Tái cơ cấu sản xuất công nghiệp, đón đầu làn sóng FDI giai đoạn hậu dịch bệnh

Theo Bộ Công Thương trong thời gian tới, cần tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tái cơ cấu ngành hàng sản xuất kinh doanh.

Theo Bộ Công Thương trong thời gian tới, cần tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tái cơ cấu ngành hàng sản xuất kinh doanh.

Việt Nam sẽ có cơ hội đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài rất lớn sau khi kết thúc dịch bệnh nếu có các chính sách thu hút FDI phù hợp. Theo Bộ Công Thương, cần tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tái cơ cấu ngành hàng sản xuất kinh doanh. Trong đó, trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ và ngay từ bây giờ cần tập trung tái cơ cấu các chuỗi liên kết để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo lớn như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ... theo hướng bền vững.

Duy trì các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp liên thông sản xuất kinh doanh

Hiện nay, tình hình hoạt động nhập khẩu tại các cửa khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc đã có nhiều cải thiện so với trước đây. Tuy nhiên, lưu lượng hàng hóa nhập khẩu - trong đó có các mặt hàng nguyên phụ liệu - vẫn còn mất khá nhiều thời gian để tiến hành thông quan do bắt buộc phải áp dụng các biện pháp kiểm dịch. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, cần tiếp tục xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới có giới hạn, tập trung hỗ trợ hơn nữa trong việc giảm thời gian, chi phí thông quan cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo tiến độ sản xuất, kinh doanh - đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử, ô tô, dệt may, da - giày...

sản xuất công nghiệp
Bộ Công Thương triển khai thực hiện việc giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp do tác động của dịch Covid-19

Bộ Công Thương đề xuất đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, tài chính cho doanh nghiệp công nghiệp, bảo đảm duy trì hoạt động của doanh nghiệp và duy trì việc làm. Đồng thời, tập trung các giải pháp tái cơ cấu, đa dạng hoá nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất.

Qua đó, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da - giày (là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu) tăng cường sản xuất, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (đặc biệt là các doanh nghiệp FDI) để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa.  Duy trì ổn định các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Việt Nam có lợi thế như cao su, xơ, sợi..., tập trung phát triển các loại vật liệu cơ bản như thép cán nóng, thép chế tạo, vải, các loại vật liệu mới để bảo đảm tự chủ nguồn nguyên vật liệu trong nước, thay thế một phần nguồn nhập khẩu.

Nhằm thu hút các dự án dệt nhuộm lớn để sản xuất sợi, vải đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTA, Bộ Công Thương chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài kết nối mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm và công nghệ cao đầu tư vào ngành dệt nhuộm trong nước. Hiệp hội ngành hàng phát huy hơn nữa trong việc mời gọi đầu tư, kết nối với các địa phương vẫn đang đón nhận các dự án đầu tư dệt nhuộm để giới thiệu và thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm nhằm đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Triển khai thực hiện việc giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19

Phối hợp với các địa phương phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; hạn chế xuất khẩu những mặt hàng trong nước có nhu cầu (như quặng sắt)  nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
Bộ Công Thương khẳng định, trong thời gian tới, cần tập trung tiến hành các giải pháp dài hạn để tăng tính độc lập, tự chủ cho các ngành sản xuất trong nước

Tập trung giải pháp dài hạn, tăng tính tự chủ cho ngành sản xuất

Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của các ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài, khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp, dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.

Bộ Công Thương khẳng định, trong thời gian tới, cần tập trung tiến hành các giải pháp dài hạn để tăng tính độc lập, tự chủ cho các ngành sản xuất trong nước. Theo đó, cần thống nhất nguồn lực từ Trung ương đến địa phương tập trung đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép cán nóng, sản xuất vải, dệt nhuộm hoàn tất vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu, hạn chế tối đa tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất trong trường hợp có các biến động bất ngờ về kinh tế, chính trị và xã hội từ khu vực.

Bộ Công Thương cần có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng khu công nghiệp có xử lý nước thải tập trung để các doanh nghiệp có dự án đầu tư dệt nhuộm có địa chỉ để có thể đăng ký đầu tư. Tăng cường thúc đẩy xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm trong ngành da giầy. Nghiên cứu xây dựng trung tâm trao đổi hoặc sàn giao dịch hàng hóa về nguyên phụ liệu da giầy.

Đặc biệt, các địa phương cần chú trọng xây dựng và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai các chương trình phát triển công nghiệp tại địa phương trên cơ sở phù hợp với tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Hiện nay, mặc dù hầu hết các địa phương đều có định hướng phát triển công nghiệp, tuy nhiên nguồn lực thực thi hầu như rất hạn chế, chưa được quan tâm, chưa đi vào thực chất.

Phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược có lợi thế cạnh tranh; thúc đẩy công nghiệp chế biến thực phẩm. Thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng trên cơ sở đổi mới sáng tạo, công nghệ, năng lực quản trị và chuyển đổi số, đặc biệt là trong chế biến, chế tạo của khu vực doanh nghiệp Việt.

công nghiệp hỗ trợ
 Cần khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp

 

6 đề xuất thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Trong báo cáo gửi về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Hội nghị Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong thời gian tới. Cụ thể gồm :

 Sớm thông qua Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để có căn cứ xây dựng các chính sách lớn và tổ chức triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương các giải pháp phát triển ngành. Nghị quyết được thông qua sẽ tạo điều kiện để các Bộ, ngành và địa phương thống nhất triển khai hiệu quả các chính sách nền tảng, đột phá nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong thời gian giới, với mục tiêu nâng cao sự tự chủ cho các ngành sản xuất nền tảng, cơ bản của đất nước.

Các ngành công nghiệp hầu hết có đặc thù đòi hỏi nhiều vốn, đầu tư ban đầu lớn, thời gian quay vòng vốn dài, vốn luân chuyển chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp so với nhiều ngành kinh tế khác, do đó, cần có các chính sách tín dụng ưu đãi đủ mạnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng hiệu quả phục vụ sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ cần quyết liệt chỉ đạo ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng và Chính phủ, với cơ chế sử dụng nguồn vốn thương mại lãi suất thấp do ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất (khoảng 3%/năm) trong một thời hạn nhất định.

Sửa đổi quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng về việc hoàn thuế giá trị gia tăng có thời hạn (không thực hiện hoàn thuế theo phương pháp khấu trừ như hiện nay) đối với máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Sớm xem xét thống nhất phương án sửa đổi quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa đối với sản phẩm ô tô sản xuất trong nước nhằm duy trì và từng bước phát triển công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô tại Việt Nam, trình Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp gần nhất.

Kiến nghị Quốc hội sớm xem xét, sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều luật về thuế theo hướng đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng ở mức 0 – 5% để giảm khó khăn do doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Đề xuất Chính phủ xem xét, thông qua Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chính sách phát triển công nghiệp để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng các chuỗi cung ứng mới.

Đăng Huy