Thương mại điện tử Việt Nam: "Mỏ vàng" mới ở Đông Nam Á

Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD.

Thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ

Người ta thường nói, khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác sẽ mở ra. Đặt trong bối cảnh hiện nay, có thể điền tên cánh cửa đóng lại làParksonvà cánh cửa khác mở ra làAmazon. Vậy cả hai cánh cửa này dẫn tới con đường nào? Bảng tên của con đường chắc hẳn đề 4 chữ "thương mại điện tử".

Parkson đã thiếu tích hợp thương mại điện tử trong kinh doanh thành ra khó thu hút được người tiêu dùng đến với họ. Còn tại sao Amazon lại chọn Việt Nam thành điểm đến thứ 2 tại thị trường Đông Nam Á sau Singapore?.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020. Trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD.

Tỷ phú Jack Ma từng ví thương mại điện tử tại Việt Nam như một mỏ vàng. Mỏ vàng này đang được khai thác ra sao? Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas, Central Group mua lại Zalora, Shopee nhận được khoản đầu tư 500 triệu USD từ Tencent, còn tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc vừa rót tiền đầu tư chiến lược vào trang Tiki.

Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng Internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Vốn ngoại sẽ tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ cho thương mại điện tử Việt Nam

Sendo hợp tác với 3 nhà đầu tư Nhật Bản, Lazada nhận 1 tỷ USD từ Alibaba và Tiki.vn bắt tay với JD.com.Các tay chơi lớn trong lĩnh vựcthương mại điện tửtại Việt Nam đều rộng cửa đón dòng vốn ngoại. Thực tế này cũng cho thấy, sức hấp dẫn của Việt Nam - thị trường được đánh giá là có mức tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới.

Tốc độ phát triểnthương mại điện tử Việt Namnăm 2017 tại Việt Nam đã vượt xa dự đoán của Google lên đến 40-50%. Những con số tăng trưởng vượt xa dự báo chính là nhân tố hút làn sóng đầu tư từ nước ngoài mạnh mẽ hơn. Những doanh nghiệp khai phá thị trường, xây dựng hệ thống tốt sẽ có ưu thế lớn.

Nhiều chuyên gia dự đoán, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào thị trường ngách.

Với sự đầu tư và tiềm lực từ các tên tuổi ngoại được cho là sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử rất nhanh. Tuy nhiên, chuyên gia cũng nhận định, làn sóng đầu tư này còn cho thấy, thương mại điện tử trong tương lai chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn.


Theo Nhipcaudautu