TÓM TẮT:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần làm rõ việc lựa chọn phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử bằng thẻ tín dụng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai (VCB Đông Đồng Nai). Số liệu thu thập được thông qua khảo sát 335 khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng thẻ tín dụng. Kết quả hồi quy Binary logistic cho thấy các yếu tố: Chính sách ngân hàng (CS), Thái độ tiêu dùng (TD), Hữu ích (HI), Tiện lợi (TL), Chi phí sử dụng (CP), Xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt (XH) có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại VCB Đông Đồng Nai.
Từ khóa: giao dịch thương mại điện tử, thẻ tín dụng, khách hàng cá nhân, VCB Đông Đồng Nai.
1. Đặt vấn đề
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện đang là phương thức thanh toán phổ biến nhất của các giao dịch thương mại điện tử; phương thức thanh toán này hiện đang chiếm tới 90% tổng các món giao dịch cũng như doanh số bán hàng. Ưu điểm lớn nhất của việc thanh toán bằng thẻ tín dụng đối với khách hàng là được tiếp cận với thông tin về sản phẩm, dịch vụ và ngân hàng một cách nhanh nhất. Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ nhanh chóng, xây dựng được niềm tin trong tâm trí của khách hàng tiềm năng; nâng cao được doanh thu nhờ việc tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi cho khách.
Xuất phát từ thực tiễn cũng như mong muốn cung cấp cơ sở khoa học, nhóm tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại VCB Đông Đồng Nai.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Đã có rất nhiều lý thuyết liên quan về hành vi, quyết định sử dụng dịch vụ như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB), Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT).
Ngoài các lý thuyết nền, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan như: Suhana Mohamed và cộng sự (2016), Kalisa Alfred và cộng sự (2016), Arpita Khare (2011), Md. Nur Alam Siddik; Sajal Kabiraj (2018), Đặng Lâm Quỳnh Như (2018), Nguyễn Thị Thu Thanh (2019), Phạm Thị Phương Thảo (2019) và còn nhiều nghiên cứu khác.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết nền và các kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân (QD) bao gồm: Chính sách ngân hàng: Suhana Mohamed và cộng sự (2016), Đặng Lâm Quỳnh Như (2018); Thái độ tiêu dùng: Davis và cộng sự (1989), Ajzen (1991), Taylor và Todd (1995), Ali, Muhammad and Raza, Syed Ali(2015), Đặng Lâm Quỳnh Như (2018), Phạm Thị Phương Thảo (2019); Sự hữu ích: Vuong Duc Hoang Quan, Trinh Hoang Nam (2017), Nguyễn Thị Thu Thanh (2019); Sự tiện lợi: Arpita Khare (2011), Khare, A., Khare, A. and Singh, S. (2012), Ngô Thị Tuyết Mai (2016), Đặng Lâm Quỳnh Như (2018), Nguyễn Thị Thu Thanh (2018), Phạm Thị Phương Thảo (2019); Chi phí sử dụng: Shi Yu (2009), Ali, Muhammad and Raza, Syed Ali (2015), Kalisa Alfred và cộng sự (2016), Ngô Thị Tuyết Mai (2016), Đặng Lâm Quỳnh Như (2018), Nguyễn Thị Thu Thanh (2019), Phạm Thị Phương Thảo (2019); Xu hướng tiêu dùng không tiền mặt: Lê Thế Giới và Lê Văn Huy (2006), Đặng Lâm Quỳnh Như (2018); Nhân khẩu học: Arpita Khare (2011), Khare, A., Khare, A. and Singh, S. (2012), Khare và cộng sự (2012), Kalisa Alfred và cộng sự (2016), Vuong Duc Hoang Quan, Trinh Hoang Nam (2017), Md. Nur Alam Siddik; Sajal Kabiraj (2018).
Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện như Hình 1.
Hình 1: Mô hình đề xuất ban đầu
Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua khảo sát khách hàng đã và đang sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử tại VCB Đông Đồng Nai. Dữ liệu thu được tổng hợp, phân tích đánh giá thang đo thông qua kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, hồi quy Binary logistic.
Theo Tabachnick và Fidell (1996): kích thước mẫu phù hợp theo công thức: n ≥ 50 + 8p (n là cỡ mẫu, p là số lượng biến độc lập). Trong nghiên cứu này, số biến độc lập là 6 biến + 4 biến nhân khẩu học thì cỡ mẫu tối thiểu là 130 mẫu. Để đảm bảo số lượng mẫu tối thiểu, phản ánh đầy đủ tổng thể nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát 350 phiếu và thu về được 335 phiếu hợp lệ.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Phân tích nhân tố EFA
Nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố EFA, kết quả như Bảng 1.
Bảng 1. Kiểm định KMO và Bartlett's
Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả
Hệ số KMO = 0.841 > 0.5 và Sig = 0.000 < 0.05 nên dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là thích hợp. (Bảng 2)
Bảng 2. Tổng phương sai trích kết quả EFA
Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả
Eigenvalue = 1.208 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố được rút trích và có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích = 77.49% > 50% điều này chứng tỏ 77.49% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 yếu tố và được đo lường thông qua 23 câu hỏi thang đo.
4.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha
Nghiên cứu sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến thang đo, từ đó loại bỏ những biến thang đo không phù hợp và giữ lại các biến thang đo phù hợp.
Bảng 3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả
Kết quả chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy, các biến thang đo của các yếu tố đều có Corrected Item Total Correlation > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Điều này chứng tỏ 23 các biến thang đại diện cho 6 yếu tố là hoàn toàn phù hợp.
4.3. Kết quả hồi quy và kiểm định
Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy Binary Logistic, kết quả cho thấy biến Gioitinh, Dotuoi, Trinhdochuyenmon, Thu nhapbinhquan không tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử của khách hàng cá nhân. Như vậy, 4 biến liên quan tới nhân khẩu học đều bị loại bỏ ra mô hình. Kết quả hồi quy lại thể hiện như Bảng 4.
Bảng 4. Kết quả hồi quy
Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả
Kết quả được viết lại theo phương trình sau:
Kết quả Bảng 4 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại VCB Đông Đồng Nai sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: XH, HI, CS, TD, TL, CP.
Bảng 5. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình
Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả
Kết quả trên cho thấy mô hình xây dựng được hoàn toàn phù hợp, các biến có ý nghĩa trong việc giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc là quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại VCB Đông Đồng Nai.
Ngoài ra, kết quả dự báo của mô hình cho kết quả với độ chính xác là 92.8%, đây là tỷ lệ dự báo rất cao, chứng tỏ mô hình xây dựng hoàn toàn phù hợp.
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến QD, gồm: CS, TD, HI, TL, CP, XH. Đây chính là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng tại VCB Đông Đồng Nai trong thời gian tới, cụ thể:
(1) Chính sách của ngân hàng phải được đặt ra một cách hợp lí, rõ ràng. Ngân hàng phải có trách nhiệm với tất cả các giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử của khách hàng. Đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng một cách tuyệt đối. Ngoài ra, ngân hàng phải đưa ra được những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng.
(2) Thái độ tiêu dùng của khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử của khách hàng cá nhân. Ngân hàng cần tiếp cận và tư vấn khách hàng hơn nữa, để khách hàng hiểu được quyền lợi và trách nhiệm trong việc sử dụng thẻ tín dụng.
(3) Sự hữu ích của thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử đã được thể hiện rõ trong thời gian qua. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thẻ tín dụng còn nhiều hữu ích hơn nữa. Do đó, ngân hàng cần có giải pháp cải thiện tính năng của thẻ để nâng cao tính hữu ích hơn nữa.
(4) Sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử là rất nhiều, nó mang lại sự an toàn, khách hàng có thể dễ dàng quản lí chi tiêu và nhận nhiều ưu đãi. Ngân hàng cần có liên kết chặt chẽ hơn nữa với các sàn giao dịch thương mại điện tử để đảm bảo an toàn trong giao dịch, đảm bảo quyền lợi của khách hàng được tốt nhất.
(5) Chi phí sử dụng thẻ tín dụng là vấn đề mà khá nhiều khách hàng quan tâm. Ngân hàng cần có những điều chỉnh về chi phí sử dụng thẻ cho từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng, để tất cả các khách hàng đều có thể sử dụng dịch vụ dùng thẻ tín dụng trong thanh toán thương mại điện tử mà không cần lo về khoản chi phí, vì lợi ích dịch vụ mang lại sẽ nhiều hơn thế.
(6) Xu hướng sử dụng thẻ tín dụng trong các giao dịch thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu cho sự phát triển trong thời đại công nghệ ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngân hàng cần nâng cấp, cải tiến các ứng dụng trên nền tảng công nghệ của mình, để có thể đưa các sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, mang về niềm tin và sự hài lòng của khách hàng dành cho ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 1 và tập 2. NXB Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Đặng Lâm Quỳnh Như (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 9. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
- Ngô Thị Tuyết Mai (2016). Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Luận văn Thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Minh Kiều (2007). Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. NXB Thống kê, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thu Thanh (2019). Tác động của các yếu tố đến quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Khu vực TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm Thị Phương Thảo (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 12 TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
- Ali, Muhammad and Raza, Syed Ali (2015). Factors affecting to select Islamic Credit Cards in Pakistan: The TRA Model. MPRA Paper No. 64037. Retrieved from: https://mpra.ub.uni-muenchen.de/64037/.
- Khare, A., Khare, A.and Singh, S. (2012). Factors affecting credit card use in India. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, 24 (2), 236-256. https://doi.org/10.1108/13555851211218048.
10. Md. Nur Alam Siddik; Sajal Kabiraj (2018). Factors influencing consumer's decision making towards selecting credit cards: An exploratory study. International Journal of Business Innovation and Research, 16(3), 372-387. DOI: 10.1504/IJBIR.2018.092622.
- Şadi Taha Süngü. (2018). Why Do People Use Credit Cards? Factors Affecting Credit Card Usage. Proceedings of 5th SCF International Conference on “Economics and Social Impacts of Globalization and Future European Union”. Montenegro: University of Montenegro.
- Vuong Duc Hoang Quan, Trinh Hoang Nam (2017). Developing credit card market from Vietnamese consumers’ perspective. Ho Chi Minh City Open University Journal of Science, 7(1), 61-73.
FACTORS AFFECTING THE DECISION TO USE CREDIT CARDS
FOR E-COMMERCE TRANSACTIONS OF VCB EAST DONG NAI BRANCH’S
INDIVIDUAL CUSTOMERS
Master. BUI VAN THUY 1
NGUYEN QUOC TRONG 2
PHAN THI DIEM NHAT 2
1 Lecturer, Lac Hong University
2 Student, Lac Hong University
ABSTRACT:
This study aimed at determining the factors affecting the decision to use credit cards for e-commerce transactions of individual customers who are using credit cards issued by the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam East Dong Nai Branch (VCB East Dong Nai Branch). The study’s data was by surveying 355 VCB East Dong Nai Branch’s individual customers who have used credit cards. The study’s Binary logistic regression results show that these following factors, including policies of the bank, consumer attitude, usefulness, convenience, cost, and cashless payment trend all have positive impacts on the decision to use credit cards for e-commerce transactions of VCB East Dong Nai Branch’s individual customers.
Keywords: e-commerce transactions, credit cards, individual customers, VCB East Dong Nai Branch.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,
Số 21, tháng 9 năm 2021]