Hài lòng với công việc của ngư dân tàu cá: Các yếu tố ảnh hưởng và hàm ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu ở Bình Thuận)

PGS.TS. Đinh Phi Hổ (Trường Đại học Phan Thiết), ThS. Nguyễn Anh Tuấn (Trung tâm Thủy sản TP. Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Bình Thuận có thế mạnh về tài nguyên biển, gồm: đánh bắt thủy hải sản ngoài khơi, quy mô lớn tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày đã được trang bị đồng bộ thiết bị cơ giới khai thác, thông tin liên lạc, dò tìm cá và có hơn 30.000 ngư dân đang hoạt động ngoài biển. Tuy nhiên, ngư dân tàu cá gắn với môi trường làm việc ngoài khơi xa, thời tiết thất thường, đầy rủi ro liệu có ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc của họ?

Dựa trên khảo sát 481 ngư dân tàu cá, thông qua mô hình Phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của ngư dân. Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách để nâng cao khả năng đáp ứng sự hài lòng trong công việc của họ.

Từ khóa: Ngư dân tàu cá; hài lòng công việc; Mô hình phân tích nhân tố khám phá; Bình Thuận, Việt Nam.

1. Giới thiệu

Nghề đánh bắt trên biển ở nước ta đóng một vai trò khá quan trọng, việc tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi, bám biển dài ngày là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Đồng thời, đó cũng là cơ sở, môi trường quan trọng để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của đất nước về nguồn tài nguyên biển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống ngư dân, khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. Tìm hiểu về sự hài lòng công việc của ngư dân là nền tảng quan trọng để hoạch định chính sách giúp họ tiếp tục bám biển, tự hào với nghề nghiệp và đảm bảo lợi ích cho ngư dân. Nghiên cứu tập trung vào 2 vấn để: (i) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của ngư dân tàu cá; (ii) Hàm ý chính sách nâng cao khả năng đáp ứng sự hài lòng công việc của ngư dân.

Bình Thuận có thế mạnh về tài nguyên biển - đánh bắt thủy hải sản ngoài khơi, với hơn 2.700 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ, dài ngày đã được trang bị đồng bộ thiết bị cơ giới khai thác, thông tin liên lạc, dò tìm cá và có hơn 30.000 ngư dân đang hoạt động ngoài khơi. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tiếp 481 ngư dân tàu cá tỉnh Bình Thuận nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho mô hình đo lường.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Ngư dân tàu cá

Ngư dân hay dân chài hay dân đánh cá là người dùng lưới, cần câu cá, bẫy hoặc các dụng cụ khác để bắt và thu gom cá hoặc các loại sinh vật thủy sinh từ sông, hồ hoặc đại dương. Nói cách khác, ngư dân là người sống bằng nghề đánh bắt cá. Hiện nay, do có sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong bộ phận ngư dân, khái niệm ngư dân được mở rộng hơn. Theo đó, có thể hiểu ngư dân là những người tham gia vào các hoạt động đánh bắt, khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiếp thị các sản phẩm hải sản (FAO, 2019). Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản (Quốc hội, 2003).

2.2. Hài lòng công việc

Theo Weiss và cộng sự (1967), hài lòng công việc (Job satisfaction) là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động đối với công việc mình trải nghiệm. Theo Zhang và Cheong (2011), hài lòng công việc là trạng thái cảm xúc bao gồm cả vui thích và không vui thích với công việc. Fisher (2000) cho rằng, hài lòng công việc thể hiện thái độ bao hàm hai thành phần: (i) thành phần ảnh hưởng (cảm giác, cảm xúc) và (ii) thành phần nhận thức (so sánh, niềm tin). Ông và cộng sự (2018) khái quát sự hài lòng công việc có thể được xem như một phản ứng dây chuyền liên quan đến động lực để thỏa mãn một nhu cầu.  Lý thuyết động lực con người (Human motivation) được Maslow phát triển đầu tiên, giải thích hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự từ thấp tới cao.

Dịch chuyển từ nhu cầu có trình độ thấp chẳng hạn như nhu cầu tâm lý, nhu cầu an toàn, an ninh xã hội đến nhu cầu lòng tự trọng và tự thể hiện (Maslov, 1943). Dựa vào kiến thức cụ thể của người lao động, Herzberg (1976) phân nhu cầu của con người theo 2 mức độ và chính điều đó sẽ ảnh hưởng tới hành vi của con người theo những cách khác nhau: Khi con người cảm thấy không thoả mãn với công việc của mình thì họ rất lo lắng về môi trường họ đang làm việc, còn khi họ cảm thấy hài lòng về công việc thì họ rất quan tâm đến chính bản thân công việc.

Herzberg cho rằng những nhân tố làm thoả mãn người lao động khác với các nhân tố tạo ra sự thoả mãn. Do đó, ông đã phân thành 2 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng công việc: Duy trì (thành tựu, sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm, tiến bộ và sự phát triển) và động viên (tạo ra cơ hội cho nhân viên đạt được thành tích, công việc phù hợp với kỹ năng và khả năng, thăng tiến trong công ty, đào tạo và phát triển). Theo Zhang và Cheong (2011); Saari và Judge (2004); Branham (2005); Gregory (2011), sự hài lòng công việc có tương quan với thành quả, năng suất của người lao động và hiệu quả công việc. Do đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc là thách thức của các nhà quản lý và hoạch định chính sách.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc

Từ cuối thập niên 60, Smith và cộng sự (1969) đưa ra mô hình JDI (job descriptive index)  đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động dựa trên 5 yếu tố: (i) Bản chất công việc, (ii) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (iii) Lãnh đạo; (iv) Đồng nghiệp và (v) Thu nhập. Từ thập niên 2000 đến nay, nhiều nghiên cứu bổ sung - hoàn chỉnh theo đặc thù ngành - nghề cụ thể, từ đó, có thể tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: (i) Điều kiện - môi trường làm việc; (ii) Tính chất công việc; (iii) Thu nhập; (iv) Tổ chức quan tâm; và (v) Sự hứng thú trong công việc (Spector, 2000; Arnolds và Boshoff, 2001; Kinicki và cộng sự, 2002; Luddy, 2005; Trần Kim Dung, 2005; Vidal và cộng sự, 2007; Adomatiene và Slatkevièien, 2008; Afzal và cộng sự, 2010; Steingrimsdott (2011);  Phạm Văn Mạnh, 2012,  Awan và Rizwan, 2014).

Đối với ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ, Seara và cộng sự (2017) cho rằng cần quan tâm đến môi trường làm việc trên biển cả rộng lớn, đi xa ngoài khơi, thời tiết thất thường và làm việc ngoài trời, đầy rủi ro. Theo Whitehead và cộng sự (2008), từ đặc điểm của nghề nghiệp ngư dân, rủi ro đầy ắp dẫn đến tình trạng xung đột giữa công việc và gia đình nên cần có sự hòa nhập giữa cả 2 yếu tố này.

Do đó, ngư dân muốn yên tâm với công việc của mình cần có sự nỗ lực cá nhân đối phó với xung đột thông qua: (i) cá nhân và gia đình có nhận thức đúng môi trường làm việc; (ii) có sự hỗ trợ của Chính phủ và tổ chức đối với đặc thù công việc; (iii) văn hóa thân thiện với môi trường và cộng đồng. Leposa (2018) cho rằng đối với nghề đánh bắt cá, biển cả là nhà, là gia đình của ngư dân. Ngoài khai thác thủy sản, biển còn là nơi trải nghiệm cho du lịch biển, đam mê mạo hiểm, chuyển đổi nghề sang du lịch sinh thái biển, làng nghề đánh bắt…

2.4. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước trong hai thập niên gần đây, nhóm nghiên cứu lựa chọn mô hình nghiên cứu cho ngư dân tàu cá Bình Thuận như sau: (Hình 1)

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Nhận thức môi trường làm việc tác động cùng chiều với hài lòng công việc.

H2: Chính sách & lợi ích tác động cùng chiều với hài lòng công việc.

H3: Văn hóa thân thiện với môi trường biển và gia đình tác động cùng chiều với hài lòng công việc.

H4: Quan tâm Chính phủ & Tổ chức tác động cùng chiều với hài lòng công việc.

H5: Trải nghiệm du lịch biển tác động cùng chiều với hài lòng công việc.

SAT = f (RWE, PB, CFS, GOC, EST)                             

Tất cả các biến trong mô hình được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. (Bảng 1)

Bảng 1. Thang đo và các biến quan sát

STT

Thang đo và thành phần

Ký hiệu

mã hóa

I

Nhận thức môi trường làm việc (Recognize working environment, RWE)

RWE

1

Gia đình cảm thông với môi trường làm việc trên biển.

RWE1

2

Môi trường làm việc trên biển, ngoài trời, thời tiết gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

RWE2

3

Môi trường làm việc bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro: xung đột ngư trường, lãnh hải hay bị tấn công bởi tàu nước ngoài.

RWE3

4

Ngư trường bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thường xảy ra bão tố làm chìm tàu và ngư dân đánh bắt cá trên biển.

RWE4

5

Ngư trường đánh bắt cá thay đổi nhiều nơi, phải đi xa.

RWE5

6

Nghề đánh bắt cá làm việc trên tàu cá ở ngoài khơi xa, cô đơn và rủi ro cao hơn nghề khác.

RWE6

II

Quan tâm của Chính phủ và tổ chức (Government and Organization cares, GOC)

GOC

7

Ngư dân hưởng chính sách thi đua khen thưởng.

GOC1

8

Khen thưởng ngư dân khi trúng vụ cá.

GOC2

9

Miễn giảm phí bảo hiểm tai nạn cho ngư dân.

GOC3

10

Miễn giảm học phí cho con em ngư dân.

GOC4

11

Địa phương có chính sách vinh danh ngư dân có công trên biển.

GOC5

II

Chính sách và lợi ích (Policy and benefits, PB)

 PB

12

Ngư dân làm việc không ký kết hợp đồng lao động quy định, nên không được hưởng chính sách: BHXH, y tế, tai nạn, thất nghiệp, hưu trí.

PB1

13

Thu nhập ngư dân nghề cá chưa đủ trang trải cho gia đình.

PB2

14

Ngư dân thiếu sự quan tâm của địa phương: Đào tạo nghề cá, miễn giảm học phí con em ngư dân; chăm lo ngày lễ, Tết cho các gia đình có truyền thống đi biển.

PB3

15

Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do sự cố thiết bị công nghệ hoặc thiên tai do thời tiết xấu bất thường.

PB4

16

Chính phủ chưa có chính sách bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do xung đột về lãnh hải, biển đảo quốc gia.

PB5

III

Văn hóa thân thiện với môi trường biển và gia đình (Culture friendly to the sea and the family, CSF)

CFS

17

Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức giao lưu gặp gỡ vào những dịp Tết, đám tiệc tại gia đình, tổ chức du lịch, nghỉ mát hàng năm.

CFS1

18

Chủ tàu, nghiệp đoàn thăm hỏi gia đình ngư dân, tặng quà vào dịp lễ Tết, khai giảng năm học, ốm đau gặp hoàn cảnh khó khăn.   

CFS2

19

Chủ tàu, nghiệp đoàn tổ chức cho người thân gia đình gặp gỡ ngư dân tại nơi làm việc ngoài biển khơi.

CFS3

20

Ngư dân nghề đánh bắt cá sẽ đào tạo con em theo nghề cá truyền thống.

CFS4

21

Ngư dân được hưởng những ngày nghỉ theo Luật Lao động để chăm lo hạnh phúc gia đình.

CFS5

IV

Trải nghiệm du lịch biển (Experience sea travel, EST)

EST

22

Khi chủ tàu, nghiệp đoàn nghề cá có ý định tổ chức chuyến đi an toàn cho gia đình gặp gỡ người thân tại nơi ngư dân đánh cá ngoài biển khơi.

EST1

23

Ngư dân cho gia đình trải nghiệm ra biển thăm cho biết nơi làm việc trên tàu cá ngoài khơi để giảm bớt lo lắng.

EST2

24

Tổ chức nhà nghỉ giá rẻ, trải nghiệm, gặp gỡ người thân gần nơi bến cảng neo đậu tàu cá.

EST3

25

Khi có tổ chức du lịch trải nghiệm trên biển, ngư dân giới thiệu bạn bè, người thân tham gia.

EST4

26

Khi nghề đánh bắt cá trên biển bị thu hẹp ngư trường và sản lượng đánh bắt giảm dần, ngành du lịch trải nghiệm ra biển, đảo là hợp với chủ trương của Chính phủ.   

 

EST5

V

Hài lòng (Job Satisfaction, SAT)

SAT

27

Tôi hài lòng môi trường làm việc trên biển.

SAT1

28

Tôi hài lòng chính sách, lợi ích cho ngư dân nghề đánh bắt cá trên biển.

SAT2

29

Tôi hài lòng văn hóa thân thiện với gia đình vùng biển.

SAT3

30

Tôi hài lòng với nghề đánh bắt cá trên biển.

SAT4

Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 481 ngư dân tàu cá ở tỉnh Bình Thuận, từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019 theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện bằng bảng câu hỏi chi tiết để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

3. Kết quả và thảo luận

Về kết quả phân tích độ tin cậy (Bảng 2)

Bảng 2. Tin cậy thang đo và biến quan sát bị loại

STT

Thang đo

Biến quan sát bị loại

Hệ số Alpha

Kết luận

1

RWE

RWE5, RWE6

0,822

Chất lượng tốt

2

GOC

Không

0,867

Chất lượng tốt

3

EST

EST5

0,830

Chất lượng tốt

4

PB

Không

0,847

Chất lượng tốt

5

CFS

CFS5

0,849

Chất lượng tốt

6

SAT

Không

0,850

Chất lượng tốt

Kết quả thể hiện trong Bảng 2 cho thấy: Các biến quan sát bị loại: RWE5, RWE6, EST5 và CFS, các biến quan sát còn lại đều thỏa mãn các điều kiện trong phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach (hệ số Cronbach > 0,6 và tương quan biến - tổng > 0,3, Nunnally và Burnstein, 1994).

Về Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Bảng 3)

Bảng 3. Bộ thang đo mới qua phân tích nhân tố khám phá

Ma trận nhân tố xoay

       
 

Component (Nhân tố)

 

1

2

3

4

5

6

GOC3

0,816

         

GOC5

0,814

         

GOC2

0,809

         

GOC1

0,772

         

GOC4

0,754

         

PB5

 

0,842

       

PB1

 

0,795

       

PB4

 

0,788

       

PB2

 

0,740

       

PB3

 

0,713

       

CFS3

   

0,826

     

CFS4

   

0,826

     

CFS2

   

0,803

     

CFS1

   

0,790

     

EST2

     

0,809

   

EST4

     

0,809

   

EST3

     

0,787

   

EST1

     

0,743

   

RWE2

       

0,818

 

RWE1

       

0,808

 

RWE4

       

0,786

 

RWE3

       

0,749

 

SAT1

         

0,868

SAT3

         

0,863

SAT2

         

0,805

SAT4

         

0,786

Kaiser-Meyer-Olkin Measure (Thước đo KMO)

0,835

0,816

Bartlett's Test: Sig. (Kiểm định Bartlett: Mức ý nghĩa)

0,000

0,000

% of Variance (Phương sai trích)

66,238

69,101

Eigenvalues (giá trị Eigen)

1,855

2,764

Kết quả được trình bày trong Bảng 3 cho thấy: Các yếu tố tác động đến sự hài lòng công việc của ngư dân được trích thành 5 yếu tố tương ứng với các biến đo lường của mô hình lý thuyết với tổng phương sai trích là 66,238% tại Eigenvalue là 1,855; EFA của sự hài lòng được trích thành 4 biến quan sát với phương sai trích là 69,1% tại Eigenvalue là 2,764;  Kết quả EFA được sử dụng bằng phương pháp xoay Varimax.

Ghi chú: 0,5 < KMO < 1 (Hair và cộng sự, 2006), kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05; hệ số tại nhân tố của các biến quan sát (Factor Loading) > 0,55 (Gerbing và Anderson, 1988), phương sai trích > 50% và Eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1988).

Kết quả phân tích hồi quy

Việc xem xét các yếu tố độc lập nào thật sự tác động đến mức độ hài lòng công việc sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

SAT = b0 + b1GOC + b2PB + b3CFS + b4EST + b5RWE + ei

Với βk: là hệ số hồi quy; ei: là số dư (Residual)

Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được tính nhân số của nhân tố bằng cách tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc nhân tố đó. Các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính được giải thích qua Bảng 4.

Bảng 4. Kết quả hồi quy

 

Hệ số chưa chuẩn hóa

(Unstandardized oefficients)

Hệ số chuẩn hóa

(Standardized Coefficients)

Giá trị

t

Mức ý nghĩa (Sig.)

Thống kê cộng tuyến

(Collinearity Statistics)

 

B

Std. Error

Beta

   

Tolerance

VIF

(Constant)

-1,094

0,196

 

-5,588

0,000

   

GOC

0,378

0,039

0,327

9,766

0,000

0,869

1,151

PB

0,247

0,037

0,220

6,693

0,000

0,906

1,104

CFS

0,206

0,041

0,166

4,989

0,000

0,875

1,143

EST

0,257

0,039

0,228

6,658

0,000

0,828

1,208

RWE

0,265

0,037

0,238

7,193

0,000

0,892

1,121

Bảng 4 cho kết quả có 5 biến đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Significance < 0,05; Green, 2003).

Bảng 5. Tóm tắt mô hình

R

R2

R2 điều  chỉnh (Adjusted R Square)

Lỗi tiêu chuẩn (Std. Error)

Giá trị thống kê thay đổi (Change Statistics)

 

Durbin-Watson

       

R Square Change

F Change

 

Mức ý nghĩa của giá trị F thay đổi (Sig. F Change)

 

0,733

0,537

0,532

0,4535

0,537

110,167

0,000

2,17

Theo Green (2003), mô hình có R2 điều chỉnh là 0,532 cho biết 53,2% sự hài lòng công việc của ngư dân được giải thích bởi các biến trong mô hình hồi quy. Phân tích phương sai (ANOVA) với kiểm định F, mức ý nghĩa (Sig.) ≤ 0,05 và các biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc. Các biến độc lập có VIF < 10 (Belsley và cộng sự, 1980), không có hiện tượng cộng tuyến. 1 < Giá trị thống kê Durbin - Watson = 2,17 < 3, giá trị phần dư không có tự tương quan (Fomby và cộng sự, 1984); Kiểm định Park trong Hình 2, quan hệ giữa phần dư bình phương (USQUARE) và SAT có dạng tuyến tính, không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi (Park, 1966).

Hình 2: Kiểm định Park

Hình 2: Kiểm định Park

Kết luận: Qua 6 kiểm định, các yếu tố tác động đến sự Hài lòng công việc của ngư dân bao gồm: GOC, PB, CFS, EST và RWE.

Bảng 6. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố

 

Hệ số Beta

Vị trí ảnh hưởng (%)

Thứ tự ảnh hưởng

Kết quả

GOC

0,327

27,7

1

Chấp nhận H4

PB

0,220

18,7

4

Chấp nhận H2

CFS

0,166

14,1

5

Chấp nhận H3

EST

0,228

19,3

3

Chấp nhận H5

RWE

0,238

20,2

2

Chấp nhận H1

Tổng

1,179

100

 

 

Trong Bảng 6, hệ số hồi quy được chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình (Norusis, 1993). Biến GOC (Quan tâm của Chính phủ và Tổ chức) có hệ số hồi quy là 0,327, có nghĩa là với 100% các yếu tố tác động đến sự hài lòng, biến GOC chiếm 27,7%. Như vậy, biến này có vị trí quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của ngư dân, kế đến là RWE (Nhận thức môi trường làm việc), EST (Trải nghiệm du lịch biển), PB (Chính sách và lợi ích) và CFS (Văn hóa thân thiện với môi trường biển và gia đình). Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 giả thuyết được chấp nhận.

4. Kết luận và gợi ý về chính sách

- Nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của ngư dân Bình Thuận, theo thứ tự ảnh hưởng từ mạnh đến yếu nhất gồm: Quan tâm của Chính phủ và tổ chức; Nhận thức môi trường làm việc; Trải nghiệm du lịch biển; Chính sách và lợi ích; và Nhận thức môi trường làm việc. 

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, để nâng cao khả năng đáp ứng sự hài lòng công việc của các ngư dân, một số gợi ý chính sách cần tập trung như sau:

(1) Quan tâm của Chính phủ và Tổ chức

Hoàn thiện các chính sách thi đua khen thưởng, vinh danh nghề biển, phí bảo hiểm tại nạn cho ngư dân, quan tâm học phí cho con em ngư dân và quy hoạch làng nghề đánh bắt thủy sản để ổn định cuộc sống cho gia đình ngư dân.

(2) Nhận thức môi trường làm việc

Mặc dù môi trường làm việc trên biển ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, xung đột ngư trường, lãnh hải hay bị tấn công bởi tàu nước ngoài, rủi ro biến đổi khí hậu nhưng ngư dân vẫn chấp nhận. Tuy nhiên nếu có sự cảm thông của gia đình, ngư dân sẽ an tâm hơn trong công việc của họ. Do đó, chính quyền địa phương các cấp nên quan tâm đến gia đình ngư dân về điều kiện sống, thông tin kịp thời những biến động thời tiết khí hậu, về ngư trường, biển, các chính sách bảo vệ an toàn, bảo hộ tàu cá cho ngư dân.

(3) Trải nghiệm du lịch biển

Ngành du lịch trải nghiệm ra biển, đảo trở nên phổ biến trên thế giới, thu hút khách du lịch. Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đối với phát triển lĩnh vực này, qua đó các nghiệp đoàn nghề cá tổ chức chuyến đi an toàn cho gia đình gặp gỡ người thân tại nơi ngư dân đánh cá ngoài biển khơi; trải nghiệm, gặp gỡ người thân gần nơi bến cảng neo đậu tàu cá; phát triển các làng nghề ngư dân tàu cá thu hút du khách sẽ tác động sự tự hào và gắn bó trên biển cho ngư dân.

(4) Chính sách và lợi ích

Chính phủ nên quan tâm hoàn thiện các chính sách bảo vệ lợi ích cho ngư dân bám biển bao gồm: Hợp đồng lao động, bảo hộ và ghi nhận tính mạng, tài sản của ngư dân khi gặp rủi ro trên biển do sự cố thiết bị công nghệ hoặc thiên tai do thời tiết xấu bất thường và gặp rủi ro trên biển do xung đột về lãnh hải, biển đảo quốc gia.

(5) Văn hóa thân thiện với môi trường biển và gia đình

Mỗi cộng đồng đều có nét văn hóa riêng. Cộng đồng ngư dân tàu cá có đặc thù riêng biệt là gắn và sống với biển. Cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về văn hóa ngư dân tàu cá. Chủ tàu, nghiệp đoàn nên quan tâm đến tổ chức giao lưu gặp gỡ ngư dân và gia đình vào những dịp lễ hội, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Hơn nữa quan tâm đến đào tạo cho con em ngư dân theo nghề truyền thống với các chương trình học về kỹ năng sống, sử dụng các phương tiện tàu cá hiện đại, kiến thức về công nghệ thông tin và bảo quản sau thu hoạch để giảm rủi ro nghề biển và nâng cao hiệu quả, cũng như góp phần bảo vệ tài nguyên biển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Adomatiene and Slatkevièien (2008). Employee satisfaction and service quality in contact centres. Economics and Management, 770-775.
  2. Afzal, H., Khan, M.A.,Ali, I., and Hamid, K. (2010). A Study of University Students' Motivation and Its Relationship with Their Academic Performance. International Journal of Business and Management, 5(4), 80-84.
  3. Arnolds, C.A., and Boshoff, C. (2001). The challenge of motivating top management: A need satisfaction perspective. Journal of Industrial Psychology, 27(1), 39-42.
  4. Awan, M.A., and Rizwan, M. (2014). Factors affecting employee satisfaction in the private organizations of Bahawalpur Pakistan. International Journal of Human Resource Study, 4(2), 147-163.
  5. Belsley D.A., Kuh E., and Welsch, R.E. (1980). Regression Diagonistics: Identifying Influential Data and Sources of Collinearity. John Wiley & Sons, New York.
  6. Branham, L. (2005). The 7 hidden reasons employee leave. New York: AMACOM.
  7. Đinh Phi Hổ (2019). Nghiên cứu định lượng trong kinh tế và viết bài báo khoa học. NXB. Tài chính.
  8. FAO (2019). Fisheries and aquaculture governance. Truy cập từ < http://www.fao.org/fishery/governance/en>.
  9. Fisher, C.D. (2000). Mood and emotion while working: missing pieces of job satisfaction? Journal of Organizational Behavior, 185-202.
  10. Fomby, T.B., Hill, R.C., and Johnson, S.R. (1984). Advanced Econometric Methods. New York: Springer - Verlag.
  11. Gerbing, W. D., and Anderson, J. C. (1988). An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research, 25(2), 186 - 192.
  12. Green, W.H., (2003). Econometric Analysis. Upper Saddle River NJ: Prentice-Hall.
  13. Gregory, K. (2011). The importance of employee satisfaction. Neumann University. Truy cập từ <htpp;//www.neumann.edu/academics/division/business/journal>.
  14. Hair, J., Aderson, R., Tatham, P., and Black, W. (2006). Multivariate Data Analysis, 6ed. Prentice- Hall, Upper Saddle River, N.J.
  15. Herzberg, F. (1976). The managerial choice: To be efficient and to be human. Homewood, IL: Dow Jones-Irwin.
  16. Karen Korabik, Donna S. Lero and Denise L. Whitehead (2008). Handbook of Work-Family Integration: Research, Theory, and Best Practices. Academic Press. <https://www.sciencedirect.com/book/9780123725745/handbook-of-work-family-integration>
  17. Kinicki, A. J., McKee-Ryan, F. M., Schriesheim, C. A., & Carson, K. P. (2002). Assessing the construct validity of the job descriptive index: A review and meta-analysis. Journal of Applied Psychology.
  18. Leposa, N. (2018). When sea becomes home. Annals of Tourism Research, 72, 11-21.
  19. Luddy, N. (2005), Job satisfaction amongst employees at a public Health Institution in the Western Cape, Master thesis, University of the Western Cape. Truy xuất từ: http://etd.uwc.ac.za/xmlui/bitstream/handle>.
  20. Maslov, A.H. (1943). A Theory of Human Motivation, Psychological Review, 50,370-96.
  21. Norusis, J. M. (1993). SPSS for Windows, Base system user’s guide. SPSS Inc.
  22. Nunnally, J. C., and Burnstein, I. H. (1994). Psychometric Theory. New York: McGraw - Hill.
  23. Ong, C.H., Lim, H.Y., Adriana, M.R., Tan, O.K., and Goh, C.F. (2018). Factors influencing employee job satisfaction: A conceptual Analysis. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 8(6), 332-340.
  24. Park, R.E. (1966). Estimation with Heteroscedastic error terms. Econometrica, l34(4), 88-98.
  25. Phạm Văn Mạnh (2012). Nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên cơ sở tại Công ty Viễn thông Vietel. Đại học Kinh tế Quốc dân.
  26. Quốc hội (2003). Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Thuỷ sản. Truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Luat-Thuy-san>.
  27. Saari, L. M., and Judge, T.A. (2004). Employee Attitudes and Job Satisfaction. Human Resource Management, 43, 395-407.
  28. Seara, T., Pollnac, R.B., Poggie, J.J., Gaccia-Quyjano, C., Monnereau, I., and Ruiz, V.(2017). Fishing as therapy: impact on satisfaction and implications for fishery management. Ocean and Coastal Management, 141, 1-9.
  29. Smith, P. C., Kendall, L. M., & Hulin, C. L. (1969). Measurement of satisfaction in work and retirement. Chicago, IL: Rand McNally.
  30. Spector, P.E. (2000). Industrial and organizational psychology. New York: John Wiley & Sons.
  31. Steingrimsdott, H. (2011). The relationship between internal communication and job satisfaction. Frederiksberg, Denmark.
  32. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.
  33. Vidal, M.E.S., Valle, R.S., and Aragon, B.M.I. (2007). Antecedents of repatriates‘ job satisfaction and its influence on turnover intentions: Evidence from Spanish repatriated manager. J. Bus. Res., 60, 1272-1281.
  34. Weiss, D. J., Dawis, R. V., & England, G. W. (1967). Manual for the Minnesota Satisfaction Questionnaire. Minnesota Studies in Vocational Rehabilitation, 22, 120.
  35. Whitehead, D.L., Korabik, K., and Lero, D.S. (2008). Handbook of Work-Family Integration: Research, Theory, and Best Practices. Academic Press. Elsevier Inc.
  36. Zhang, Y., Yao, X., and Cheong, J.O. (2011), City managers’ job satisfaction and frustration: Factors and Implications. The American Review of Public Administration, 670-685.

FACTORS AFFECTING THE JOB SATISFACTION OF FISHERMEN AND POLICY IMPLICATIONS: CASE STUDY OF FISHERMEN IN BINH THUAN PROVINCE

Assoc.Prof. Ph.D Dinh Phi Ho

Phan Thiet University

Master. Nguyen An Tuan

Ho Chi Minh City Center of Seafood

Abstract: 

Binh Thuan province has strengths in marine resources including offshore fishing with many big offshore fishing vessels which have been fully equipped with motorized equipment for exploitation, communication, and fish detection. The province has more than 30,000 fishermen working for these offshore fishing vessels. However, the working environment for offshore fishing workers is dangerious with erratic weather and difficult outdoor working conditions. By surveying 481 fishermen and establishing an explanatory factor analysis model, this study identified the factors affecting the job satisfaction of fishermen. These factors are listed in descending order of influence level, namely attention from the government and organizations, awareness of working environment, sea travelling experience, policies and benefits.

Keywords:  Fishery workers, job satisfaction, explanatory factor analysis model, Binh Thuan province, Vietnam.