Tổng hợp giá dầu thực vật ngày 31/12/2013

Năm 2013 đã đánh dấu năm đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây, giá dầu cọ tăng lên. Nguyên nhân, sản lượng dầu cọ từ nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới – Indonesia giảm xuống trong khi nhu cầu sử

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 31/12/2013, giá dầu cọ giao tháng 3/2014 trên Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh Bursa Malaysia đã tăng 0,2% lên mức 2.635 Ringgit (802 USD)/tấn; qua đó nới rộng mức tăng giá của dầu cọ lên mức 8% trong năm 2013.

Theo ông Dorab Mistry, giám đốc công ty Godrej International Ltd., sản lượng dầu cọ của Indonesia có thể giảm 500.000 tấn xuống còn 27,5 triệu tấn trong năm 2013, và sẽ phục hồi trở lại, đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2014. Năm 2013 có thể sẽ là năm đầu tiên, sản lượng dầu cọ của Indonesia giảm xuống – theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Sự sụt giảm sản lượng dầu cọ của Indonesia và nhu cầu nhiên liệu sinh học gia tăng đã đẩy giá dầu cọ tăng lên kể từ tháng 11/2013.

Ông Prathamesh Mallya, chuyên gia phân tích tại AnandRathi Commodities Ltd. (Ấn Độ) nhận định: “Nhu cầu sử dụng dầu cọ trong sản xuất thực phẩm cũng như sản xuất nhiên liệu sinh học trong năm 2013 đã tăng cao lên. Việc sản lượng dầu cọ của Malaysia trong năm 2014 có thể giảm xuống do mưa sẽ có khả năng đẩy giá dầu cọ tăng cao hơn nữa”. Theo ông Dorab Mistry, giá dầu cọ có thể tăng lên mức 3.000 Ringgit/tấn vào tháng 3/2014 do nhu cầu sử dụng dầu cọ tăng lên.

Trong ngày 31/12, hãng giám định thương mại Intertek đã cho biết, lượng dầu cọ xuất khẩu của Malaysia trong tháng 12/2013 chỉ đạt 1,43 triệu tấn, giảm 1,1% so với tháng 11/2013; Malaysia hiện là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới.

Giá dầu đậu nành giao tháng 3/2014 trên sàn CBOT (12 - 30/12)

Giá dầu đậu nành giao tháng 3/2014 tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã biến động nhẹ tại mức 38,95 cents/pound; giá đậu tương trên sàn CBOT đạt 13,0850 USD/giạ (27,2 kg), giảm nhẹ so với mức 13,0875 USD/giạ trong ngày 30/12.

Giá dầu đậu nành tinh luyện giao tháng 5/2014 trên sàn DCE (12 - 30/12)

Trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên – Trung Quốc (DCE), giá dầu cọ tinh luyện giao tháng 5/2014 đã giảm 0,5% xuống còn 6.036 NDT/tấn; giá dầu đậu nành cũng đã giảm 0,6% xuống mức 6.864 NDT/tấn.

Theo báo cáo triển vọng thị trường hạt có dầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng đậu tương của Ấn Độ trong năm 2013/14 được dự báo giảm xuống mức 11,8 triệu tấn, qua đó làm giảm sản lượng dầu đậu nành của Ấn Độ. Để bù đắp lại mức sụt giảm sản lượng của dầu đậu nành nội địa, USDA dự báo lượng dầu dậu nành được Ấn Độ nhập khẩu sẽ tăng lên mức 1,23 triệu tấn.

Đặng Quang (Theo Bloomberg)