Tham gia thị trường cacbon: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Sáng nay, ngày 13/12/2016, tại Hà Nội, Báo Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổ

Hội thảo đã nghe các tham luận về “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua thị trường tín chỉ cacbon: Cơ hội và thách thức”; “Chính sách đổi mới sáng tạo phục vụ tăng trưởng xanh ở Việt Nam”; “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”; “Doanh nghiệp với trọng trách ứng dụng KHCN, giảm phát thải nhà kính vì mục tiêu phát triển xanh, bền vững”; “Kinh nghiệm ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) và khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với BĐKH”… qua đó có cái nhìn toàn cảnh về tình hình đổi mới sáng tạo ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay.

Theo Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) quốc gia các năm 1994, 2000 và 2010 và là quốc gia đứng thứ 31 về lượng phát thải KNK. Dựa trên các kết quả kiểm kê KNK và các nghiên cứu về tiềm năng giảm nhẹ phát thải đã được thực hiện, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã được ban hành, Việt Nam đã đệ trình Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định lên UNFCCC, trong đó cam kết mức giảm phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) là 8% vào năm 2030 và sẽ tăng lên 25% nếu có thêm hỗ trợ quốc tế. Khi xây dựng mục tiêu giảm nhẹ này, Việt Nam đã tính đến phương án giảm phát thải thông qua xây dựng và vận hành thị trường cacbon nội địa.

Giảm phát thải KNK thông qua thị trường cac bon tại Việt Nam thực chất đã được triển khai từ khi Việt Nam tham gia Cơ chế phát triển sạch CDM thuộc Nghị định thư Kyoto. Việt Nam cũng đã xây dựng các Hoạt động giảm nhẹ phù hợp với điều kiện quốc gia NAMA trong các lĩnh vực chất thải rắn, sản xuất thép, phân bón, I măng, điện gió và bioga cho vùng nông thôn cũng như đang xây dựng các chính sách, hành lang pháp lý cho việc thực hiện NAMA, trong đó có NAMA tạo tín chỉ tại Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cũng đã hợp tác cùng Nhật Bản trong cơ chế tín chỉ chung - JCM, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ cả hai nước có thể trao đổi tín chỉ và giúp Việt Nam có thêm các lựa chọn về chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản.

Hiện nay, Việt Nam đang thí điểm xây dựng thị trường cacbon tại Việt Nam thông qua Dự án sắp được triển khai về thí điểm xây dựng thị trường cacbon tự nguyện cho ngành Thép; Nghiên cứu tính khả thi của các công cụ thị trường đối với lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Tăng cường năng lực quản lý và vận hành thị trường cacbon cũng như áp dụng các công cụ thị trường cho các cơ quan liên quan. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các cơ chế tín chỉ song phương, đa phương và thị trường cacbon quốc tế, đồng thời thúc đẩy quá trình thay đổi công nghệ với chi phí vừa phải với nguồn thu từ bán các tín chỉ cacbon, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho các công nghệ phát thải cacbon thấp, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên, do giảm nhẹ phát thải KNK là một lĩnh vực tương đối mới mẻ đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng và triển khai sẽ gặp phải một số khó khăn, nên để nắm bắt các cơ hội, chính phủ Việt Nam cần phải đẩy mạnh giải quyết các thách thức, nghiên cứu kỹ lưỡng việc thí điểm đối với các lĩnh vực được lựa chọn trong dự án VN-PMR nhằm tạo tiền đề mở rộng ra các lĩnh vực khác.

Việc phát triển thị trường cacbon sẽ góp phần quan trọng giúp Việt Nam thực hiện được các cam kết đã đưa ra trong INDC và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hướng tới một xã hội phát thải thấp và bền vững.