Việt Nam - làm gì để giữ chân đối tác châu Âu?

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp (DN) châu Âu tham gia thị trường Việt Nam đã tạo động lực thúc đẩy thị trường Việt phát triển mạnh và tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường này. Kết quả cuộc khảo sát

 

Hơn 1/2 số DN châu Âu tham gia khảo sát thuộc ngành dịch vụ, 1/4 thuộc ngành sản xuất, phần còn lại là thương mại và các ngành khác. Các DN châu Âu tham gia cuộc khảo sát này thể hiện sự lo ngại gia tăng về tình hình kinh doanh hiện tại, sự lo ngại về mức độ lạm phát tăng và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô xét về tổng thể tại Việt Nam.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy trong 6 tháng qua, khoảng 1/5 DN phản hồi đã cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh sang một thị trường ASEAN khác. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức cạnh tranh đang gia tăng của các thị trường trong khu vực. Điều này càng được củng cố hơn thông qua đánh giá về vị thế của Việt Nam trong bối cảnh kinh doanh khu vực. 45% cho rằng các thị trường ASEAN khác là điểm đến cho kinh doanh tốt hơn Việt Nam, 37% cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam ở mức trung bình và chỉ có 18% cho rằng Việt Nam là mức hàng đầu. Tuy nhiên, hơn 80% phản hồi về vấn đề này chưa cân nhắc việc chuyển dịch kinh doanh, cho thấy phần lớn các DN hội viên vẫn trung thành với thị trường Việt Nam về mặt dài hạn.

Trước luồng thông tin này, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần ngay lập tức có những nghiên cứu để điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, duy trì và phát triển thế mạnh riêng của thị trường nước mình, sao cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng minh bạch, hấp dẫn và hiệu quả hơn, không chỉ giữ chân được các DN châu Âu, cũng như các DN ở khu vực kinh tế khác kinh doanh tại thị trường Việt Nam, mà còn thu hút thêm nhiều DN mới tới Việt Nam tham gia thị trường.