TÓM TẮT:
Phân tíchbáo cáodòng tiền (Statement of Cash Flows) có ý nghĩa rất quan trọng,thểhiện kết quả hoạt động trong một kỳ doanh nghiệp (DN), thặng dư hay thiếu hụt tiền mặt, để nhà quản lý chủ động sử dụng tiền mặt thặng dư hay huy động nguồn tiền mặt bù đắp khi thâm hụt. Do đó, DN sẽ hoạt động liên tục, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, cạnh tranh thắng lợi trên thương trường trong và ngoài nước.
Từ khóa: Báo cáo dòng tiền, doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế.
1.Cơ sở lý luận
Theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thì báo cáo dòng tiền (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) được qui định như sau:
1.1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo dòng tiền
1.1.1. Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất, DN căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp nếu chưa có hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này. Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, DN được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu.
1.1.2. Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi… có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
1.1.3. DNphải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ":
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của DN và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính;
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền;
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của DN.
1.1.4. DN được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của DN.
1.1.5. Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
- Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;
- Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
1.1.6. Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
1.1.7. Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ví dụ:
- Việc mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính;
- Việc mua một doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu;
- Việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu.
1.1.8. Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiếu số liệu với các khoản mục tương ứng trên bảng cân đối kế toán.
1.1.9. DN phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do DN nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà DN phải thực hiện.
1.1.10. Trường hợp DN đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của DN) thì DN vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể:
- Số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính;
- Số tiền trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc trả cho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.
1.1.11. Trường hợp DN phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng, việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện theo nguyên tắc:
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần (ví dụ trong giao dịch hàng đổi hàng không tương tự…);
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong các luồng tiền khác nhau thì DN không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng rẽ giá trị của từng giao dịch (Ví dụ: bù trừ tiền bán hàng phải thu với khoản đi vay…).
1.1.12. Đối với luồng tiền từ giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính phủ và các giao dịch REPO chứng khoán: Bên bán trình bày là luồng tiền từ hoạt động tài chính; Bên mua trình bày là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
1.2. Cơ sở lập báo cáo dòng tiền
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước;
- Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gửi ngân hàng”, “tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác...
1.3. Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập báo cáo dòng tiền
- Sổ kế toán chi tiết các tài khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho phải được theo dõi chi tiết cho từng giao dịch để có thể trình bày luồng tiền thu hồi hoặc thanh toán theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Ví dụ: Khoản tiền trả nợ cho nhà thầu liên quan đến hoạt động XDCB được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, khoản trả tiền nợ người bán cung cấp hàng hóa dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Đối với sổ kế toán chi tiết các tài khoản phản ánh tiền phải được chi tiết để theo dõi các luồng tiền thu và chi liên quan đến 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư và số tiền trả gốc vay là luồng tiền từ hoạt động tài chính.
- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, DN phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thỏa mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.4. Phương pháp lập báo cáo dòng tiền
Có hai phương pháp lập báp cáo dòng ngân lưu: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
2. Thực trạng
2.1. Lập báo cáo dòng tiền theo theo qui định ở Thông tư số: 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
Căn cứ vào hướng dẫn ở Thông tư số: 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp về báo cáo dòng tiền, Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) lập báo cáo tài chính năm 2016, như sau:



2.2. Lập báo cáo dòng tiềntheo GAAP (Generally accept acounting principles)2017 và IFRS(International Financial Reporting Standards) 2013
Với một cách làm khác, theo nguyên tắc của GAAP 2017 và IFRS 2013 thì việc lập báo cáo dòng ngân lưu theo nguyên tắc sau:
- Đối với tài sản: Tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu khách hàng, tài sản cố định,…
Dòng tiền tăng ghi (+), giảm ghi (-) = Tài sản đầu kỳ-Tài sản cuối kỳ
Riêng: Tài sản cố định = Tài sản đầu kỳ - (Tài sản cuối kỳ + Khấu hao)
- Đối với nguồn vốn: Nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn,…
Dòng tiền tăng ghi (+), giảm ghi (-) = Nguồn vốn cuối kỳ- Nguồn vốn đầu kỳ
Riêng:Vốn chủ sở hữu = (Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Lợi nhuận giữ lại) -Vốn chủ sở hữu đầu kỳ.
- Ngoài dòng tiền vào còn bao gồm lợi ròng trong kỳ (Nếu lãi), dòng tiền ra (Nếu lỗ) và khấu hao.
Với phương pháp tính này, chúng ta có kết quả báo cáo dòng tiền của Tổng công ty Sữa Vinamilk (VNM) năm 2016 như sau:

Do đó, chúng ta thấy trong hoạt động kinh doanh thông thường, VNM thặng dư 7,909.58 triệu đồng, chứng tỏ DN hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và đầu tư vào hàng tồn kho, khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn….hợp lý. DN tăng cường đầu tư mở rộng qui mô, hiện đại hóa quá trình sản xuất nên dòng tiền ra (564.51) triệu đồng. Ngoài ra, DN chi cho hoạt động tài trợ 8,048.32 triệu đồng, chủ yếu chi cổ tức, điều này nói lên DN đã kinh doanh có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông và các chủ nợ.
Mặt khác, việc lập báo cáo dòng ngân lưu theo qui định của GAAP 2017 và IFRS 2013 sẽ đơn giản, dễ hiểu, chính xác hơn tạo điều kiện cho việc phân tích nhanh chóng, hiệu quả để có quyết định trong sản xuất - kinh doanh kịp thời.
3. Giải pháp
Với kết quả phân tích ở mục 2 trên, đề nghị Bộ Tài chính xem xét áp dụng lập báo cáo dòng tiền theochuẩn mực GAAP 2017 và IFRS 2013, cụ thể:
-Lợi nhuận ròng là dòng tiền vào trong kỳ (Nếu lãi), dòng tiền ra trong kỳ (Nếu lỗ) và khấu hao là số tiền thu hồi vốn đầu tư ban đầu của DN.
- Đối với tài sản: Tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu khách hàng, tài sản cố định,…
Dòng tiền tăng ghi (+), giảm ghi (-) = Tài sản đầu kỳ - Tài sản cuối kỳ
Riêng: Tài sản cố định = Tài sản đầu kỳ - (Tài sản cuối kỳ + Khấu hao)
Vì khi tài sản giảm đi, đồng nghĩa DN đã bán tài sản hoặc đã thu hồi nợ, do đó, sẽ có dòng tiền vào (Ghi dương), ngược lại khi tài sản cuối kỳ tăng, nghĩa là DN đã mua thêm tài sản, hoặc đã thu hồi nợ, do đó sẽ có dòng tiền ra (Ghi âm). Riêng tài sản cố định cuối kỳ ghi phải cộng thêm khấu hao để khôi phục lại giá trị ban đầu, nên xác định giá trị tăng giảm sẽ chính xác.
- Đối với nguồn vốn: Nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn,…
Dòng tiền tăng ghi (+), giảm ghi (-) = Nguồn vốn cuối kỳ – Nguồn vốn đầu kỳ
Riêng:Vốn chủ sở hữu = (Vốn chủ sở hữu cuối kỳ - Lợi nhuận giữ lại) - Vốn chủ sở hữu đầu kỳ
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận ròng - Chi cổ tức
Vì khi nguồn vốn (Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu,…) tăng đồng nghĩa dòng tiền vào DN tăng và ngược lại, khi nguồn vốn giảm nghĩa là DN đã có dòng tiền ra để trả nợ, mua lại cổ phiếu quỹ, chi trả cổ tức…Riêng vốn chủ sở hữu cuối kỳ phải trừ lợi nhuận giữ lại trong kỳ, vì trong vốn chủ sở hữu cuối cuối kỳ đã có lợi nhuận giữ lại. Điều này làm cho việc xác định vốn chủ sở hữu tăng giảm trong kỳ chính xác.
Với kết quả báo cáo dòng ngân lưu năm 2016 (Bảng 2.4), VNM đã thặng dư 7,909.58 triệu đồngtrong kinh doanh thông thường, điều này nói lên DN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đầu tư vào hàng tồn kho, khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn….hợp lý. Ngoài ra, VNM đã tăng cường đầu tư mở rộng qui mô, hiện đại hóa quá trình sản xuất nên dòng tiền ra 564.51 triệuđồng.Đồng thời, VNM đã chi cho hoạt động tài trợ 8,048.32 triệuđồng, chủ yếu chi cổ tức7,238.65 triệu đồng, điều này nói lên VNM kinh doanh có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ với cổ đông và các chủ nợ và do đó sẽ có tác động làm tăng trị của DN trên thị trường
Ngoài ra, việc lập báo cáo dòng ngân lưu theo qui định của GAAP 2017 và IFRS 2013 đơn giản, dễ hiểu, chính xác hơn tạo điều kiện cho các chuyên viên, nhà quản trị phân tích nhanh chóng, hiệu quả kinh doanh để có quyết định kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.
Ở đây chúng ta cần phân biệt lập ngân sách tiền mặt (Cash Budget), dòng tiền hoạt động OCF (Operation cash flow) và báo cáo dòng ngân lưu (Statement of Cash Flows). Lập ngân sách tiền mặt nhằm chủ động nhu cầu thu- chi tiền mặt trong kỳ kế hoạch để tránh bị thiếu hụt tiền mặt trong kinh doanh, đồng thời có kế hoạch đầu tư tiền mặt khi thặng dư, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Dòng tiền hoạt động là dòng tiền phát sinh trong sản xuất kinh doanh được xác định bằng các công thức sau:
OCF = EBIT + D - T (1.1)
OCF = NI + D (Khi không có lãi tiền vay)
OCF = (Doanh thu- Chi phí) (1-t) + (D+I) t
OCF= Doanh thu - Chi phí - Thuế
Ghi chú:
EBIT (Earnings before interest and taxes): Lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
D (Depreciation): Khấu hao
T (Tax): Thuế
NI (net income): Lợi nhuận ròng
I (Interest): Lãi vay
t: Thuế suất
Chi phí: Tổng chi phí, bao gồm giá vốn hàng bán ra, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
4. Kết luận
Đổi mới lập và phân tích báo dòng tiền của DN hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các nhà quản trị, các cổ đông có quyết định kịp thời trong sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, hoạt động, tăng giá trị của DN trên thị trường, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A.Tài liệu trong nước
1.Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
2.Nguyen Trung Truc, 2015, Financial Management, Published by Economic Publishing House in HCM City.
B. Tài liệu nước ngoài
1. Abbas Ali Mirz, Nandakumar Ankarath, 2013, International Trends in Financial Reporting under IFRS, Published by John Wiley & Sons, Inc. Hoboken, New Jersey.
2. Joanne M.Flood, GAAP, 2017. Published byJohn Wiley & Sons, Ltd .
3. Jeff Madura, 2015. International Financial Management, 12th edition. Published by McGraw-Hill.
4. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2016. Corporation Finance 11e th edition. Published by McGraw-Hill.
C. Web
1. http://finance.vietstock.vn/doanh-nghiep-a-z/, truy cập ngày 09/02/2017
2. http://infoTV.vn, truy cập ngày 03/03/2017
3. http://bloomberg.com, truy cập ngày 09/04/2017
4. http://finance.vietstock.vn/VNM-ctcp-sua-viet-nam.htm, truy cập ngày 12/04/2017
INNOVATE ANALYSIS OF CASH FLOW STATEMENTS
IN THE ENTERPRISE
PhD. NGUYEN TRUNG TRUC
Department of Banking Finance
Industrial University of Ho Chi Minh City (IUH)
ABSTRACT:
Statement of Cash Flows plays an important role, because it represents a lot about a company's operating results during a period. The cash is either surplus or deficit, hence helping the managers mobilize the cash. Therefore, a company can continuously operate, cut down costs, improve economic efficiency, successfully compete in domestic and foreign markets in the progress of world economic integration nowadays.
Keyworlds: Statement of Cash Flows, surplus, deficit, operating activity, investment activity, financing Activity, economic efficiency.
Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 06 tháng 05/2017 tại đây