Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch thương mại điện tử

Tình trạng người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi khi tham gia các giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng, Bộ Công Thương đã có những động thái trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Kết quả tiếp nhận và giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng tại Bộ Công Thương trong những năm gầy đây cho thấy xu hướng người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi khi tham gia các giao dịch thương mại điện tử ngày càng tăng.

Nếu trong các năm 2016, 2017, trung bình mỗi năm Bộ chỉ nhận được khoảng 50 đơn khiếu nại thì từ năm 2018, năm 2019, số lượng đơn tiếp nhận lần lượt là 91 và hơn 200 vụ.

Các hành vi vi phạm điển hình bị khiếu nại bao gồm: chất lượng hàng hóa, hàng nhận được không giống với quảng cáo, quảng cáo gian dối, thông tin sai về xuất xứ, thông tin sai về giá cả, không cho xem hàng trước khi thanh toán, thanh toán mà không nhận được hàng, giao hàng chậm, giao thiếu hàng khuyến mại, hủy đơn hàng giá khuyến mãi sau đó đăng lại hàng với giá cao hơn, hủy đơn không lý do, không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, không xuất hóa đơn,... thậm chí là lừa đảo.

Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các lực lượng của ngành Công Thương (Quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, thương mại điện tử, thanh tra...) nhanh chóng vào cuộc để xử lý các vụ việc bị phát hiện theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đẩy mạnh việc phối hợp với các lực lượng chức năng ở Trung ương và địa phương, các cơ quan hữu quan trong các lĩnh vực có liên quan (thông tin và truyền thông, sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, thuế, hải quan, công an...). Một số kết quả đạt được bao gồm:

Phát động và kêu gọi các sàn thương mại điện tử tham gia ký cam kết bảo vệ người tiêu dùng;

Tổ chức trên 40 hoạt động tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến có quy mô lớn như hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo cho hàng ngàn lượt người tiêu dùng và doanh nghiệp;

Xây dựng và phát hành hàng chục clip, in và phát hành hàng ngàn tờ rơi; tổ chức trên 15 tọa đàm trên sóng phát thanh và truyền hình

Chủ động xây dựng các cơ chế để giải quyết các tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới trong các giao dịch thương mại điện tử thông qua việc tham gia các thiết chế phối hợp quốc tế (như cổng tiếp nhận của OECD) hoặc xây dựng các thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương.

 

[Quảng cáo]

Phủ Lý