Tóm tắt:
Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 không đưa ra khái niệm cụ thể về thử việc mà chỉ cung cấp định nghĩa về hợp đồng thử việc. Vì vậy, bài viết tập trung nghiên cứu khái niệm thử việc, phân tích một số đặc điểm liên quan đến thử việc để đưa ra khái niệm thử việc trọn vẹn và đầy đủ hơn.
Từ khóa: thử việc, người lao động, Bộ luật Lao động 2019.
1. Đặt vấn đề
Có thể hiểu thử việc (TV) được xem như là một “khế ước” được xác lập giữa người sử dụng lao động (NDSLĐ) với người lao động (NLĐ) nhằm xác lập các điều kiện liên quan đến việc làm. TV thông thường được thỏa thuận, xác lập trong một thời gian ngắn, được xem như là khoảng thời gian “thử” một số điều kiện, tiêu chuẩn làm việc giữa NSDLĐ với NLĐ để tiến tới ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khái niệm về TV hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ ở quy định của BLLĐ 2019.
2. Khái niệm, đặc điểm của thử việc
-
Khái niệm “thử việc”
Trước khi giao kết hợp đồng lao động, NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của 2 bên trong thời gian thử việc. Đây là giai đoạn quyết định khả năng được tuyển dụng chính thức của NLĐ và quyết định sự hợp tác, gắn bó lâu dài giữa NLĐ với NSDLĐ. Thực tế cho thấy, trong QHLĐ, NLĐ thường “yếu thế” hơn NSDLĐ bởi NSDLĐ có quyền chi phối lao động một cách mạnh mẽ trong khi NLĐ đang cần việc làm, tiền lương nên thường lo sợ không được nhận vào làm việc hoặc sợ mất việc, dẫn đến một số quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong thời gian thử việc bị NSDLĐ xâm phạm. Tại Khoản 1 Điều 24 BLLĐ năm 2019 không đưa ra khái niệm cụ thể về TV, mà chỉ cung cấp định nghĩa về hợp đồng TV rằng: “NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận nội dung TV ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về TV bằng việc giao kết hợp đồng TV”. Song, dựa vào định nghĩa trên, TV có thể được hiểu là thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ thực hiện một quá trình của công việc nhằm đi đến sự thống nhất ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ở đó, quan hệ lao động về TV giữa các chủ thể tham gia được xem là một quan hệ dân sự thông thường với sự xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên có liên quan dựa trên nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung này, có thể thấy, TV tồn tại dưới 2 hình thức, hoặc là độc lập theo hợp đồng TV hoặc là tồn tại lệ thuộc trong hợp đồng lao động và có nội dung TV. Với khái niệm này, theo quy định của BLLĐ dẫn đến trên thực tế NSDLĐ có nơi ký kết hợp đồng lao động TV, có nơi không ký kết hợp đồng lao động TV, nhưng NLĐ vẫn thực hiện công việc với nội dung TV. Với cách hiểu như vậy, chúng ta có thể khái quát khái niệm TV là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng về ý chí và có nội dung không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội. Theo đó, các chủ thể hoàn toàn tôn trọng lẫn nhau và thực hiện các cam kết theo thỏa thuận.
Khái niệm này hoàn toàn không trái với quy định của BLLĐ, đồng thời cũng thỏa mãn ý chí của các bên khi xác lập quan hệ TV trong lao động, nhưng vẫn còn chung chung. Chính “sự chung chung” này dẫn đến thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau trong quá trình ký kết TV với NLĐ và không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
-
Đặc điểm thử việc
Thông qua khái niệm TV đã phân tích như trên cũng như các quy định của BLLĐ 2019, có thể nhận thấy TV bao gồm các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Thời gian TV do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được TV một lần đối với một công việc và đảm bảo các điều kiện sau đây: Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.[1] Tuy nhiên, trong thực tế với việc tồn tại khái niệm “tập sự” với thời gian kéo dài 12 tháng hoặc TV với thời gian 12 tháng đối với NLĐ. Đặc biệt, trong thời gian TV, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng TV hoặc hợp đồng đã giao kết mà không cần báo trước và cũng không phải bồi thường[2] nếu cảm thấy công việc không còn phù hợp nữa, ứng viên không phù hợp với vị trí tuyển dụng nữa, hoặc thậm chí có thể là một lý do cá nhân nào khác. Với đặc điểm này làm cho TV không rõ ràng, không phân biệt với khái niệm “tập sự” và đồng thời cũng không thể hiện tính ràng buộc và kỷ luật cao giữa NSDLĐ với NLĐ.
Thứ hai, tiền lương TV của NLĐ trong thời gian TV sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.[3] Việc NSDLĐ lợi dụng quá trình TV để tìm kiếm nguồn nhân lực cho mình với chi phí thấp, tránh được các khoản tiền phải đóng cho bảo hiểm xã hội, sau đó khi kết thúc thời gian TV thì cho nghỉ để tuyển thêm người mới vào sẽ tạo ra sự bất ổn trong vấn đề việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích NLĐ. Do đó, các nhà làm luật đã đưa ra mức lương tối thiểu dành cho NLĐ TV để hạn chế vấn đề trên và được cải thiện so với trước đây tại BLLĐ năm 1994 là tiền lương trong thời gian TV chỉ bằng 70% tiền lương của công việc làm thử. Mặc dù pháp luật đã có các quy định về tiền lương TV và các mức phạt hành chính, song trong thực tế vẫn có không ít các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tỏ ra phớt lờ, lợi dụng tình trạng thất nhiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động để đưa ra các mức lương quá thấp, buộc NLĐ phải chấp nhận để có được việc làm. Đây cũng là một vấn đề cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan, đoàn thể có liên quan để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ TV (Doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong thời gian TV thấp hơn 85% mức lương của công việc đó sẽ bị phạt tiền từ hai đến năm triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho NLĐ đồi vối hành vi vi phạm).[4]
Thứ ba, TV là sự thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng ngang nhau giữa các chủ thể. Thông qua nhu cầu tìm kiếm việc làm của NLĐ hay tuyển dụng lao động của NSDLĐ mà các bên có thể xác lập hợp đồng TV hoặc ghi trong hợp đồng lao động để tạo sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Với thời gian TV thường là quá ngắn, vì vậy vấn đề việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”, nhưng đối với TV thường không có đảm bảo tính “tương đối ổn định”. Bởi “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: (1). Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; (2). Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. (3). Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”[5].
Với đặc điểm thời gian TV, tiền lương TV và sự tự nguyện, ý chí tự do thỏa thuận của các bên trong TV đã khẳng định rõ sự tiến bộ của BLLĐ 2019 về TV so với BLLĐ 1994, BLLĐ 2012. Một số nội dung TV thông qua việc phân tích những đặc điểm trên của TV theo quy định BLLĐ 2019 phần nào bảo vệ quyền lợi của NLĐ hơn. Tuy nhiên, đặc điểm thường được phải ẩn chứa trong khái niệm của một sự vật, sự việc nhưng xét thấy BLLĐ 2019 vẫn còn bỏ ngỏ về khái niệm TV nên việc quy định, ghi nhận rõ ràng về khái niệm TV trong BLLĐ là điều tất yếu trong quan hệ pháp luật lao động.
3. Kết luận
Thử việc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập quan hệ lao động giữa NSDLĐ với NLĐ. Bởi vì NSDLĐ thông qua TV để có điều kiện kiểm tra năng lực thực tế, kỹ năng làm việc, xử lý tình huống, mức độ chuyên nghiệp, trách nhiệm với công việc, khả năng thích ứng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của NLĐ để có một quyết định cuối cùng trước khi nhận hoặc không nhận NLĐ vào làm việc. Đối với NLĐ thì có điều kiện thực tế để xem xét, kiểm định nơi mình sắp làm việc có phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân hay không, các điều kiện có đảm bào không, thái độ của NSDLLĐ,…, ngoài ra còn có thể thử các công việc mới, vị trí mới, năng lực bản thân.[6] Song khái niệm về TV theo quy định BLLĐ là không chồng chéo, không trái với quy định pháp luật dân sự về “thỏa thuận” cũng như pháp luật lao động nhưng thiết nghĩ, BLLĐ cần đưa ra quy định, giải thích khái niệm về TV rõ ràng hơn, các đặc điểm của TV đầy đủ và cụ thể hơn.
Tài liệu trích dẫn:
1Điều 25 Bộ luật Lao động 2019.
2Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019.
3Điều 26 Bộ luật Lao động 2019.
4Điều 27 BLLĐ 2012
6Trường Đại học Lao động- Xã hội (2018), Giáo trình Luật Lao động, Nhà xuất bản Dân Trí, tr. 71.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Quốc hội (2012). Bộ luật Lao động 2012.
- Quốc hội (2019). Bộ luật Lao động 2019.
- Trường Đại học Lao động - Xã hội (2018), Giáo trình Luật Lao động, Nhà xuất bản Dân trí, tr. 71.
- Bình Thảo (2021). Mức lương thử việc đang áp dụng hiện nay và một số lưu ý, <https://luatvietnam.vn/lao-dong-tien-luong/muc-luong-thu-viec-562-29086-article.html#:~:text=Ti%E1%BB%81n%20l%C6%B0%C6%A1ng%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20lao,l%C6%B0%C6%A1ng%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%B4ng%20vi%E1%BB%87c%20%C4%91%C3%B3.>, truy cập ngày 3/2/2021.
THE CONCEPT OF PROBATION UNDER THE LABOR CODE 2019
Nguyen Thi Phuong Nhi
Police, Department of Public Security, Nga Bay City, Hau Giang Province
Master’s student, Class of Civil Law and Civil Procedure, Tra Vinh University
Abstract:
As the Clause 1, Article 24 of the Labor Code 2019 does not provide a specific concept of probation but only definite the probationary contract, this paper presents the concept of probation. The paper also analyze some characteristics of the probation in order to develop the concept of probation.
Keywords: probationary, employee, the Labor Code 2019.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ,