Phân tích chỉ số sinh lời của các công ty thuộc nhóm ngành dịch vụ, ăn uống và lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Phân tích chỉ số sinh lời của các công ty thuộc nhóm ngành dịch vụ, ăn uống và lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" do TS. Võ Thị Thùy Trang, Trường Đại học Nha Trang thực hiện.

Tóm tắt:

Bài báo này phân tích các chỉ số tài chính về khả năng sinh lời của 8 công ty thuộc nhóm ngành Dịch vụ, ăn uống và lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2019 - 2023. Bài viết lấy số liệu phân tích từng công ty niêm yết của nhóm ngành này trên finance.vietstock.vn, tổng hợp so sánh. Với 7 chỉ tiêu được đưa ra để phân tích, so sánh sẽ giúp cho nhà quản lý, nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng thể khả năng sinh lời của các công ty thuộc nhóm ngành này.

Từ khóa: khả năng sinh lời; ngành dịch vụ, ăn uống, lưu trú.

1. Đặt vấn đề

Ngành Dịch vụ, ăn uống, lưu trú có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia. Ở Việt Nam, ngành Du lịch nói chung, ngành Dịch vụ, ăn uống và lưu trú nói riêng có vị trí cực kỳ quan trọng và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của toàn nền kinh tế. Khả năng sinh lời của các nhóm ngành này có chức năng là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu sẽ giúp các nhà quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này đạt hiệu quả cao nhất. Do đó mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, ăn uống, lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong giai đoạn trước, trong và sau dịch Covid-19, từ năm 2019 đến 2023. Qua đó, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, nhà đầu tư có được bức tranh về khả năng sinh lời của nhóm ngành Dịch vụ, ăn uống, lưu trú, làm cơ sở cho những nghiên cứu và dự báo về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành này.

Bài nghiên cứu tổng quan số liệu thu thập được từ finance.vietstock.vn của các nhóm ngành Dịch vụ, ăn uống và lưu trú, với 7 chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lời của từng công ty, tổng hợp phân tích, đánh giá, so sánh và bàn luận. Từ kết quả nghiên cứu là số liệu về tỷ suất sinh lời, tổng hợp bức tranh tổng thể về tỷ suất sinh lời của 8 công thuộc nhóm ngành Dịch vụ, ăn uống, lưu trú, sẽ giúp nhà quản trị và nhà đầu tư có sự so sánh và ra quyết định quản lý kinh tế liên quan.

Trong khuôn khổ có hạn, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, so sánh và bàn luận khả năng sinh lời. Bài viết cũng là nền tảng để nghiên cứu sâu hơn hoặc dự báo về khả năng sinh lời của các công ty này trong tương lai, nên sẽ có những hạn chế nhất định.

2. Cơ sở lý thuyết

Khi đánh giá khả năng sinh lời, việc xác định nội dung và chỉ tiêu cần phân tích là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà phân tích. Vì trên cơ sở nội dung cần phân tích, các nhà phân tích mới có thể tiến hành xác định các công việc khác của việc phân tích như: hệ thống chỉ tiêu phân tích, phương pháp và trình tự phân tích, loại hình phân tích, báo cáo phân tích,... Theo số liệu từ finance.vietstock.vn, nhóm chỉ tiêu sinh lời bao gồm 7 chỉ tiêu như sau:

2.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

Biên lợi nhuận hay lợi nhuận biên là một trong những tỷ suất sinh lời thường được sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh dưới dạng phần trăm. Nói một cách đơn giản, đó là con số phần trăm cho biết doanh nghiệp đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho mỗi đơn vị doanh thu.

Biên lợi nhuận gộp được tính theo công thức sau đây:

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần x 100%

Trong đó:

- Doanh thu thuần = (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) - (Các khoản giảm trừ doanh thu)

- Lợi nhuận gộp = (Doanh thu thuần) - (Giá vốn hàng bán)

Biên lợi nhuận gộp cho biết khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chỉ số này cũng cho phép so sánh hiệu suất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

2.2. Tỷ lệ lãi EBIT

Tỷ số EBIT/Lãi vay là chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT). Chỉ số này giúp cho các nhà đầu tư, ngân hàng và các bên liên quan hiểu được rủi ro tài chính liên quan đến việc cho vay hoặc đầu tư vào công ty.

EBIT là viết tắt của Earnings Before Interest and Tax, hay Lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây là một chỉ tiêu tài chính cực kỳ hữu ích khi muốn đánh giá lợi nhuận của 1 doanh nghiệp. Vì nó nhìn cụ thể vào thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động cốt lõi.

Công thức tính EBIT

EBIT được tính bằng cách lấy Lợi nhuận ròng (LNST) cộng thêm Chi phí lãi vay và Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay

Hay: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay.

2.3. Tỷ lệ lãi EBITDA

Hệ số EBITDA/Doanh thu được các nhà phân tích và nhà đầu tư sử dụng để xác định lợi nhuận của công ty bằng cách so sánh doanh thu với thu nhập của công ty. Điều này được tính bằng cách chia EBITDA cho doanh thu của công ty. Hệ số này khá hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp có quy mô tương tự nhau, số liệu này sẽ cho biết tỉ lệ phần trăm thu nhập của công ty còn lại sau chi phí hoạt động.

EBITDA được viết tắt theo cụm từ Earning Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization, có nghĩa là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay. Đây là thuật ngữ dùng để lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Phần lợi nhuận này vẫn bao gồm thuế, các khoản vay và chưa trừ khấu hao.

Có 3 cách tính EBITDA sau:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay + Khấu hao
EBITDA = EBIT + Khấu hao.

2.4. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS - Return On Sales) hay tỷ suất lợi nhuận ròng là tỉ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu thuần trong một kỳ cố định. ROS được đo bằng % và có thể thay đổi khi biến lợi nhuận và doanh thu thay đổi.

ROS = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) x 100%

2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (Return On Average Equity, viết tắt là ROAE) là tỉ lệ tài chính để đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân của công ty. Thông thường, ROAE sẽ đề cập đến hiệu suất của một công ty trong năm tài chính, vì vậy tử số ROAE là thu nhập ròng và mẫu số là trung bình cộng giá trị vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm.

2.6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn bình quân (ROCE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) là một trong những tỷ suất sinh lời. Nó giúp đánh giá kinh doanh khả năng lợi nhuận và vốn. Nói một cách đơn giản, chỉ số này xác định liệu một thực thể có thể tạo ra lợi nhuận từ vốn.

Công thức được sử dụng để tính ROCE như sau:

EBI/Vốn sử dụng

Vốn sử dụng được tính như sau:

Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn

2.7. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

ROAA (Return on Average Assets), được hiểu là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình. Chỉ số này thể hiện năng lực sinh lợi của tài sản công ty, phản ánh hiệu suất doanh nghiệp đang sử dụng tài sản.

ROAA = Thu nhập ròng/Tổng tài sản trung bình.

Trong đó:

  • Thu nhập ròng là khoản thu nhập được tính cùng kỳ với tài sản.
  • Tổng tài sản trung bình tính theo công thức: 

(Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/2

3. Phân tích khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, ăn uống và lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trên cơ sở các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời ở phần 2, phần cơ sở lý thuyết, tác giả sử dụng các chỉ số để đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, ăn uống và lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số liệu thứ cấp đã được công bố trên trang website:financial.vietstock.vn với 7 chỉ tiêu khả năng sinh lời cho từng công ty, tác giả tổng hợp và bàn luận kết quả của 8 công ty này.

3.1 . Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

Công thức tính và ý nghĩa của chỉ tiêu này được trình bày ở mục 2.1. Theo đó, chỉ tiêu lợi nhuận biên cho biết được 100 đồng doanh thu thuần bán ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ đó có chỉ số của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Bảng 1.

Bảng 1. Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

STT

Mã chứng khoán

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Bình quân

1

CTC

32,73

17,22

11,03

15,4

-17,76

        11,72

2

DAH

12,28

-172,36

10,2

0,92

11,86

       (27,42)

3

DSN

61,58

60,59

-6,27

65,37

62,53

        48,76

4

NVT

52,41

43,89

13,58

50,4

51,09

        42,27

5

OCH

42,6

42,17

-1,39

47,32

46,47

        35,43

6

SGH

51,86

5,84

12,8

34,25

45,64

        30,08

7

TTT

40,45

0,23

-15,91

28,95

18,04

        14,35

8

VNG

27,63

23,66

-14,25

32,66

34,52

        20,84

Dịch Covid-19 diễn ra vào cuối năm 2019 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hầu hết các công ty kinh doanh ngành Dịch vụ, ăn uống và lưu trú đều có tỷ suất lợi nhuận biên cao, lớn hơn 12,28% (Công ty có mã DAH), công ty cao nhất 61,58% (Công ty có mã DSN), có nghĩa 100 đồng doanh thu bán ra, thì lợi nhuận gộp chiếm 61,58 đồng. Từ năm 2020 đến 2021 là thời kỳ dịch Covid-19 xảy ra, đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của ngành, làm giảm mạnh khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, các công ty phải tăng cường khai thác khách nội địa, cơ cấu sản phẩm thay đổi cho phù hợp thị hiếu khách nội địa. Các công ty có tỷ suất lợi nhuận biên giảm mạnh, thậm chí từ công ty có lợi nhuận biên cao nhất (DSN) cũng đã bị lỗ và tỷ suất lợi nhuận biên âm.

Năm 2022, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, nhưng bị ảnh hưởng bởi xung đột Liên bang Nga và Ukraine, số lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Các công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống và lưu trú có sự thay đổi hướng kinh doanh, phục vụ nhiều hơn cho khách nội địa, tỷ số này có sự phục hồi như công ty có mã DSN.

Năm 2023, đa số các công ty đã tăng trưởng trở lại, mặt dù chưa thể bằng như năm 2009 nhưng cũng đã có sự phục hồi, cũng có công ty có mã CTC là bị giảm mạnh, lợi nhuận biên âm 17,76%, tức 100 đồng doanh thu thu được, lơi nhuận biên lỗ 17,76 đồng.

3.2. Tỷ lệ lãi EBIT

Tương tự, ý nghĩa và công thức tính của chỉ tiêu tỷ lệ lãi EBIT được trình bày mục 2.2 ở trên. Tỷ số này của các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ, ăn uống và lưu trú, được thể hiện như Bảng 2.

Bảng 2. Tỷ lệ lãi EBIT

               

STT

Mã chứng khoán

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Bình quân

1

CTC

12,9

11,16

15,82

6,12

-52,81

        (1,36)

2

DAH

21,3

-77,3

9,57

287,09

54,4

        59,01

3

DSN

54,53

56,91

114,76

58,47

56,96

        68,33

4

NVT

25,33

13,99

-37,43

16,75

22,24

          8,18

5

OCH

12,51

35,2

-112,76

14,24

16,58

        (6,85)

6

SGH

49,76

29,14

28,83

39,94

51,65

        39,86

7

TTT

36,57

4,63

11,24

35,73

29,62

        23,56

8

VNG

11,81

19,19

39,7

21,12

27,54

        23,87

 Trước dịch Covid-19, tỷ lệ lãi EBIT ở các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều dương, thấp nhất là công ty có mã VNG có tỷ lệ 11,81%, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay tương đối cao, lớn hơn 10%. Giai đoạn 2020-2021, khi dịch Covid-19 xảy ra, như đã phân tích ở trên, mục 3.1, tình hình kinh doanh có sự không đồng đều các công ty, nhiều công ty lỗ. Năm 2020, công ty có mã DAH, tỷ số EBIT âm 77,%, năm 2021 có 2 công ty có mã là NVT âm 37,43%, OCH âm 112,76%. Điều này chứng tỏ chi phí hoạt động các công ty cao hơn doanh thu tạo ra, dẫn đến chỉ số âm.

Năm 2022, sau khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các công ty đã tăng trưởng trở lại, không có công ty nào trong 8 công ty niêm yết bị lỗ, tỷ số này thấp nhất 6,12%. Công ty có mã CTC và cao nhất là công ty có mã DAH 287,09%, tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước, một phần do sự hỗ trợ của Nhà nước, kích cầu du lịch, người dân đã có những thay đổi tâm lý, hướng đến sự hưởng thụ bản thân nhiều hơn.

Năm 2023, có sự thay đổi đáng kể các chỉ số tỷ lệ lãi EBIT, chỉ số giảm mạnh ở các công ty, thậm chí có công ty có mã CTC âm 52,81%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng và có sự thay đổi cơ cấu khách du lịch như số lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam nhiều hơn, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nhanh để phục vụ khách hàng. Lợi nhuận trước thuế, thu nhập doanh nghiệp và lãi vay giảm, làm cho chỉ số sinh lợi này giảm đáng kể.  

3.3. Tỷ lệ lãi EBITDA

Tỷ lệ lãi EBITDA như được trình bày mục 2.3 ở phần trên. Các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành Dịch vụ, ăn uống và lưu trú có tỷ lệ lãi EBITDA trong giai đoạn 2019 - 2023 được thể hiện tại Bảng 3 như sau.

Bảng 3. Tỷ lệ lãi EBITDA

STT

Mã chứng khoán

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Bình quân

1

CTC

21,44

16,37

20,85

24,77

26,56

21,998

2

DAH

84,99

100,43

12,77

369,56

102,57

134,064

3

DSN

55,2

58,77

121,04

59,12

58,08

70,442

4

NVT

39,11

26,79

-7,55

30,37

34,88

24,72

5

OCH

22,08

42,53

-94,25

21,71

22,97

3,008

6

SGH

56,05

46,96

45,11

50,2

58,3

51,324

7

TTT

54,73

49,59

67,25

41,34

33,33

49,248

8

VNG

22,69

31,47

65,27

27,95

35,52

36,58

 Tỷ lệ lãi trên EBITA là tỷ số được tính trên lợi nhuận trên EBITDA được trình bày tại mục 2.3. Tương tự như phân tích của mục 3.3, tỷ số này ở năm 2019 (trước dịch Covid-19) không có sự chênh lệch quá lớn giữa các công ty niêm yết. Năm 2022, công ty có mã DAH biến động mạnh 369,56% và giảm còn 102,57% ở năm 2023. Tương tự như phân tích đánh giá Bảng 3, năm 2023 có sự tăng trở lại, nhưng không nhiều, có công ty bị giảm như đã phân tích là công ty có mã DAH, thể hiện sự tăng trưởng trở lại của ngành công nghiệp không khói nhưng chưa đáng kể.

3.4. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu cho biết được 100 đồng doanh thu bán ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, như mục 2.4 ở trên. Tỷ suất sinh lợi như Bảng 4.

Bảng 4. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

STT

Mã chứng khoán

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Bình quân

1

CTC

0,13

0,91

8,98

-23,25

-170,04

       (36,65)

2

DAH

0,52

-268,59

5,06

168,77

8,02

       (17,24)

3

DSN

43,4

48,42

96,04

46,4

45,2

        55,89

4

NVT

19,6

9,1

-49,06

4,84

9,5

         (1,20)

5

OCH

2,67

30,66

-117,13

7,27

12,27

       (12,85)

6

SGH

39,81

24,97

24,68

31,86

41,25

        32,51

7

TTT

29,2

3,03

9,57

28,52

23,63

        18,79

8

VNG

4,08

4,5

1,71

0,53

0,46

           2,26

 Tỷ số này cho biết 100 đồng doanh thu bán hàng sẽ nhận thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trước dịch Covid-19 (năm 2019), các doanh nghiệp niêm yết thuộc lĩnh vực dịch vụ, lưu trú và ăn uống đều có tỷ suất sinh lợi trên doanh thu dương, thấp nhất 0,13% và cao nhất 43,4%. Trong đại dịch Covid-19 (từ năm 2020 và 2021) có doanh nghiệp có lãi, có doanh nghiệp bị lỗ. Năm 2020, trong 8 công ty niêm yết thuộc lĩnh vực này, chỉ có công ty có mã DAH bị lỗ rất lớn, cụ thể 100 đồng doanh thu nhận được bị lỗ 268,59 đồng. Năm 2021, có 2 công ty trên 8 công ty có tỷ số này âm là công ty có mã NVT và OCH, trong đó công ty có mã OCH âm 117,13% có nghĩa 100 đồng doanh thu nhận được lỗ 117,13 đồng.

Sau dịch Covid-19, năm 2022 và 2023 là giai đoạn phục hồi sau Covid-19, nhưng bị ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine, cũng như chiến tranh ở Trung Đông, nhưng với nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các công ty cũng có lợi nhuận, tỷ số này thấp nhất là 0,46% của công ty có mã VNG và công ty có mã DAH cao nhất 168,77% (công ty này đã có sự phát triển vượt bậc từ âm 268,59% năm 2020 đã vượt lên dương 168,77% năm 2022). Trong khi các công ty đa phần cũng có sự tăng đáng kể trong năm 2022 và năm 2023 thì chỉ có công ty có mã CTC bị âm trong 2 năm liên tiếp, năm 2023 công ty này tiếp tục giảm và giảm nhiều hơn, từ âm 23,25% năm 2022 giảm đến âm 170,04% năm 2023, có nghĩa 100 đồng doanh thu năm 2023 đã lỗ 170,04 đồng.

3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính theo công thức mục 2.4 ở trên, thực trạng các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ, ăn uống và lưu trú được thể hiện Bảng 5.

Bảng 5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA)

STT

Mã chứng khoán

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Bình quân

1

CTC

0,14

1,35

10,95

-7,1

-14,06

         (1,74)

2

DAH

0,17

-9,61

5,87

4,88

0,41

           0,34

3

DSN

38,57

18,11

12,67

49,73

39,67

        31,75

4

NVT

6,71

1,45

-10,55

-2,4

1,05

         (0,75)

5

OCH

3,11

20,18

-30,94

7,25

8,36

           1,59

6

SGH

12,08

2,59

2,63

5,14

9,48

           6,38

7

TTT

10,26

0,54

1,4

6,8

5,81

           4,96

8

VNG

2,03

1,79

0,17

0,23

0,3

           0,90

 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực này cũng tương tự như đã phân tích ở trên trước dịch Covid-19 (năm 2019) đều dương. Năm 2019 có 3/8 công ty có mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu trên 10%, là các công ty có mã DSN, SGH và TTT, trong đó có công ty có mã DSN có tỷ số này là 38,57%, có nghĩa 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì có lãi 38,57%. Trong giai đoạn Covid-19 năm 2020 và 2021, chỉ còn 2/8 công ty có tỷ suất này trên 10% là DSN và OCH, trong đó công ty có mã OCH có tỷ suất này 20,18% cao hơn năm 2019 (3,11%). Các công ty ở giai đoạn này đều có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Năm 2020 có 1 công ty có mã là DAH có tỷ số này âm, thì năm 2021 có 2 công ty có mã là NVT và OCH có tỷ suất này là âm, OCH âm tới 30,94%.

Năm 2022, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành này đã có sự cải thiện trong tỷ suất sinh lời, nhưng vẫn có 2 công ty có tỷ số này âm, có công ty có mã DSN tăng vượt bậc 43,49%, có nghĩa 100 đồng doanh thu thu được 43,49 đồng lợi nhuận, đây là tỷ số cao nhất trong cả giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023.

Năm 2023, tỷ số này chỉ có 1 công ty có mã CTC là âm, các công ty còn lại dương nhưng không có sự tăng trưởng về tỷ số này tốt như năm 2022, cao nhất vẫn là công ty có mã DSN có tỷ suất 39,67%.

3.6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn bình quân (ROCE)

Tương tự như các chỉ số khác, tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn được trình bày mục 2.5, kết quả phân tích được trình bày Bảng 6.

Bảng 6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn bình quân (ROCE)

STT

Mã chứng khoán

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

Bình quân

1

CTC

10,84

13,35

16,58

1,64

-4,06

           7,67

2

DAH

4,37

-1,78

8,27

6,71

2,33

           3,98

3

DSN

48,45

20,88

14,69

62,42

49,81

        39,25

4

NVT

15,35

6,43

-6,65

5,87

8,86

           5,97

5

OCH

8,35

16,31

-23,6

8,38

6,13

           3,11

6

SGH

14,87

2,99

3,03

6,35

11,71

           7,79

7

TTT

22,43

0,9

1,89

13,1

9,96

           9,66

8

VNG

7,09

5,34

4,23

6,6

7,52

6,61

 Tương tự các chỉ số trên, ngành dịch vụ, ăn uống và lưu trú trước, trong và sau dịch Covid-19 cũng có biến động. Tuy nhiên, các công ty cũng có tỷ suất sinh lợi khá cao. Năm 2019 có 4/8 công ty có tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn bình quân trên 10%. Giai đoạn 2020 - 2021, dịch diễn biến phức tạp, các công ty niêm yết nhóm ngành này giảm. Năm 2022 - 2023, phục hồi sau đại dịch được kiểm soát nhưng bị ảnh hưởng chiến tranh, kinh tế thế giới bị suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Chỉ số này của các công ty cũng tăng trưởng nhưng không đáng kể.

 3.7. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

Tương tự như các chỉ số khác, tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn được trình bày mục 2.7, kết quả phân tích được trình bày tại Bảng 7.

Bảng 7. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

 
                 

STT

Mã chứng khoán

 

Năm

2019

2020

2021

2022

 

2023

Bình quân

1

CTC

0,05

0,47

4,51

-2,9

 

-6,13

        (0,80)

2

DAH

0,09

-5,36

4,02

3,78

 

0,33

          0,57

3

DSN

35,27

16,44

11,6

44,56

 

35,76

        28,73

4

NVT

4,69

1,03

-6,16

-1,18

 

0,52

        (0,22)

5

OCH

1,19

10,22

-18,99

4,19

 

4,05

          0,13

6

SGH

11,2

2,4

2,43

4,69

 

8,56

          5,86

7

TTT

9,83

0,5

1,28

6,29

 

5,25

          4,63

8

VNG

1,06

0,92

0,09

0,1

 

0,1

          0,45

                   

Cũng tương tự như phân tích các chỉ tiêu khác, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các công ty nhóm ngành này niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước, trong mùa dịch và sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát cũng có sự khác biệt. Trong cả giai đoạn tỷ suất này chỉ có công ty có mã DSN là có tỷ suất khá cao, bình quân 28,73%, có nghĩa 100 đồng đầu tư vào tổng tài sản thì thu được lợi nhuận 28,73 đồng. Có 2 công ty có mã OCH và NVT có tỷ suất này âm, do hoạt động kinh doanh bị lỗ mạnh ở giai đoạn năm 2021, 2022 và 2023. Tỷ suất sinh lời của chỉ số này thấp nhất là năm 2021 là âm 6,16% và âm 18,99%.

4. Kết luận

Bài viết đã cho thấy bức tranh tổng quát 7 chỉ số đánh giá về khả năng sinh lời của các công ty dịch vụ, ăn uống và lưu trú niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2019 đến năm 2023), là giai đoạn trước, trong và sau dịch Covid-19. Qua các chỉ số phân tích cho thấy các công ty thuộc nhóm ngành được xem là ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, sau dịch trong giai đoạn phục hồi thì chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh Liên bang Nga và Ukraine, nhưng các doanh nghiệp cũng có lãi, các chỉ số sinh lời vẫn dương ở hầu hết các công ty, một số công ty có chỉ số ở mức cao trên 30%. Kết quả đạt được là do: chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp phát huy hiệu quả; sự năng động của các doanh nghiệp khi chuyển hướng thay đổi cơ cấu sản phẩm, phát triển du lịch nội địa; tâm lý của người dân sau dịch Covid-19 đã thay đổi tư duy, thời gian dài bị hạn chế đi lại, đã đi du lịch nhiều hơn.

Ngành Dịch vụ, ăn uống và lưu trú là ngành công nghiệp không khói, giải quyết công ăn việc làm và mang lại nguồn ngân sách đáng kể cho Việt Nam. Phát triển khối ngành này cho thấy cần có sự phát triển bền vững từ chính các công ty trong khối ngành này và chính sách của Nhà nước. Sự thay đổi nhanh chóng trong kế hoạch và chiến lược kinh doanh của nhà quản lý, cùng với chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước về tín dụng, thuế,… đã giúp cho các doanh có được mức sinh lời như trên.

Tài liệu tham khảo:

1. Taca (2021). Phân tích báo cáo tài chính. Nhà Xuất bản Tài chính,

2. Financial.vietstock.vn

Analyzing the profitability indicators of companies in the services, catering, and accommodation industry listed on Vietnam’s stock market

Ph.D Vo Thi Thuy Trang

Nha Trang University

Abstract:

This study analyzed the profitability indicators of eight companies in the services, catering, and accommodation industry listed on Vietnam’s stock market in the period 2019–2023. The study’s data about these companies was collected from finance.vietstock.vn. The study analyzed seven profitability indicators of these companies to help stakeholders understand the overall picture of the profitability of companies in the services, catering, and accommodation industry.

Keywords: profitability, service industry, food and beverage, accommodation.