Thành lập năm 2018, Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp kênh 10 ấp Minh Kiên, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng đã có những hiệu quả nhất định. Thành viên Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp kênh 10 ấp Minh Kiên ngày càng thể hiện sự phấn khởi khi tham gia kinh tế tập thể. Có thể nói đây là một trong những mô hình HTX điển hình của cả tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng.
Từ ngày bước vào hoạt động, đến nay Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp kênh 10 ấp Minh Kiên đã giúp cho thành viên có được đầu ra nông sản ổn định, thành viên an tâm sản xuất. Mặc khác, Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp kênh 10 ấp Minh Kiên góp phần đáng kể trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Sở Công Thương Kiên Giang phối hợp Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, phòng Kinh tế và hạ tầng huyện U Minh Thượng và các đơn vị có liên quan tổ chức đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sợi chuối” cho Hợp tác xã Sản xuất Dịch vụ Nông nghiệp Kênh 10. Ngày Sáng ngày 24/10/2023, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Kiên Giang đã tổ chức nghiệm thu đề án theo quy định.
Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sợi chuối” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 06/4/2023, có tổng kinh phí đầu tư là 507.600.000 đồng, trong đó, kinh phí khuyến công địa phương năm 2023 hỗ trợ là 253.800.000 đồng, vốn đối ứng của cơ sở thụ hưởng là 253.800.000 đồng để đầu tư mới máy móc thiết bị gồm: 01 máy xẻ thân chuối; 01 máy tách sợi thủ công; 01 máy tách sợi tự động và 01 máy làm sạch sợi.
Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp , việc hỗ trợ đầu tư mới máy móc tiến tiến từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương giúp cho Hợp tác xã có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị mới, hiện đại vào sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sợi chuối và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu chuối tự trồng và có sẵn tại địa phương.
Qua đó, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; tăng doanh thu, lợi nhuận hàng năm; giải quyết việc làm ổn định và cải thiện cuộc sống của người lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 6-7 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, tiếp tục duy trì, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Bà Trần Thị Vỹ, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất Dịch vụ Nông nghiệp Kênh 10, những cây chuối xiêm được chọn cho vào máy xẻ làm 4, sau đó bẹ chuối được tách ra, đưa vào máy ép cho mềm rồi mang phơi nắng. Sau khoảng 4 ngày phơi, kiểm tra, thấy bẹ chuối khô và có độ dai vừa phải thì bó lại làm nguyên liệu đan lát.
Tiếp sau khâu sản xuất bẹ chuối, có thể đan các sản phẩm như giỏ xách, nón... Kết quả thu được là rất tốt, nên chị quyết định xây nhà xưởng, thuê nhân công để khởi nghiệp. Các sản phẩm làm từ thân cây chuối bền hơn, giữ được hình dáng ban đầu, thấm màu nhanh và không bị phai khi sử dụng. Đặc biệt, các sản phẩm làm từ bẹ chuối khô còn thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc tận dụng nguồn phế phẩm này còn để nâng cao giá trị kinh tế cho người canh tác, từng bước giữ gìn môi trường sống xanh.