Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 được diễn ra nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong khuôn khổ chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 do UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.
Hội chợ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo tỉnh Điện Biên, lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, đại diện các Đại sứ quán 6 tỉnh Bắc Lào; lãnh đạo UBND, Sở của hơn 40 tỉnh thành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 được tổ chức từ ngày 19 - 25/4 với quy mô trên 300 gian hàng tiêu chuẩn của đông đảo các doanh nghiệp tham gia, trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm có chất lượng, mẫu mã phong phú, đa dạng.
Hội chợ là sự kiện xúc tiến thương mại nổi bật của vùng Tây Bắc nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm truyền thống, giàu tính cạnh tranh của vùng; phát huy lợi thế về các giá trị văn hóa ẩn trong sản phẩm truyền thống để tạo sức hút đối với người tiêu dùng; thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại nội địa mà còn hướng đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên cho biết, Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với cả 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Đây là cửa ngõ giao thương của khu vực Tây Bắc của Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào thông qua cửa khẩu Quốc tế (Tây Trang - Pang Hốc), cửa khẩu Quốc gia (Huổi Puốc - Na Son); giao thương với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thông qua lối mở A Pa Chải - Long Phú (đang làm thủ tục nâng cấp thành cửa khẩu song phương).
Trong những năm qua hoạt động thương mại trên địa bàn luôn có mức tăng trưởng cao và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững. Các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử…được triển khai hiệu quả, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, thương mại, tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực có thế mạnh của tỉnh.
Các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử… cũng được triển khai hiệu quả, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, thương mại, tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực có thế mạnh của tỉnh.
"Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 25 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, 02 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, 72 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên và 17 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh…" - ông Phạm Đức Toàn nêu.
Hội chợ Công Thương khu vực Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 là hoạt động thuộc chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt, đồng thời là một trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 115 năm ngày thành lập tỉnh và 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên.
Sự kiện có ý nghĩa kinh tế, chính trị quan trọng, nhằm tăng cường hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế, thương mại du lịch, tạo liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Bắc và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong nước và các tỉnh Bắc Lào; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế.
Thông qua việc tổ chức hội chợ, tỉnh tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, các đặc sản, sản vật đặc trưng tiêu biểu của các địa phương. Qua đó nhằm tìm kiếm đối tác và thị trường tiêu thụ hàng hóa, chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh Điện Biên như gạo, cà phê, cao su, mắc ca và nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến khác đã tạo dựng được thương hiệu và là sản phẩm được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.
"Đây là thuận lợi để tỉnh mở rộng, giới thiệu quảng bá, phát triển các mặt hàng có lợi thế và thế mạnh của tỉnh" - Phạm Đức Toàn nhấn mạnh, đồng thời cho biết, sự kiện có ý nghĩa kinh tế, chính trị quan trọng, nhằm tăng cường hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế, thương mại du lịch, tạo liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Bắc và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong nước và các tỉnh Bắc Lào, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế.
Thông qua việc tổ chức hội chợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, doaHoa Hnh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, các đặc sản, sản vật đặc trưng tiêu biểu của các địa phương nhằm tìm kiếm đối tác và thị trường tiêu thụ hàng hóa, chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đây cũng là cơ hội thuận lợi để các địa phương trong nước, các doanh nghiệp được gặp gỡ để chia sẻ thông tin, tìm kiếm thị trường, kết nối với đối tác và giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đồng thời nhằm thắt chặt và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị đối ngoại hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nói chung, Khu vực Tây Bắc và trong lĩnh vực Công Thương nói riêng.
"Tôi tin rằng, Hội chợ sẽ là cầu nối hiệu quả, là kênh xúc tiến thương mại quan trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các địa phương trong cả nước gặp gỡ giao thương, quảng bá hình ảnh, tiềm năng sản xuất, thương mại, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh" - ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu.