài, để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu”.