Video khác
-
Ý tưởng sản xuất và phân phối hàng Việt của Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội chia sẻ, kể từ khi có Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Hội nảy ra ý tưởng tổ chức những hội nghị kết nối giao thương và phiên chợ để chị em trong Hội có cơ hội hợp tác phát triển sản xuất và phân phối hàng Việt.
-
Vincommerce bật mí bí quyết đưa hàng đến người tiêu dùng với giá cạnh tranh
Bà Dương Thị Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Vincommerce cho biết, Công ty sử dụng 1 phần doanh thu giúp các doanh nghiệp đối tác tái cấu trúc, cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến chất lượng để có giá thành rẻ hơn bán vào hệ thống Vinmart. Kết quả là giá bán đến người tiêu dùng cạnh tranh hơn.
-
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may chia sẻ kinh nghiệm chinh phục thị trường trong nước
Từ khi có Cuộc vận động "Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các doanh nghiệp dệt may tham gia vào nhiều hội chợ nhằm thay đổi nhận thức hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời chủ động thay đổi công nghệ, xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối để chinh phục thị trường trong nước.
-
VTV2 phát sóng Tọa đàm Sức sống mãnh liệt của hàng Việt
Tại Tọa đàm Sức sống mãnh liệt của hàng Việt Nam, MC Phí Thùy Linh cùng hai khách mời là bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương và ông Hoàng Thế Nhu - Giám đốc Điều hành Tổng Công ty May 10 đã có những trao đổi, chia sẻ xung quanh câu chuyện về các ưu thế của thị trường nội địa và hàng Việt, đặc biệt là mỗi cá nhân, tổ chức cần phải làm gì để “bức tường thành” này ngày thêm kiên cố hơn, bảo vệ nền kinh tế một cách hiệu quả nhất trước những làn sóng khủng hoảng.
-
Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất hàng Việt Nam
Tại Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án), bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã đưa ra những giải pháp hỗ trợ các DN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-
Vai trò của Bộ Công Thương trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Tại Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án) bà Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) đã đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong tổng thể chương trình.
-
Hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã cho rằng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án) đã mang lại những kết quả tích cực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội phục vụ đời sống của gần 100 triệu người dân Việt Nam.
-
Phát huy thế mạnh của các sản phẩm địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Ngày 11/8/2020, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, qua 5 năm triển khai, Chương trình đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên các địa bàn còn nhiều khó khăn.
-
[Thời sự VTV1] Nhận diện hàng Việt - Giải pháp kích cầu tiêu dùng
Tại Việt Nam, tỷ lệ hàng Việt luôn chiếm tới hơn 90% tại các siêu thị. 70% số người được hỏi đều cho biết ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất. Đó là kết quả triển khai Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2020. Giải pháp này đã hướng tới mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển hiệu quả và bình ổn thị trường cung cầu hàng hóa.
-
Màn trống hội khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2020
Tại Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2020 diễn ra tối 25/7, Đội trống hội Nhà hát Tuồng Việt Nam đã mang đến màn trình diễn trống hội đặc sắc, sôi động với sự tham gia của hơn 20 nghệ sĩ.
-
[VTV1] Bộ Công Thương tổ chức Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2020
Đây chính là hoạt động đẩy mạnh Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014-2020; và là 1 trong 4 nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ giao ngành Công Thương để kích cầu tiêu dùng nội địa, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khắc phục khó khăn sau dịch Covid-19.
-
[Truyền hình Nhân dân] Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2020
Thông điệp chính của Chương trình là vận động các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, phân phối tại địa phương thực hiện các hoạt động kích cầu, góp phần khôi phục và đẩy mạnh phát triển công nghiệp - thương mại trong giai đoạn mới phòng chống dịch Covid-19. Ngoài Lễ khởi động, Chương trình còn có các hoạt động để hưởng ứng kích cầu tiêu dùng, nhận diện hàng Việt Nam, kết nối hàng Việt Nam với nhiều hình thức phong phú, hiện đại.
-
[Truyền hình TTXVN] Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2020
Đây là một trong các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020; và là 1 trong 4 hoạt động trọng tâm, trọng điểm thuộc các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh diễn ra từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 của ngành Công Thương.
-
Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam đánh giá về "Tự hào hàng Việt Nam"
Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài đánh giá cao Bộ Công Thương đã chủ động triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ thành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại với mục tiêu nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới.
-
Các quy định, nội dung chủ tàu & ngư dân cần ghi nhớ (Phần 2): Trước khi ra khơi và cập cảng
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của chủ tàu cá, cộng đồng ngư dân khai thác về tầm quan trọng và nguyên tắc không sử dụng lao động trẻ em, về phòng chống khai thác IUU trong khai thác hải sản và hướng tới xây dựng Nghề cá bền vững, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) và VASEP triển khai hoạt động đồng hành, tuyên truyền thông qua 2 video ngắn.
-
Các quy định, nội dung chủ tàu & ngư dân cần lưu ý (Phần 1): Về lao động chưa thành niên trong khai thác hải sản
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của chủ tàu cá, cộng đồng ngư dân khai thác về tầm quan trọng và nguyên tắc không sử dụng lao động trẻ em, về phòng chống khai thác IUU trong khai thác hải sản và hướng tới xây dựng Nghề cá bền vững, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) và VASEP triển khai hoạt động đồng hành, tuyên truyền thông qua 2 video ngắn.
-
Tháo gỡ “nút thắt” kết nối doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
Mới đây, lần đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã ra mắt Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia.