Tóm tắt:
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nợ xấu một cách hiệu quả hơn. Nghiên cứu cũng nhằm cung cấp những cơ sở lý thuyết và thực tiễn giúp các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề nợ xấu, từ đó đưa ra những quyết sách đúng đắn và kịp thời, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam.
Từ khóa: nợ xấu, ngân hàng thương mại, hệ thống ngân hàng, sàn chứng khoán.
1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã trải qua nhiều biến động, với sự thay đổi và thay thế lẫn nhau giữa các ngành sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng vẫn luôn giữ vững vị trí quan trọng trong dòng chảy tiền tệ, đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế. Ngân hàng được coi là trung gian tài chính, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng tham gia vào việc kiểm soát lạm phát, thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh và xuất nhập khẩu, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế quốc dân. Một hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Các biện pháp được đưa ra để giảm tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại thường khá cụ thể và thiết thực. Song để thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan pháp luật và bản thân các khách hàng của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tế này, tác giả muốn thông qua bài nghiên cứu này đưa ra những yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng đến nợ xấu, nhằm đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua đó, hy vọng sẽ góp phần làm lành mạnh và hiệu quả hơn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Với những luận cứ đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu để đề xuất các giải pháp hiệu quả cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu (Non Performing Loans - NPLs) của các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nợ xấu giai đoạn 2016-2023.
2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, bao gồm yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tiến hành nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của 24 NHTM đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (số liệu được tác giả thu thập từ website vietstock.vn). Các ngân hàng được lựa chọn phải thỏa mãn các tiêu chí như có thời gian hoạt động trên 10 năm, có đầy đủ thông tin công bố và cung cấp được báo cáo tài chính, báo cáo thường niên đầy đủ theo giai đoạn nghiên cứu của tác giả (giai đoạn 2016 - 2023). Ngoài ra, các ngân hàng trong nghiên cứu còn là các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 10 năm gần đây.
Về thời gian nghiên cứu: Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của các NHTM, số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu đã được đề cập ở trên, bài viết kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
2.3.1. Phương pháp định tính
Dựa trên dữ liệu từ báo cáo tài chính của 24 NHTM đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, thực hiện phân tích thông qua các phương pháp như mô tả, liệt kê và tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Bên cạnh đó, lược khảo các lý thuyết và các bài nghiên cứu trước theo từ khóa của đề tài để hình thành nên cơ sở lý thuyết, từ đó đưa ra luận điểm về thực trạng nợ xấu, trong đó chú trọng nhấn mạnh phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết hợp sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp để thảo luận kết quả nghiên cứu cũng như đề xuất những kiến nghị.
2.3.2. Phương pháp định lượng
Để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất với 3 dạng mô hình dành riêng cho phân tích dữ liệu bảng là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fix effect model - FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random effect model - REM), tìm ra quy luật, mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu. Sau đó tiến hành so sánh giữa các mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu nhất. Đồng thời kết hợp với phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục các khuyết tật như hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.
3. Mô hình nghiên cứu
Tỷ lệ nợ xấu được chọn để làm biển đại diện cho nợ xấu của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số đã được nhiều tác giả nghiên cứu, để tính toán và mang lại kết quả chính xác cao phù hợp với thực tiễn. (Bảng 1)
Tử những nghiên cứu trước, tác giả đề xuất đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:
NPLi,t = 𝜷0 + 𝜷1 *Sizeit + 𝜷2 *ROEit + 𝜷3 *GROWTHit + 𝜷4 *GDPit + 𝜷5 *INFit + 𝜷6 *URit + 𝜷7 *LAit + 𝜷8 *LLRit + εi,t
Bảng 1. Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến |
Kí hiệu |
Đo lường |
Kì vọng dấu |
Biến phụ thuộc |
|||
Tỷ lệ nợ xấu |
NPL |
|
|
Biến độc lập |
|||
Quy mô ngân hàng |
SIZE |
(+) |
|
Tỷ suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu |
ROE |
(-) |
|
Tốc độ tăng trưởng tín dụng |
GROWTH |
(+) |
|
Tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản |
LA |
(+) |
|
Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng |
LLR |
(+) |
|
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội |
GDP |
(-) |
|
Tỷ lệ lạm phát |
INF |
(+) |
|
Tỷ lệ thất nghiệp |
UR |
(+) |
4. Các kết quả kiểm định
Bảng 2. Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 17
Kết quả hồi quy của 3 mô hình (Bảng 2) thì mức độ phù hợp của 3 mô hình đều cao trên 60%, dấu tương quan của các biến độc lập đến nợ xấu của cả 3 mô hình đều giống nhau điều này chứng minh sự phù hợp của số liệu nghiên cứu. Mặt khác tại kết quả của 3 mô hình thì biến Growth, GDP không có ý nghĩa thống kê hay không có tác động đến nợ xấu. Vì vậy, tiến hành kiểm định mô hình phù hợp cuối cùng để có kết quả nghiên cứu chính thức.
Bảng 3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Biến độc lập |
NPL |
|||
Giả thuyết |
Kết quả nghiên cứu |
|||
Kỳ vọng dấu |
Kỳ vọng dấu |
P-value |
Mức ý nghĩa |
|
Size |
+ |
– |
0.005 |
Có ý nghĩa thống kê |
ROE |
– |
– |
0.000 |
Có ý nghĩa thống kê |
Growth |
+ |
+ |
0.250 |
Không có ý nghĩa thống kê |
GDP |
– |
– |
0.468 |
Không có ý nghĩa thống kê |
INF |
+ |
+ |
0.010 |
Có ý nghĩa thống kê |
UR |
+ |
+ |
0.035 |
Có ý nghĩa thống kê |
LA |
+ |
+ |
0.000 |
Có ý nghĩa thống kê |
LLR |
+ |
+ |
0.000 |
Có ý nghĩa thống kê |
R2 |
0.661 |
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 17
Mô hình hồi quy:
NPLi,t = 0.0363 – 0.239*Sizeit – 0.0554*ROEit + 0.0527*INFit + 0.3619*URit + 0.0010*LAit + 2.245*LLRit
5. Kết luận
Dựa trên các dữ liệu nghiên cứu cả trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại các NHTM, bài nghiên cứu đã đưa ra và tiến hành kiểm định tác động của các nhân tố dựa trên 192 mẫu của 24 NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán, cũng như chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố này tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2023. Tác giả đã đưa vào 6 biến để sử dụng cho mô hình nghiên cứu là SIZE, ROE, GROWTH, LLR, LA, GDP, INF, UR. Kết quả, 6/8 biến có tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2023. Từ kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đã trả lời câu hỏi được đặt ra là nhân tố vĩ mô cụ thể là lạm phát và thất nghiệp và các nhóm nhân tố đặc thù của ngân hàng là quy mô ngân hàng, tỷ lệ sinh lời trên VCSH, dự phòng tín dụng và tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng tới tỉ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra được mức độ tác động của các nhân tố đến tỉ lệ nợ xấu, kết quả cho thấy các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ nợ xấu, trong đó nhân tố tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là nhân tố có tác động nhiều nhất đến tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản là nhân tố có tác động thấp nhất.
Qua việc đưa ra thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, kết quả của mô hình nghiên có thể giúp các nhà quản trị đánh giá và xây dựng lại các biện pháp xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Báo cáo tài chính hợp nhất của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ 2016 - 2023. Truy cập tại: vietstock.vn
- Đặng Văn Dân (2018). Tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Đào tạo Ngân hàng, số 198, trang 50-57.
- Huỳnh Thị Hương Thảo (2018). Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 202, trang 36-43.
- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018). Yếu tố tác động đến nợ xấu của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 152, trang 25-30.
- Tổng cục Thống kê. Số liệu dư nợ tín dụng. Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/px-web-2/?pxid=V0318&theme=T%C3%A0i%20kho%E1%BA%A3n%20qu%E1%BB%91c%20gia.
- Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007). Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation. MPRA Paper.
- Asghar Ali, Kevin Daly (2010). Macroeconomic determinants of credit risk: Recent evidence from a cross country study. International Review of Financial Analysis, 19, 165-171.
- Daniel Foos, Lars Norden, Martin Weber (2007). Loan Growth and Riskiness of Banks. Working paper
- David Roodman (2009). A Note on the Theme of Too Many Instruments. Working paper 125.
- Eftychia Nikolaidou & Sofoklis D. Vogiazas (2014). Credit Risk Determinants for the Bulgarian Banking System. International Atlantic Economic Society.
A study on the factors affecting the bad debt of commercial banks listed
on Vietnam’s stock exchange
Master. Le Chien Thang
Vietnam Maritime University
Abstract:
This study analyzed and clarified the factors affecting the bad debt of commercial banks listed on Vietnam’s stock exchange. Based on the study’s findings, some solutions were proposed to help these banks manage bad debts more effectively. The study also aimed to provide theoretical and practical bases to help bank administrators, policymakers, and stakeholders have a more comprehensive and in-depth view of the problem of bad debt and thereby make correct and timely decisions, contributing to the sustainable development of Vietnam’s banking system and the country’s economy.
Keywords: bad debt, commercial banks, banking system, stock exchange.