Ngành Công Thương Cao Bằng: Khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và địa phương, năm 2021, ngành Công Thương Cao Bằng đã nỗ lực vượt khó, đạt được nhiều kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực.

Năm qua, đợt bùng phát dịch COVID – 19 cùng thời gian thực hiện giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp – thương mại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, sự nỗ lực, khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp, cùng với việc triển khai linh hoạt, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, ngành Công Thương Cao Bằng đã đạt được kết quả khá toàn diện.

Phóng viên Tạp chí Công Thương có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Quế, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng về những định hướng, giải pháp phát triển của Ngành trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Anh Quế, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng

Ông Nguyễn Anh Quế: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương và địa phương, năm 2021 Sở Công Thương Cao Bằng đã ban hành hơn 30 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19. Qua đó hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc COVID-19, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tuân thủ các quy định, hướng dẫn trong phòng chống dịch.

Bên cạnh việc thành lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19, Sở tích cực đôn đốc các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong sản xuất kinh doanh, hướng dẫn chi tiết công tác phòng chống dịch bệnh, cách ly, xét nghiệm, thực hiện 5K trong các nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh, chợ, siêu thị, cửa hàng thương mại, phương tiện vận chuyển hàng hóa…. trên địa bàn; Đôn đốc các đơn vị hoạt động công nghiệp thực hiện đánh giá mức độ an toàn COVID-19 theo Công văn số 841/UBND-VX ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện truy cập và đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19.

Tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại một số đơn vị cung ứng hàng hóa và sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương. Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và các hoạt động thường xuyên trong năm của ngành gắn việc thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình cụ thể.

Tỉnh Cao Bằng kiến nghị đề xuất với Bộ Công Thương các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới

Đặc biệt, Công ty Điện lực Cao Bằng đã thực hiện hỗ trợ đợt 3 giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ tháng 6 đến tháng 12/2021 là 3,926 tỷ đồng; tính chung cả 3 đợt hỗ trợ từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021 là 35,625 tỷ đồng.   

Sở Công Thương cũng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc cập nhật trạng thái của các đơn vị lên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19. Đến nay đã có 40/40 nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, 3/5 siêu thị, 25/79 chợ, 38/232 nhà hàng cập nhật tình trạng lên Bản đồ an toàn với COVID-19.

Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Sở đã tổ chức thu mua, tập kết, vận chuyển 10 tấn nông sản tham gia hỗ trợ Thành phố HCM phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất công nghiệp tỉnh Cao Bằng; kết nối với Vụ Thị trường trong nước, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Sở Công Thương một số tỉnh, thành phố nhằm thúc đẩy hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tỉnh Cao Bằng trong cả nước.

Thực hiện tốt công tác bình ổn giá thị trường, dự trữ hàng hóa trong phòng, chống dịch COVID-19, Sở Công Thương đã xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện Phương án đảm bảo nguồn cung hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh theo các cấp độ của dịch; Tích cực tham mưu triển khai các nội dung thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Anh Quế: Có thể nói, trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì những kết quả đạt được của ngành Công Thương tỉnh rất đáng khích lệ.

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn vướng mắc, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, huy động mọi nguồn lực sản xuất, tìm kiếm và phát triển thị trường. Năm 2021 có 01 nhà máy thủy điện hoàn thành đầu tư và đi vào sản xuất tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp tỉnh. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ kinh doanh, cá thể, hợp tác xã... tiếp tục được duy trì, góp phần bình ổn hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 ước đạt 5.300 tỷ đồng, tăng 12,77% so với cùng kỳ năm 2020, bằng 100% kế hoạch năm, đặc biệt giá các mặt hàng thuộc lĩnh vực luyện kim tăng giá đã mang lại lợi nhuận tốt cho các doanh nghiệp nhóm hàng này.

Trong hoạt động thương mại nội địa và xuất nhập khẩu, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVD-19" đã tạo điều kiện cho hoạt động thương mại, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, sản xuất trên địa bàn được thuận lợi hơn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua nhưng cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nước đóng chai, dầu ăn, muối ăn, giấy vệ sinh, khẩu trang vải kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn…. trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn tương đối ổn định, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, thị trường không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, găm hàng, tăng giá đột biến...

Khu Liên hợp gang thép Cao Bằng tại xã Chu Trinh

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực hiện năm 2021 là 8.871,77 tỷ đồng, tăng 4,06% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn quản lý năm 2021 thực hiện 777,792 triệu USD, tăng 21,7% cùng kỳ năm 2020, tăng 10,63%  so với kế hoạch năm, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 337,887 triệu USD, tăng 21,43% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 10,4% so với kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 178,925 triệu USD, tăng 7,69% so với cùng kỳ năm 2020; giá trị hàng hóa giám sát đạt 260,98 triệu USD.

Ông Nguyễn Anh Quế: Sở đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác đầu tư xây dựng các công trình cấp điện cho các xóm chưa có điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2025.

Ngoài ra, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Triển khai hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát thực hiện các biện pháp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác dự án/công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Thủy điện Bảo Lâm 3
Thủy điện Bảo Lâm 3

Đồng thời Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Kết luận của các cấp về thích ứng an toàn, linh hoạt. kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Dương