Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của khối ASEAN được Liên minh châu Âu (EU) cấp giấy chứng nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, để giữ được chứng nhận này, vấn đề đặt ra là phải đáp ứng được chất lượng đã đăng ký, cũng như kiểm soát được hàng giả, hàng nhái. Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, khi đạt được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý của
châu Âu, sản phẩm nước mắm Phú Quốc sẽ phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt
từ nguồn nguyên liệu đầu vào (là cá cơm) đến quy trình sản xuất và đóng chai.
Cụ thể, vùng đánh bắt cá nguyên liệu dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc phải là
vùng biển Kiên Giang, Cà Mau. Tỷ lệ cá cơm trong nguyên liệu chế biến tối thiểu
là 85%.
Bên cạnh đó, việc bao gói tại cơ sở sản xuất phải nằm trên địa bàn huyện Phú
Quốc nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như tránh được việc làm hàng giả,
hàng nhái.
Theo Hội nước mắm Phú Quốc, hiện có 68/80 doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận
bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với thương hiệu nước mắm Phú Quốc. Ước tính mỗi năm các doanh nghiệp này cung cấp ra thị trường khoảng 24 triệu
lít nước mắm Phú Quốc. Tuy nhiên, do thương hiệu này đang rất nổi tiếng nên
tình trạng làm giả, nhái thương hiệu vẫn còn khá phổ biến.
Trước đó, Tháng 10/2012, Liên minh châu Âu đã trao chứng nhận tên gọi xuất xứ
"Phú Quốc" cho sản phẩm nước mắm của tỉnh Kiên Giang, được bảo hộ tại
thị trường EU dưới dạng tên gọi xuất xứ được bảo hộ (PDO). Việc bảo hộ này không những nâng cao uy tín thương hiệu nước mắm Phú Quốc trên
thị trường thế giới, tạo điều kiện thuận lợi đấu tranh chống hàng giả, hàng
nhái, mà còn góp phần thúc đẩy thương mại, đưa sản phẩm truyền thống này hội
nhập kinh tế quốc tế.
Nước mắm Phú Quốc phải tuân theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt
TCCT
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đưa ra tại Hội thảo: "Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm và kinh nghiệm đăng ký GI ở châu Âu," do Bộ Công Thương phối h