100 nghệ nhân được vinh danh Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

Lần đầu tiên, Bộ Công Thương tổ chức lễ phong tặng danh hiệu cao quý “Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ nhằm tôn vinh nghệ nhân có nhiều cống hiến từ 21 tỉnh thành t

Tối ngày 26/8/2016, tại thủ đô Hà Nội, Lễ phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân - Nghệ nhân Ưu tú” đã được tổ chức nhằm tôn vinh, biểu dương những người đã có công xây dựng, truyền nghề cho các thế hệ mai sau. Đồng thời tôn vinh các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Qua đó quảng bá, khuếch trương những tinh hoa, hình ảnh sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, nhằm tìm kiếm bạn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại Lễ vinh danhThứ trưởng Hoàng Quốc Vượng phát biểu trong Lễ vinh danh

Danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân được phong tặng cho 16 cá nhân với nghề thêu, gốm, thêu phục chế, hoa lụa, đậu bạc, chạm đồng, hoa khô, điêu khắc gỗ, chạm bạc, đồng, đúc đồng, điêu khắc đá.

84 cá nhân được xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú thuộc các nghề mộc mỹ nghệ, gốm, tranh dân gian Đông Hồ, điêu khắc, thêu ren, mây tre đan…


Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao bằng khen, vinh danh 16 Nghệ nhân Nhân dân 84 Nghệ nhân Ưu tú được vinh danh trong Lễ phong tặng năm 2016
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chụp hình lưu niệm với các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

Bên cạnh Lễ vinh danh, Triển lãm – Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ được tổ chức với quy mô 200 gian hàng, với 100% sản phẩm trưng bày là hàng thủ công mỹ nghệ và là hàng hóa Việt Nam, không có hàng hóa xuất khẩu nước ngoài.

Đặc biệt, Triển lãm – Hội chợ lần này cũng là dịp giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, đặc sắc của các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được phong tặng danh hiệu. Bên cạnh đó, Triển lãm – Hội chợ còn thu hút, trưng bày, giới thiệu, quảng bá những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, thủ công mỹ nghệ đến với người tiêu dùng; đồng thời tìm kiếm cơ hội phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường...

Các gian hàng tham gia triển lã, trưng bày sản phẩm tại Triển lãm - Hội chợ

Nghề tranh thêu đã có từ hàng trăm năm nay, việc lưu giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề luôn được các nghệ nhân duy trì và bảo tồn. Cô Phạm Thị Phụng (57 tuổi), cơ sở Tranh thêu tay truyền thống thuộc xã Bình Minh, huyện Nam Trực, Nam Định cho biết: “Năm 16 tuổi tôi đã biết thêu và gắn liền với nghề đến tận bây giờ. Trụ lại được với nghề là bởi sự đam mê, yêu thích và thật sự tâm huyết với nghề. Tranh thêu thủ công chủ yếu được làm do nhu cầu khách đặt chứ không bán tràn lan ra thị trường, vì vậy chất lượng luôn đảm bảo”.

Cô Phạm Thị Phụng, nghệ nhân tại cơ sở Tranh thêu tay truyền thống xã Bình Minh tâm sự về nghề

Với tâm huyết và lòng say nghề, những người thợ thủ công nơi đây luôn nỗ lực nâng cao tay nghề, đưa tranh thêu tay nổi tiếng Nam Trực vươn ra thị trường nội địa và hướng đến thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nghệ nhân Nguyễn Thị Nhâm, cơ sở Tranh thêu tay truyền thống huyện Nam Trực, Nam Định cũng trăn trở: “Những nghệ nhân trong làng có tay nghề thì thường tuổi đã cao, lớp trẻ của làng lại có rất ít người theo học nghề này. Trong khi đó, nghề thêu tay cần những người nắm vững và thành thạo cách làm, đòi hỏi thời gian dài học hỏi. Vì vậy, việc giữa nghề, phát triển nghề trong tương lai gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể, thu nhập từ nghề thêu tay truyền thống không cáo nên khó thu hút nhân tài...”.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Nhâm cả đời tâm huyết với nghề

Cùng chung những trăn trở của nghệ nhân Nguyễn Thị Nhâm, nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Ngọc Trọng, nghề khảm tam khí (Tam khí tức là được làm bằng 3 thứ kim loại: vàng, bạc và đồng) cũng chia sẻ: “Việc truyền nghề, giữ nghề gặp nhiều khó khăn, lớp trẻ không còn nhiều người đam mê với nghề khảm tam khí. Tôi có 4 người con nhưng cũng chỉ có người con út là nối nghiệp cha ông”.

Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng được vinh danh Nghệ nhân Ưu tú với nghề truyền thống khảm tam khí

Nhưng không vì thế mà ông tình yêu nghề của ông ít đi, ngược lại, ông luôn động viên con cháu giữ gìn, phát huy làng nghề. Bước sang tuổi bát tuần nhưng hàng ngày ông vẫn tay đe, tay búa tạo nên những sản phẩm khảm tam khí độc đáo, tinh xảo.


Hoàng Hòa - Quang Minh