TÓM TẮT:
Hiện nay, xu hướng mở cửa hội nhập cùng với nhu cầu của doanh nghiệp (DN) trong nước khiến thị trường kinh doanh dịch vụ kế toán ở Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Đây là cơ hội phát triển cho các DN kinh doanh dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán, song cũng là thách thức đặt ra đối với thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam mới được hình thành và thừa nhận, còn rất non trẻ và đầy tiềm năng. Luật Kế toán 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) dành riêng một chương quy định rõ về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán. Theo đó, so với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 đã bổ sung thêm một số điểm mới.
Từ khóa: Thị trường, dịch vụ, kế toán, Luật kế toán.
I. Đặt vấn đềCùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, chắc chắn dịch vụ kế toán sẽ phát triển vượt bậc trong những năm tới, đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập và các nhà cung cấp dịch vụ cũng tự tin để xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới.
Hoạt động kế toán thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay nảy sinh các nhu cầu về:
- Tập hợp chứng từ, xử lý chứng từ kế toán và ghi chép sổ sách kế toán.
- Soát xét và hoàn thiện chứng từ, sổ sách và lập báo cáo kế toán.
- Đánh giá mức độ trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán của một chủ thể nhất định phục vụ mục đích nộp thuế, tham gia liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh,…
- Tư vấn đối với tổ chức và vận hành bộ máy kế toán (trực tiếp hoặc gián tiếp) của một chủ thể nhất định sao cho có hiệu quả cao nhất, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tư vấn các quyết định kinh doanh dựa trên thông tin, tài liệu kế toán.
- Cung cấp và tư vấn sử dụng phần mềm kế toán.
- Tuyển dụng và đào tạo kế toán viên, kế toán trưởng cho các chủ thể doanh nghiệp,…
Các hoạt động đáp ứng nhu cầu trên là các loại dịch vụ có liên quan đến các hoạt động kế toán, hay còn gọi là dịch vụ kế toán. Theo cách phân loại sản phẩm của tổ chức Liên hợp quốc “Provisional Central Product Classification” thì cung cấp dịch vụ kế toán bao gồm: Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính; Dịch vụ lập báo cáo tài chính và các dịch vụ kế toán khác…, cụ thể là:
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính: Là dịch vụ soát xét các báo cáo tài chính hàng năm, hàng kỳ và các thông tin kế toán khác, phạm vi soát xét nhỏ hơn kiểm toán, do đó mức độ tin cậy, tính pháp lý cũng thấp hơn.
- Dịch vụ lập báo cáo tài chính: Là việc lập báo cáo tài chính từ các thông tin khách hàng cung cấp. Nhà cung cấp dịch vụ không chứng nhận tính chính xác của các báo cáo tài chính được biên soạn. Nếu hợp đồng dịch vụ soạn lập báo cáo tài chính bao gồm cả phần soạn lập các các tờ khai thuế thì dịch vụ kê khai thuế cũng được coi là một phần của dịch vụ soạn lập báo cáo tài chính.
- Dịch vụ ghi sổ kế toán: Là loại dịch vụ bao gồm hoạt động phân loại, ghi chép các giao dịch kinh doanh theo đơn vị tiền tệ hoặc các đơn vị đo lường khác vào sổ kế toán.
- Các dịch vụ kế toán khác: Như là chứng nhận, đánh giá, lập các báo cáo không chính thức.
Đối với doanh nghiệp việc được cung cấp dịch vụ kế toán bởi những công ty cung cấp dịch vụ kế toán uy tín, các chuyên gia kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp đánh giá đúng thực trạng tài chính của mình, từ đó có các quyết định quản trị thích hợp hợp; thiết lập, xây dựng, hoàn thiện bộ máy kế toán của chính doanh nghiệp sao cho hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy nhất.
Đối với các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý kinh tế, dịch vụ kế toán tạo điều kiện cho họ có được một cái nhìn khách quan, trung thực về tình hình tài chính của các doanh nghiệp mà họ quan tâm. Đây là cơ sở, là căn cứ quan trọng để họ thực hiện hoặc điều chỉnh các quyết định kinh tế (các nhà đầu tư), các cơ chế chính sách (các cơ quan quản lý kinh tế).
II. Thực trạng
Sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện chính thức của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán ở nước ta là sự ra đời của hai công ty cung cấp dịch vụ kế toán-kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam: Công ty Kiểm toán Việt Nam - VACO (Nay là Deloitte Việt Nam) và Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán - AASC (ngày 13/05/1991).
Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam ban đầu hình thành gặp không ít khó khăn và thử thách: Chế độ kế toán lạc hậu nhiều so với thực tế đòi hỏi, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán nói riêng mới chỉ dừng lại ở Pháp lệnh (Pháp lệnh kế toán và thống kê ban hành từ năm 1988 đã không còn phù hợp), chưa xây dựng và ban hành được Luật Kế toán, cũng chưa có một Chuẩn mực kế toán Việt Nam nào được ban hành làm khuôn mẫu nghề nghiệp cho những người cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán,…
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam thời gian qua đã đạt những thành tựu to lớn, rõ nét như: môi trường pháp lý về kế toán, kiểm toán hiện nay ở Việt Nam đã được nghiên cứu, soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; Sự ra đời và quá trình hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp của các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thị trường dịch vụ kế toán vẫn còn những tồn tại nhất định cần giải quyết.
Hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa đồng bộ và tình hiệu lực không cao. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa nắm vững, chưa hiểu rõ và chưa quan tâm thực hiện. Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán chưa đồng bộ với hệ thống luật pháp khác của Việt Nam như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp... chưa tương thích với hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến kế toán, kiểm toán và cung cấp dịch vụ kế toán còn đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành, chưa tạo nên tính ổn định, lâu dài;hiện tượng cá nhân, tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán nhưng không có chứng chỉ hành nghề, không đăng ký hành nghề, không ký xác nhận trên báo cáo tài chính vẫn còn phổ biến.
Nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế mới, Luật Kế toán năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/1/2017) đã quy định cụ thể về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Theo đó, so với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 đã bổ sung thêm một số điểm mới sau:
- Chứng chỉ kế toán viên: Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có 3 tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính; Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên qua kỳ thi do Bộ Tài chính tổ chức và cấp bằng.
- Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán: Quy định các điều kiện người có Chứng chỉ kế toán viên hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua DN kinh doanh dịch vụ kế toánhoặc Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có 3 điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán và kiểm toán là 36 tháng và tham gia chương trình cập nhật kiến thức theo quy định; quy định những người không được hành nghề dịch vụ kế toán.
- DN kinh doanh dịch vụ kế toán: Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh và DN tư nhân phải đủ điều kiện về chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; quy định DN nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với từng loại hình DN cụ thể: Công ty TNHH hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 4 điều kiện; Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toánkhi có đủ 3 điều kiện; DN tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 3 điều kiện và chi nhánh DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 4 điều kiện.
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Bao gồm 7 loại giấy tờ.
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ cần giải trình thì thời hạn tính từ khi hồ sơ hoàn chỉnh.
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Quy định rõ các trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp lại và thời gian hoàn trả.
- Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Theo quy định của Chính phủ.
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán: Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng được 2 điều kiện: Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính: Quy định những thay đổi DN kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày.
- Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, DN kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, trong đó có quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán: Có 6 trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán.
Nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế mới, Luật Kế toán năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017), đã quy định cụ thể về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Theo đó, so với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán 2015 đã bổ sung thêm một số điểm mới sau:
- Chứng chỉ kế toán viên: Người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có 3 tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính; Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên qua kỳ thi do Bộ Tài chính tổ chức và cấp bằng.
- Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán: Quy định các điều kiện người có Chứng chỉ kế toán viên hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua DN kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có 3 điều kiện: Có năng lực hành vi dân sự; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán và kiểm toán là 36 tháng và tham gia chương trình cập nhật kiến thức theo quy định; quy định những người không được hành nghề dịch vụ kế toán.
- DN kinh doanh dịch vụ kế toán: Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh và DN tư nhân phải đủ điều kiện về chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; quy định DN nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với từng loại hình DN cụ thể: Công ty TNHH hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 4 điều kiện; Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 3 điều kiện; DN tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 3 điều kiện và chi nhánh DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ 4 điều kiện.
-Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Bao gồm 7 loại giấy tờ.
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ cần giải trình thì thời hạn tính từ khi hồ sơ hoàn chỉnh.
- Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Quy định rõ các trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ xin cấp lại và thời gian hoàn trả.
- Phí cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán: Theo quy định của Chính phủ.
- Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán: Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng được 2 điều kiện: Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính:Quy định những thay đổi DN kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày.
- Trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, DN kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, trong đó có quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán: Có 6 trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán.
Hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán của Việt Nam được đổi mới căn bản, từng bước, thừa nhận, áp dụng các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và người làm kế toán hoạt động, phát triển và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ kế toán trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, Luật Kế toán mới cũng quy định các trường hợp mà DN kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán; bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán; các hộ kinh kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán; các trường hợp mà kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
- Tổ chức nghề nghiệp về kế toán: Quy định việc thành lập, hoạt động và trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Như vậy, hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán của Việt Nam đã được đổi mới căn bản, từng bước, thừa nhận, áp dụng các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Thế giới đã biết đến và thừa nhận khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Từ đó, giúp cho các DN kinh doanh dịch vụ kế toán và người làm kế toán hoạt động, phát triển và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ kế toán trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Luật Kế toán mới cũng quy định các trường hợp mà DN kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán; bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán; các hộ kinh kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán; các trường hợp mà Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
- Tổ chức nghề nghiệp về kế toán: Quy định việc thành lập, hoạt động và trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Như vậy, hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán của Việt Nam đã được đổi mới căn bản, từng bước, thừa nhận, áp dụng các Chuẩn mực kế toán, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Thế giới đã biết đến và thừa nhận khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán của Việt Nam. Từ đó, giúp cho các DN kinh doanh dịch vụ kế toán và người làm kế toán hoạt động, phát triển và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường dịch vụ kế toán trong nước và quốc tế.
III. Giải pháp
Việc phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong điều kiện hội nhập ở nước ta đặt ra rất nhiều yêu cầu, trong khi đó chúng ta lại có những khó khăn rất lớn về lĩnh vựcdịch vụ kế toán: Xuất phát điểm thấp; Tính cấp bách của hội nhập; Sự khác biệt với các nước về mối quan hệ và phân định quyền hạn quản lý giữa cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp… Do vậy chúng ta buộc phải tiến hành và giải quyết đồng bộ các yêu cầu đặt ra và phải có lộ trình thích hợp cho việc “mở của”dịch vụ kế toán, kiểm toán
Dịch vụ kế toán có những yêu cầu cơ bản cho việc phát triển thị trường dịch vụ kế toán:
- Yêu cầu về thị trườngdịch vụ kế toán: Ngoài việc mở rộng thị trường trong nước phải vươn lên mở mang cả thị trường ngoài nước; Phải mở rộng thị trường trong nước bằng việc mở rộng diện doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu “thuê” dịch vụ kế toán.
- Yêu cầu về khả năng cung cấp dịch vụ kế toán: Nhu cầu tăng về số lượng các doanh nghiệp, tổ chức cung cấpdịch vụ kế toántrong những năm trước mắt là rất lớn (tăng gấp vài chục lần so với hiện có);
- Yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán: Bảo đảm nâng cao trình độ nhân viên chuyên nghiệp để cung cấp dich vụ kế toán có chất lượng ngang tầm với khu vực và thế giới;
- Yêu cầu về tính đa dạng các sản phẩm, dịch vụ: Nền kinh tế thị trường là “chiếc nôi” sản sinh ra các loại hoạt động kinh tế đa dạng đòi hỏi phải có dịch vụ đa dạng;
- Yêu cầu quản lý nghề nghiệp: Phải được nâng cao phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý Nhà nước;
- Yêu cầu khung pháp lý chuẩn: Đảm bảo tính đầy đủ, hoàn thiện của khung pháp lý, tiếp thu được các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tạo môi trường pháp lý để giải quyết các yêu cầu cơ bản nêu trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quốc hội, Luật Kế toán số 03/2003/QH11; Luật Kế toán số 88/2015/QH13;
2. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
3. Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đăng ký và quản lý hành nghề kế toán...
ASSESSING THE DEVELOPMENT OF ACCOUNTING SERVICES INDUSTRY
IN VIETNAM
Master. NGUYEN THI NGUYET
Faculty of Accounting, University of Economic and Technical Industries
ABSTRACT:
Currently, the integration trend and the demand of enterprises in Vietnam make accounting services industry become a potential sector. These factors offer an opportunity for accounting services firms to expand their business. However, these factors also bring challenges to firms as Vietnams accounting services industry is in the initial period. The Law on Accounting amended in 2015 (effective date: January 1, 2017) has a specific chapter on accounting services regulations with new points in comparison with Law on Accounting 2013.
Keywords: Market, service, accounting, Law on Accounting.