TÓM TẮT:
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 24 biến, được chia thành 6 nhân tố tác động, bao gồm: Trình độ công nghệ thông tin của kế toán; Bảo mật thông tin; Vai trò của chính phủ; Môi trường doanh nghiệp; Giá phí việc áp dụng; Nhận thức sự hữu dụng. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định nhân tố tác động để nâng cao khả năng áp dụng kế toán kỹ thuật số và gợi ra hướng nghiên cứu trong tương lai.
Từ khóa: kế toán kỹ thuật số, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Trà Vinh.
1. Đặt vấn đề
Công nghệ số phát triển cho phép tối ưu hóa các hoạt động sản xuất-kinh doanh lẫn các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động kế toán. Công nghệ số phát triển, nhiều phần mềm hiện đại ra đời giúp doanh nghiệp thay thế cách xử lý những nghiệp vụ thủ công như: khai báo thuế, ghi sổ kế toán, lập các báo cáo kế toán,… Tại Việt Nam, nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số với sự phát triển của nên kinh tế vào ngày 03 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu kép là “vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”. Nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng quan tâm và doanh nghiệp nào cũng muốn thay đổi. Theo khảo sát tháng 8/2020 của Hiệp hội DNNVV tại Hà Nội cho thấy có đến 90% các doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề chuyển đổi số và quản trị số nhưng chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho việc này. Các doanh nghiệp gặp nhiều nguyên nhân khác nhau như: hạn chế về cơ sở hạ tầng, trình độ nguồn nhân lực, tư duy kỹ thuật số, nguồn lực tài chính (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2020).
Từ thực tiễn trên, việc áp dụng kế toán kỹ thuật số cho các doanh nghiệp, đặt biệt là các DNNVV là rất quan trọng. Việc áp dụng kế toán kỹ thuật số một cách khoa học sẽ giúp công việc của kế toán trở nên nhanh chóng, số liệu kế toán chính xác hơn, được xác định theo thời gian thực, hạn chế tối đa sự sai sót, phạm vi hoạt động của kế toán rộng hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí trong việc thuê nhân viên kế toán, lưu trữ hồ sơ,... Do đó, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là yêu cầu cần thiết về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính gồm lược khảo các nghiên cứu có liên quan trước đó và tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là giảng viên tại các trường đại học, kế toán trưởng tại các DNNVV. Từ đó điều chỉnh, loại bỏ hoặc bổ sung thêm biến quan sát cho phù hợp với mô hình.
+ Các nhân tố kế thừa: Vai trò của chính phủ; Nhận thức sự hữu dụng; Môi trường doanh nghiệp; Bảo mật thông tin; Giá phí áp dụng; Trình độ công nghệ thông tin của kế toán.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: sau khi nghiên cứu định tính tác giả dùng bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ kế toán trưởng, kế toán viên và các lãnh đạo tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gửi đi với số lượng 200 mẫu (N = 200). Tác giả kiểm định, đánh giá thang đo bằng công cụ hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích tương quan hồi quy.
Qua các lý thuyết nền và một số công trình nghiên cứu trước đó có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu dụng có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV.
Giả thuyết H2: Vai trò của Chính phủ có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV.
Giả thuyết H3: Môi trường doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV.
Giả thuyết H4: Giá phí việc áp dụng có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV.
Giả thuyết H5: Bảo mật thông tin có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV.
Giả thuyết H6: Trình độ công nghệ thông tin của kế toán có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Bước 1: Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài. Tác giả đã lược khảo các tài liệu, bài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho đề tài của mình.
+ Bước 2: Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu của tác giả.
+ Bước 3: Tiến hành nghiên cứu định tính, tham khảo ý kiến chuyên gia. Nhóm tác giả tham vấn ý kiến chuyên gia, thống kê mô tả để tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về kế toán kỹ thuật số, đồng thời xác định sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
+ Bước 4: Tiến hành nghiên cứu định lượng: Nhóm tác giả tiến hành thu thập số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê và phân tích. Đầu tiên, dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, nhóm tác giả tiến hành xây dựng bộ câu hỏi và thang đo chính thức, sau đó phát phiếu khảo sát thông qua google from và cuối cùng là xử lý dữ liệu. Nhóm tác giả tiến hành thống kê mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA và phân tích tương quan hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
3. Kết quả
3.1. Thống kê mô tả
Nhóm tác giả đã gửi bảng khảo sát đến các nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán đang làm việc tại các DNNVV trên địa bảng tỉnh Trà Vinh, với tổng số lượng phát đi và thu về là 200 phiếu. Kết quả thống kê mô tả cho thấy:
- Thâm niên hoạt động của doanh nghiệp: đối tượng khảo sát được chia thành 4 nhóm như sau: dưới 5 năm: 17,5%, từ 5 năm đến dưới 10 năm: 56%, từ 10 năm đến dưới 15 năm: 20,5%, trên 15 năm: 6%.
Qua đó cho thấy, số năm hoạt động của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng phần mềm kế toán, những doanh nghiệp mới thành lập thông thường họ chưa nghiên cứu chi tiết khi lựa chọn dịch vụ kế toán cũng như áp dụng phần mềm kế toán máy và ngược lại.
- Trình độ học vấn: đối tượng đươc khảo sát có trình độ là đại học (75,5%), trình độ cao đẳng là 23 người chiếm tỷ lệ 11.5%. Đặt biệt, bài nghiên cứu có sự tham gia của 21 người có trình độ trên đại học chiếm 10,5% và chỉ có 2,5% người tham gia trả lời khảo sát có trình độ trung cấp. Từ đó cho thấy, đối tượng khảo sát đa phần là người có trình độ học vấn cao.
- Khả năng làm việc online của kế toán: đối tượng khảo sát có khả năng làm việc online đến 93,5%, bên cạnh đó có 6.5% không làm việc online, nguyên nhân do các doanh nghiệp hiện tại còn làm công tác kế toán thủ công và chưa sử dụng kế toán máy.
- Kinh nghiệm làm việc: đối tượng được khảo sát đa phần có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm đến dưới 10 năm (35,5%), tiếp theo đó là kinh nghiệm dưới 5 năm (25,0%), từ 10 năm đến dưới 15 năm có 45 trường hợp chiếm tỷ lệ 22,5% và sau cùng có 28 trường hợp được khảo sát có kinh nghiệm làm việc trên 15 năm (14,0%). Điều này cho thấy đối tượng được khảo sát phần lớp đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm, đã quen thuộc cũng như hiểu rõ cách vận hành và hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
3.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Trọng và Mộng Ngọc (2008), tiêu chuẩn chọn thang đo là khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn (>) 0.6. Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường cho nhân tố đạt sẽ lớn hơn 0.3 (Hair et al., 2005).
Bảng 1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 1 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tất cả các nhân tố điều lớn hơn hoặc bằng 0,6 và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3. Đồng thời, hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố. Vì vậy, thang đo các biến đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.
3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi kiểm định độ tin cậy của các thang đo, nhóm tác giả tiến hành đưa 27 biến quan sát vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 2. Kết quả giá trị KMO và kiểm định Bartlett test (Lần đầu)
- Kết quả kiểm định KMO cho thấy 0,5<KMO= 0,744 > 1, Sig. = 0,000 <0,05, từ đó cho thấy dữ liệu thích hợp cho phân tích nhân tố và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy phân tích nhân tố khám phá là phù hợp.
- Ma trận xoay: nhóm tác giả mong muốn chọn ra các biến quan sát cho chất lượng nên sử dụng hệ số tải nhận tố là 0,5. Kết quả ma trận xoay cho thấy các biến quan sát được phân thành 6 nhân tố, không có yếu tố nào mới so với mô hình ban đầu tác giả đề xuất. Tuy nhiên, thang đo có 3 biến quan sát NTSHD1 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 và biến quan sát NTSHD2, NTSHD3 có hệ số tải nhà nhân tố nhóm vào cùng hội tụ trên hai nhóm nhân tố khác nhau và có chênh lệch mức tải nhân tố bé hơn 0,3 nên tác giả tiến hành loại bỏ cả 3 biến quan sát này khỏi khái niệm đo lường.
Bảng 3. Kết quả giá trị KMO và kiểm định Bartlett test (Lần cuối)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ở lần cuối (Bảng 3) cho thấy hệ số KMO là 0,761 (cao hơn lần đầu), Giá trị Eigenvalues = 1,321 > 1 dừng lại ở mức trích 6 nhân tố. Như vậy, 6 nhân tố điều đạt được tính hội tụ và phù hợp với mô hình lý thyết ban đầu của tác giả.
3.4. Phân tích tương quan hồi quy
Nhóm tác giả sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính bội để đánh giá sự tác động của các biến độ lập lên biến phụ thuộc. Kết quả như sau:
- Mô hình có hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,556, có nghĩa là 55,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi sự biến thiên của các biến độc lập
- Giá trị Durbin - Watson = 1,839, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).
- Kết quả phân tích ANOVA cho giá trị sig kiểm định F bằng 0,000 < 0,05. Cho thấy, mô hình hồi quy là phù hợp.
- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số Sig. của tất cả các biến độc lập < 0,05, điều đó có nghĩa tất cả các biến độc lập đều có tác động lên biến phụ thuộc. Hệ số VIF của các biến độc lập rất thấp (< 2), điều đó chứng tỏ dữ liệu của tác giả không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.
Từ các hệ số hồi quy, nhóm tác giả xây dựng được mô hình hồi quy chuẩn hóa như sau:
ADKTTTS = 0,234VTCP + 0,128NTSHD + 0,214MTDN + 0,202GPVAD + 0,345BMTT + 0,371TDCNTT + ε
4. Kết luận
Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán kỹ thuật số tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm 6 nhân tố theo thứ tự tác động từ cao xuống thấp: (1) Trình độ công nghệ thông tin của kế toán (β chuẩn hóa = 0.371); (2) Bảo mật thông tin (β chuẩn hóa = 0.345); (3) Vai trò của Chính phủ (β chuẩn hóa = 0.234); (4) Môi trường doanh nghiệp (β chuẩn hóa = 0.214); (5) Giá phí việc áp dụng (β chuẩn hóa = 0.202); (6) Nhận thức sự hữu dụng (β chuẩn hóa = 0.128). Các nhân tố ngày giải thích được 55.6% sự biến thiên của việc kế toán kỹ thuật số tại tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Ghi chú:
Nội dung bài báo được công bố dựa trên kết quả nghiên cứu thuộc đề tài luận văn của học viên cao học Nguyễn Thị Thúy Liễu, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Bùi Thanh Long - Khoa Kính tế- Luật, Trường Đại học Trà Vinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ Chính trị (2019). Nghị quyết Trung ương số 52-NQ/TW ban hành ngày 27 tháng 9 năm 2019 “Về chủ trương chính sách chủ động tham gia vào cuộc cách mạng CN lần thứ 4”.
- Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg “Về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” ngày 4 tháng 5 năm 2017.
- Charles Hoffman (2017). Accounting and Auditing in the Digital Age. [Online] Availabile at http://xbrlsite.azurewebsites.net/2017/Library/AccountingAndAuditingInTheDigitalAge.pdf
- Deshmukh, A. (2006). Digital accounting: The effects of the internet and ERP on accounting. London, UK: IRM Press.
- Cao Thị Cẩm Vân (2020). Những nhân tố tác động đến kế toán trong thời đại kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Khoa học và công nghệ, 46, 46-52.
- Võ Văn Nghị và cộng sự (2014). Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 285, 2-23.
- Nguyễn Bá Thế (2013). Các nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP cho các doanh nghiệp tại Thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đăng Huy (2011). Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
FACTORS AFFECTING THE USE OF DIGITAL ACCOUNTING
AT SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES
IN TRA VINH PROVINCE
• BUI THANH LONG1
• NGUYEN THI THUY LIEU2
1Lecturer, Faculty of Economics - Law, Tra Vinh University
2Postgraduate student, Tra Vinh University
ABSTRACT:
This study identifies the factors affecting the use of digital accounting at small and medium-sized enterprises (SMEs) in Tra Vinh province. The study finds out it is affected by 6 factors consisting of 24 variables. These factors are the information technology capacity of accoutant, the information security, the role of government, the environment of enterprise, the cost of using digital accounting, and the perception of usefulness. This study is expected to help managers of SMEs to understand impacting factors to improve the use of digital accounting. The study also provides directions for further researches on this topic.
Keywords: digital accounting, small and medium-sized enterprises, Tra Vinh province.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 24, tháng 11 năm 2022]