Chuyên đề & Sự kiện / Bộ Công Thương công bố Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam
-
Phát triển mạng lưới hợp tác xã mua bán
Mạng lưới hợp tác xã mua bán được củng cố trong thời bình đã phát triển nhanh chóng trong thời chiến. Năm 1965 có 8.485 hợp tác xã mua bán, lên đỉnh cao 10.628 hợp tác xã mua bán vào năm 1968 sau đó, giảm dần ở thời kỳ khôi phục kinh tế những năm 1973 - 1975, với 9.023 hợp tác xã mua bán năm 1975.
-
Kỳ tích của Chi cục Vận tải khu 4: Trên 33,5 triệu tấn/km đường vận chuyển trong 4 năm
Để vận chuyển hàng nghìn tấn hàng cho các tỉnh, trong 4 năm các đồng chí cán bộ, nhân viên Chi cục Vận tải Khu 4 đã phải thực hiện gần 4.000 tấn bốc xếp, gần 2.700 tấn chuyển tải, tổng cộng 33.589.870 tấn/km đường vận chuyển.
-
Bộ Vật tư ra đời: Củng cố thêm mạch máu lưu thông Bắc – Nam
Ngày 01/8/1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Bộ Vật tư; tiếp đó, ngày 19/8/1969, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146/CP quy định chức năng và bộ máy của Bộ này. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Vật tư trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đảm bảo đời sống sản xuất cho nhân dân.
-
Ngành Công Thương hỗ trợ công nghiệp địa phương
Nhờ sự hỗ trợ của các bộ quản lý ngành Công Thương, giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương tăng nhanh chóng. Lấy chỉ số giá trị năm 1960 là 100%, thì năm 1965 bằng 148%, năm 1975 là 287%.
-
Thời kỳ nào tỷ trọng vốn đầu tư Nhà nước cho công nghiệp vượt ngưỡng 50%?
Bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển công nghiệp (1955-1957), phương châm của Đảng và Chính phủ là phải dựa vào sức mình là chính, sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mời chuyên gia nước bạn sang hướng dẫn hoặc gửi cán bộ, công nhân đi học tập ở nước ngoài.
-
Bảo đảm dòng điện, nguồn cung xăng dầu, vật tư, nguyên liệu thời chiến
Lưới lửa phòng không tầm thấp, tầm cao của cán bộ, công chức, tự vệ các xí nghiệp, nhà máy ngành Công Thương không những góp phần cùng quân và dân miền Bắc đập tan các cuộc tập kích đường không chiến lược của Không quân Hoa Kỳ, mà còn bảo đảm cho dòng điện, nguồn xăng dầu, vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng lưu thông mạnh mẽ trên thị trường.
-
3 nguồn hàng chính của thương nghiệp thời bao cấp
Đây là 3 nguồn hàng quan trọng, được tập trung cao độ vào thương nghiệp quốc doanh; góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; thị trường giá cả bình ổn; hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú hơn, việc mua bán dễ dàng, thuận tiện hơn.
-
Mạng lưới mậu dịch quốc doanh được hình thành thế nào?
Từ chỗ chỉ có một Sở Mậu dịch Trung ương trong thời kỳ kháng chiến, đến năm 1957 đã có 10 tổng công ty ngành hàng với trên 900 cửa hàng rải khắp các địa phương ở miền Bắc.
-
Cải tiến kế hoạch hoá xí nghiệp những năm 1965-1975
Cùng với việc bảo vệ sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, những năm 1965 - 1975 công nghiệp có những bước cải tiến quan trọng ở cấp cơ sở trong thể chế quản lý xí nghiệp.
-
Ngoại thương phục vụ mở rộng quy mô sản xuất
Hoạt động nhập khẩu đã cung cấp thiết bị để khôi phục và mở rộng xây dựng mới hàng trăm nhà máy xí nghiệp. Trong vòng 10 năm (1965- 1975), nhờ các mặt hàng nhập khẩu thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, Nhà nước đã tiến hành bổ sung, trang bị thêm cơ sở vật chất cho các nhà máy, xí nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất.
-
Tháng 8 năm 1969: Có 7 Bộ quản lý ngành Công Thương
Tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, thành lập thêm Bộ Lương thực - Thực phẩm và Bộ Vật tư. Như vậy, cùng với các Bộ: Công nghiệp nhẹ, Nội thương, Ngoại thương, có 7 bộ quản lý ngành Công Thương.
-
Dự đoán thiên tài của Bác Hồ và sự chuyển hướng kinh tế miền Bắc
Cùng với dự đoán thiên tài của Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp Hội nghị lần thứ 11 (đặc biệt) về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đã quyết định chuyển hướng kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến.
-
Tổ chức hoạt động ngoại thương những năm đầu giải phóng miền Bắc
Trên phương diện kinh tế đối ngoại, ta đã thực hiện phương châm không ngừng củng cố và phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước ngoài xã hội chủ nghĩa, thuộc thế giới thứ 3, như Nam Á, Bắc Phi, Trung Cận Đông...
-
Năng lực một số ngành công nghiệp trong kế hoạch 5 năm 1961-1965
Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 1961-1965, năng lực của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp trung ương được nâng lên rõ rệt, đã cung cấp cho nền kinh tế một khối lượng lớn những sản phẩm tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng quan trọng: điện, than, gang, máy cắt gọt kim loại, động cơ điện…
-
Cách thương nghiệp quốc doanh ngày xưa nắm bán buôn, bán lẻ
Với nhiều chính sách phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh và nắm lực lượng hàng hoá theo những cách thức trên, mậu dịch quốc doanh vào hồi thập niên 60, 70 của thế kỷ trước đã nắm phần lớn tỷ trọng bán buôn và bán lẻ.