Khuyến công Đồng Tháp phát triển đi vào chiều sâu

Sau 5 năm triển khai công tác khuyến công tại địa phương, khuyến công Đồng Tháp đã đạt được những thành công nhất định và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Hiện Đồng Tháp đang hướng hoạt động khuyến công

Ông Nhị Văn Khải - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho biết, tổng kinh phí thực hiện nguồn khuyến công địa phương do UBND tỉnh cấp là 921.700.000 đồng, nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia là 536.415.000 đồng, nguồn vốn dành cho đào tạo nghề trong công tác khuyến công là 2.318.400.000 đồng,… bên cạnh việc mở rộng hoạt động khuyến công ra hầu hết các đơn vị trong toàn tỉnh bằng cách đẩy mạnh phát triển hệ thống chân rết nhằm đáp ứng việc phát triển công tác khuyến công thì tỉnh cũng chủ động từng bước đưa hoạt động khuyến công đi vào chiều sâu bằng cách đổi mới công nghệ, tập trung vào công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, xúc tiến đầu tư vào hoạt động khuyến công,… nhằm đưa hoạt động khuyến công trở thành một động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Sở đã đẩy mạnh việc tổ chức phối hợp với các cơ quan truyền thông phổ biến các chương trình, chuyên mục khuyến công, các mô hình trình diễn kỹ thuật trên toàn tỉnh; Phối hợp với trung tâm thông tin, khoa học và công nghệ TP.HCM khai thác các thông tin khoa học công nghệ để nghiên cứu lưu trữ và cung cấp theo yêu cầu của sự phát triển của DN. Hiện Đồng Tháp đang chú trọng vào vào công tác đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề cho 11.771 lao động và giải quyết cho 7.600 lao động có việc làm ổn định. Đồng thời mở rộng thêm nhiều ngành nghề mới như đan bội, đan ghế nhựa, đan lục bình, dệt chiếu, cơ khí, từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động, tập trung thay đổi điều kiện sản xuất, tạo điều kiện cho công tác sản xuất được ổn định. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động và phát triển ngành nghề thì công tác đào tạo cán bộ, tập huấn nâng cao năng lực cho hoạt động của DN cũng được chú trọng phát triển, phù hợp với định hướng phát triển đi vào chiều sâu của công tác khuyến công địa phương bằng các chương trình ý nghĩa và thiết thực như: khởi sự DN, tăng cường khả năng kinh doanh, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, may công nghiệp,…. cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị mới, khảo sát và tìm kiếm nhu cầu của thị trường, đồng thời liên kết với nhiều địa phương khác trong khu vực và TP.HCM, công tác phát triển khuyến công đã từng bước đi vào chiều sâu và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan góp phần vào công nghiệp hoá địa phương. Theo lãnh đạo Sở Công Thương, trong định hướng phát triển thời gian tới cần có những điều chỉnh phù hợp như sớm hình thành và đưa vào hoạt động quỹ khuyến công nhằm hỗ trợ kịp thời cho các DN sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Phát triển cơ sở hạ tầng các cụm CN-TTCN và làng nghề; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến công; Phát triển mạng lưới chân rết rộng khắp đến các địa phương để hoạt động khuyến công ngày càng đi sâu đi rộng vào đời sống kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực và hướng tới sự nghiệp công nghiêp hoá nông thôn.