3 yếu tố quan trọng để thu hút FDI tiếp tục khởi sắc trong năm 2023, theo Cục Đầu tư nước ngoài gồm (i) kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm 2022; (ii) nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư; và (iii) khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do.
Nhận định về kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2022, ông Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định, các động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2022 gồm thể chế, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nói về năm 2023, ông vẫn cho rằng, 3 yếu trên (thể chế, tiêu dùng và xuất khẩu) là động lực cho tăng trưởng.
Như vậy có thể thấy, thu hút FDI năm 2023 này, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư, thì 2 yếu tố còn lại gồm kết quả tăng trưởng kinh tế và khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do là những yếu tố cũ cần được tiếp tục phát huy.
Cải thiện môi trường đầu tư
Thu hút FDI trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư, câu chuyện không chỉ ở tạo hành lang pháp lý minh bạch, thông thoáng, mà còn ở quyết tâm của Chính phủ trong đưa ra các chính sách, giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì mặt bằng tỷ giá, lãi suất hợp lý, giúp doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng kiểm soát kế hoạch kinh doanh của mình, từ đó tạo thuận lượi thu hút FDI.
Kết quả khảo sát nhanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thực hiện trong tháng 9/2022, cho thấy những thông tin tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, có 76% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ (như về miễn, giảm thuế, phí, bình ổn giá, giấy phép lao động, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách hỗ trợ người lao động, hỗ trợ tiêm vaccine COVID-19…) ở mức trung bình và cao. Trong đó, các chính sách được đánh giá hiệu quả nhất trong thu hít FDI là: miễn, giảm thuế VAT; chính sách về bình ổn giá xăng dầu, cải thiện thủ tục cấp giấy phép lao động và thông quan, chính sách xuất nhập khẩu và hỗ trợ người lao động.
Duy trì đà tăng trưởng kinh tế
Đà tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lươi thế thu hút FDI. Trong duy trì đà tăng trưởng từ tiêu dùng nôi địa được xác định là phối hợp với các Bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết; chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường; phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong công tác điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá nhằm tránh gây tác động cộng hưởng và tâm lý chung tới thị trường hàng hóa khiến CPI tăng sốc; phối hợp cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị truyền thông chú trọng cung cấp thông tin đầy đủ đến người dân về tình hình nguồn cung hàng hóa… để tạo tâm lý ổn định cho người tiêu dùng, xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng; hỗ trợ các địa phương tích cực thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030” (theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ); tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan nhằm tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế. Chú trọng tổ chức triển khai các Chiến lược, Chương trình, Đề án có liên quan nhằm hỗ trợ cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế.
Khai thác hiệu quả thị trường FTAs
Tận dụng cơ hội từ các FTAs để đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu gồm nhiều nội dung như tiếp tục chủ trì đôn đốc, phối hợp với các đơn vị và Bộ, ngành trong việc sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm thực thi cam kết trong FTAs đã thực thi: CPTPP, EVFTA và UKVFTA… Cùng với đó, trong các Hiệp định đang đàm phán, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng phương án và tham dự các phiên đàm phán tiếp theo trong khuôn khổ Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA, và FTA giữa Việt Nam và I-xra-en để sớm kết thúc đàm phán trên cơ sở cân bằng lợi ích của các bên; tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, đơn vị có liên quan trong việc nghiên cứu về khả năng đàm phán FTA giữa Việt Nam và UAE; tiếp tục phối hợp với các đơn vị và Bộ, ngành xây dựng phương án của Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada, hoàn tất đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ốt-xtrây-lia - Niu Di-lân (AANZFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) và rà soát, nâng cấp các FTA ASEAN + khác theo hướng đảm bảo lợi ích của Việt Nam và ASEAN.
Hướng tới 3 yếu tố: (i) duy trì tăng trưởng kinh tế; (ii) nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư; và (iii) khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, khả năng thu hút FDI từ 36-38 tỷ USD, tăng trên 30% so với năm 2022 là điều hoàn toàn khả thi.