Đây là số lượng chữ ký lớn nhất từ trước đến nay mà Ban tổ chức Chương trình nhận được từ các tỉnh, thành, doanh nghiệp... trên cả nước trong suốt thời gian qua. Gần 23.000 chữ ký này chứng minh một điều, Chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm” đã thực sự lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng đến nhiều triệu người trên cả nước.
Chia sẻ với phóng viên về con số ấn tượng trên, đại diện Sở Công Thương Thái Bình cho biết, để hưởng ứng Chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm”, thời gian qua, Sở đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông mới, vận động đông đảo người dân cùng 100% tiểu thương tại các chợ tham gia ký tên hưởng ứng Chương trình.
Theo đó, Sở đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) đến UBND các huyện, thành phố để cập nhật thông tin kịp thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh.
Để hưởng ứng Chương trình, Sở Công Thương Thái Bình đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trườngBên cạnh đó, Sở còn chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về ATTP.
Để hưởng ứng Chương trình một cách sâu rộng, thiết thực, đối tượng mà Sở hướng đến chính là các tiểu thương đang kinh doanh thực phẩm tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh bởi đây chính là những người trực tiếp sản xuất và phân phối nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 241 chợ. Trong đó có 3 chợ loại I, 40 chợ loại II và 198 chợ loại III. Do vị trí địa lý nên các chợ phân bố nhỏ lẻ, trải dài khắp tỉnh thành, vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP gặp rất nhiều khó khăn. Để huy động chữ ký cũng như kêu gọi người dân hưởng ứng Chương trình, Sở đã cử các đoàn cán bộ xuống từng chợ, cơ sở sản xuất để tuyên truyền, kêu gọi các tiểu thương ký tên trực tiếp và cam kết kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, đại diện Sở Công Thương Thái Bình cho biết thêm.
Với gần 23.000 người tham gia ký tên trực tiếp, Thái Bình hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng chữ ký hưởng ứng Chương trìnhHuyện Vũ Thư và huyện Quỳnh Phụ là hai địa bàn trọng điểm, là trung tâm phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thái Bình với nhiều dự án thành lập khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt, nơi đây quy tụ hệ thống các chợ lớn, chợ đầu mối phân bổ hàng hóa cho các huyện, thị, vùng lân cận, do đó, công tác kiểm tra vệ sinh ATTP tại 02 địa bàn này luôn được chú trọng.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Ban quản lý chợ Thông, xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư chia sẻ: chợ Thông được xây dựng nhằm mục tiêu tạo điểm mua bán đáng tin cậy với các sản phẩm được bày bán đảm bảo ATTP, vì sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, để tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng, cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn về kinh doanh vệ sinh ATTP, các mặt hàng thực phẩm, hàng tươi sống và các mặt hàng đã qua chế biến vào chợ đều có bản cung cấp thông tin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; Rau, củ, quả lấy từ các điểm sản xuất rau an toàn, rau sạch.
Hiện chợ có hơn 1000 tiểu thương đang kinh doanh, mua bán với khoảng 30 nhóm hàng. Thời gian tới, Ban quản lý chợ sẽ siết chặt đầu vào thực phẩm, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn từ nơi sản xuất, lò giết mổ. Cơ sở không đạt sẽ thông báo công khai để người tiêu dùng biết, từ đó hạn chế nguồn thực phẩm trôi nổi, kém chất lượng vào chợ.
“Khi kinh doanh, buôn bán ở chợ Thông, tiểu thương phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn. Những tiểu thương nào không tuân thủ, Ban quản lý chợ sẽ có những hình thức xử phạt, ngăn chặn để đảm bảo nơi đây là địa điểm buôn bán uy tín cho người tiêu dùng”, đại diện Ban quản lý chợ Thông nhấn mạnh.
Không chỉ tiểu thương tại các chợ, nhiều công chức, viên chức, người lao động tại Sở Công Thương Thái Bình cũng như các đơn vị trực thuộc đều nhiệt tình ký tên trực tiếp hưởng ứng Chương trình. Cụ thể, đã có 85 cán bộ, nhân viên tại Sở và 72 cán bộ tại Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh ký tên trực tiếp. Đồng thời, tích cực tham gia tìm hiểu các truyền thông về an toàn thực phẩm của Chương trình tại trang Website www.antoanthucphamhd.vn hay Fanpage Hành động vì an toàn thực phẩm.
Không dừng lại ở đó, cán bộ, người lao động tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng được Sở Công Thương vận động cùng tham gia hưởng ứng ký tên trực tiếp và trực tuyến song song với việc chủ động cập nhật thông tin về an toàn thực phẩm trên các kênh truyền thông đa phương tiện của Chương trình.
Để tiếp tục hưởng ứng Chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm”, Sở Công Thương Thái Bình cam kết tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn rà soát, nắm bắt tình hình, hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.
Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng các quy định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được tăng cường hơn nữa nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành quản lý.
Triển khai từ tháng 12/2017, Chương trình “Hành động vì an toàn thực phẩm” với Chiến dịch “Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm” đã thu hút được đông đảo sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của dư luận, cho thấy sức nóng mà vấn đề này mang lại trong thời gian ngắn.
Trong năm 2018, Chương trình sẽ tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện quy mô toàn quốc như Tọa đàm “Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn”, Lễ công bố “Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm”,… nhằm lan tỏa rộng rãi hơn nữa thông điệp “Hành động vì an toàn thực phẩm”.
Tham gia ký tên vì an toàn thực phẩm ngay tại Website www.antoanthucphamhd.vn và Fanpage Hành động vì an toàn thực phẩm hoặc ký tên trực tiếp và gửi về cho Ban Tổ chức Chương trình - Tạp chí Công Thương tại Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Dự kiến Lễ Công bố "Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm" sẽ được tổ chức vào cuối tháng 7/2018 tại phố đi bộ Hồ Gươm - Hà Nội, với sự tham gia của lãnh đạo các cấp, doanh nghiệp, nhiều gương mặt nghệ sĩ nổi tiếng và hàng nghìn người dân Thủ đô.
CÁC ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
KÝ TÊN HƯỞNG ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH “HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM”
Tên
Số lượng chữ ký
Tên
Số lượng chữ ký
Sở Công Thương
85
Hệ thống chợ tại huyện Đông Hưng
2.050
Chi Cục QLTT
72
Hệ thống chợ tại huyện Hưng Hà
945
Hệ thống chợ tại huyện Vũ Thư
4.085
Hệ thống chợ tại huyện Quỳnh Phụ
4.036
Hệ thống chợ tại TP. Thái Bình
2.906
Hệ thống chợ tại huyện Tiền Hải
2.741
Hệ thống chợ tại huyện Kiến Xương
2.548
Hệ thống chợ tại huyện Thái Thụy
2.861
Hơn 30 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh
222