Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Việt Nam

NCS. THS. BẠCH THỊ HUYÊN (Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh)

TÓM TẮT:

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) xi măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết tại Việt Nam nói riêng đều muốn tối ưu quá trình sản xuất nhằm mục tiêu lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh doanh (HQKD) và hướng đến phát triển bền vững. Phân tích HQKD giúp doanh nghiệp (DN) từng bước đạt được mục tiêu đề ra. Thực tế cho thấy, hoạt động phân tích HQKD của các DNSX xi măng còn nhiều bất cập. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm giúp các DNSX xi măng niêm yết hoàn thiện phân tích HQKD một cách tốt nhất để cung cấp thông tin thực ích cho các nhà quản trị và các đối tượng sử dụng khác trong quá trình ra quyết định.

Từ khóa: xi măng, hiệu quả kinh doanh, giải pháp.

1. Đặt vấn đề

HQKD là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, cụ thể là các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất (Nguyễn Ngọc Quang, 2011).

Phân tích HQKD là quá trình vận dụng các phương pháp phân tích tác động vào hệ thống các chỉ tiêu đã được xây dựng trên mọi khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đánh giá HQKD thực sự của DN để đưa ra các quyết sách phù hợp nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Năm 2019, tổng sản lượng sản xuất xi măng của nước ta đạt 98 triệu tấn, trong đó xuất khẩu gần 31 triệu tấn, chiếm xấp xỉ 11% sản lượng xuất khẩu thế giới và là nước xuất khẩu lớn, có ảnh hưởng nhất thế giới. Các DNSX xi măng niêm yết là những đơn vị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vị thế của ngành xi măng. Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các DNSX xi măng nói chung và DNSX xi măng niêm yết nói riêng. Phân tích HQKD là công cụ giúp DNSX xi măng niêm yết đánh giá chính xác, đầy đủ, toàn diện về thực trạng kinh doanh của DN mình, để từ đó có những giải pháp ứng phó kịp thời cũng như hoạch định các chiến lược phát triển trong tương lai.

Kết quả khảo sát nghiên cứu:

Tác giả tiến hành  khảo sát về thực trạng phân tích HQKD tại 18 DNSX xi măng niêm yết tại Việt Nam. Từ kết quả quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy vẫn còn những tồn tại, bất cập trong cả 4 bước, từ: cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phân tích và quy trình phân tích.

Về cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích: Theo kết quả khảo sát, có 9/18 DNSX xi măng niêm yết thực hiện phân tích HQKD có sử dụng đầy đủ cả thông tin chung về tình hình kinh tế và thông tin theo ngành kinh tế, một số DN chỉ sử dụng thông tin chung về tình hình kinh tế, một số DN khác chỉ sử dụng thông tin theo ngành kinh tế.

Về nội dung phân tích: Bên cạnh một số ít DNSX xi măng niêm yết thực hiện phân tích tương đối đầy đủ các chỉ tiêu phân tích, vẫn còn nhiều DN chưa thực hiện tốt công tác này, thậm chí còn có DN chưa thực hiện phân tích đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cơ bản theo quy định của pháp luật. Thậm chí, một số chỉ tiêu phân tích còn chưa được hiểu đúng và tính toán không chính xác.

Về phương pháp phân tích: Một số DNSX xi măng niêm yết sử dụng phương pháp đồ thị trong quá trình phân tích HQKD. Đa số DNSX xi măng niêm yết đều sử dụng phương pháp so sánh, tuy nhiên g vẫn đơn giản bằng cách so sánh số liệu của kỳ phân tích với kỳ trước, chưa có sự so sánh với trung bình ngành.

Về quy trình phân tích: Kết quả khảo sát cho thấy, 100% DNSX xi măng niêm yết  chưa tổ chức được một bộ phận phân tích độc lập. Tại các DN này chưa có một quy trình phân tích chuẩn từ khâu lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, đến kết thúc phân tích và công bố thông tin.

Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phân tích HQKD đang diễn  ra tại các DNSX xi măng niêm yết, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích HQKD trong các DN để thông tin mà DN cung cấp sẽ thật sự hữu dụng và đem lại hiệu quả cao cho quyết định của những người quan tâm và sử dụng.

2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết

2.1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích

Cơ sở dữ liệu là tài liệu quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành phân tích HQKD. Vì vậy, đối với thông tin bên trong, DN cần có sự kết hợp cả báo cáo tài chính đã qua kiểm toán và báo cáo quản trị, đối với thông tin bên ngoài, cần thu thập cả thông tin chung về tình hình kinh tế và thông tin theo ngành kinh tế để quá trình phân tích đạt hiệu quả.

2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích

- Đối với nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát HQKD.

Tác giả đề xuất, sau khi tính toán các chỉ tiêu dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các DN cần phải phân tích chi tiết sự biến động và nguyên nhân của những biến động đó để người sử dụng thông tin có thể sử dụng trong việc ra các quyết định điều hành hay quyết định đầu tư. Đồng thời phải nhận thức rõ về sự khác biệt giữa HQKD với hoạt động kinh doanh để lựa chọn chỉ tiêu phân tích và đưa ra những nhận xét chính xác.

- Đối với nhóm chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động.

+ Phân tích năng lực sử dụng tài sản dài hạn (TSDH).

- Số vòng quay TSDH cho biết trong kỳ TSDH của DN luân chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao, kéo theo HQKD càng tốt. Công thức xác định như sau:

Số vòng quay tài sản dài hạn

=

Doanh thu thuần từ HĐKD

 

Tổng tài sản dài hạn bình quân

+ Phân tích năng lực sử dụng tài sản cố định (TSCĐ).

- Số vòng quay TSCĐ cho biết, trong kỳ TSCĐ của DN luân chuyển được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của DN càng tốt.

Số vòng quay tài sản cố định

=

Doanh thu thuần từ HĐKD

 

Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân

+ Phân tích năng lực sử dụng của vật tư

Số vòng quay của NVL dự trữ cho

 sản xuất

=

Tổng giá trị nhập kho của NVL

 

Giá trị NVL tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng các loại nguyên vật liệu (NVL) của DN trong kỳ kinh doanh. Nếu trong kỳ NVL quay được nhiều vòng, chứng tỏ tình hình sản xuất - kinh doanh của DN tốt, kéo theo HQKD được nâng cao. Ngoài ra, các DNSX xi măng niêm yết cũng nên xác định thêm thời gian thực hiện một vòng quay của NVL để theo dõi tốc độ luân chuyển của NVL lưu kho là bao nhiêu ngày.

-  Đối với nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi.

Đối với nhóm chỉ tiêu này, tác giả đề xuất tính toán bổ sung chỉ tiêu sức sinh lợi của tổng chi phí. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ DN sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các khoản chi phí. Sức sinh lợi của tổng chi phí được đo lường bởi lợi nhuận kế toán trước thuế trên tổng chi phí.

- Đối với nhóm chỉ tiêu phân tích HQKD từ phía nhà đầu tư.

Tác giả kiến nghị phân tích bổ sung thêm chỉ tiêu hệ số giá trên thu nhập và được xác định bởi giá thị trường của cổ phiếu chia (:) thu nhập của mỗi cổ phiếu.

Tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh của DN bị thua lỗ làm cho chỉ tiêu EPS âm (<0) trong khi các NĐT vẫn muốn đầu tư thì cần phải xem xét thêm chỉ số P/B. Vì vậy, tác giả kiến nghị các nhà phân tích của các DN cần phân tích thêm chỉ tiêu hệ số giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách được xác định bởi giá thị trường cổ phiếu chia (:) giá trị ghi sổ của cổ phiếu.

2.3. Hoàn thiện về phương pháp phân tích

- Vận dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp biểu đồ.

Tác giả đưa ra cách xác định tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn thông qua Hình 1

Số liệu từ Hình 1 cho thấy trong giai đoạn 5 năm (2015 - 2020), hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn nhìn chung chỉ kém so với công ty dẫn đầu ngành là Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1. Năm 2017 là năm hiệu quả sử dụng chung của tất cả các công ty đều giảm, nhưng đây là năm hiệu quả tại Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đã giảm đột biến trong 5 năm. Từ năm 2018 trở đi, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đã dần lấy lại vị thế, hiệu quả sử dụng ngày càng có tăng lên. Đây là một điều đáng lưu tâm để các nhà quản lý đưa ra chiến lược phát triển, cũng như các đối tượng khác đưa ra các lựa chọn đầu tư đúng đắn.

- Vận dụng phương pháp loại trừ.

Các DNSX xi măng niêm yết có thể vận dụng phương pháp này trong việc xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích. Khi xác định ảnh hưởng của một nhân tố nào đó lên chỉ tiêu phân tích đòi hỏi phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Để thực hiện được phương pháp này, các nhà phân tích đầu tiên cần xác định chỉ tiêu cũng như công thức của chỉ tiêu phân tích, từ đó lựa chọn phương pháp sử dụng là phương pháp số chênh lệch, hay phương pháp thay thế liên hoàn cho phù hợp.

- Vận dụng phương pháp Dupont.

Tác giả vận dụng mô hình Dupont vào phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) tại Công tyCP Xi măng Hà Tiên 1 trong năm 2019 - 2020, cụ thể:

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

=

Lợi nhuận sau thuế (LNST)

 

Vốn chủ sở hữu bình quân

 

ROE

=

Lợi nhuận

sau thuế

x

Doanh thu thuần

 

x

 

Tổng tài sản bình quân

 

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

VCSH bình quân

 

 

ROE

=

 

ROS

X

        TAT

x

        AFL          

Từ phương trình trên cho thấy, ROE chịu tác động bởi 3 nhân tố là sức sinh lợi của doanh thu; số vòng quay của tài sản và đòn bẩy tài chính bình quân. Kết quả phân tích được thể hiện qua Bảng 1:

Bảng 1. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của

 vốn chủ sở hữu (ROE) tại Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1

 

Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch

 

 

+/-

%

 

LNST

740,609,711,135

608,014,439,439

-132,595,271,696

-17.904

 

 

DT thuần

8,838,624,994,415

7,962,629,037,850

-875,995,956,565

-9.911

 

 

Tổng TS BQ

10,459,806,802,894

10,164,547,853,347

-295,258,949,547

-2.823

 

 

Vốn CSH BQ

5,270,819,194,317

5,378,511,633,739

107,692,439,422

2.043

 

 

ROE

0.14051131

0.11304511

-0.0274662

-19.547

 

 

ROS

0.083792412

0.076358504

-0.007433909

-8.8718

 

 

TAT

0.845008437

0.783372675

-0.061635762

-7.2941

 

 

AFL

1.984474598

1.889843984

-0.094630614

-4.7685

 

 

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE

 

 

ROS

 

-0.012465905

 

 

 

 

TAT

 

-0.00933976

 

 

 

 

AFL

 

-0.005660535

 

 

 

                       

Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo tài chính đã kiểm toán tại Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 trong 2 năm 2019 - 2020

Số liệu phân tích tại Bảng 1 cho thấy, ROE tại Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 năm 2020 giảm 0,0273 lần so với năm 2019, tức giảm 19,55% so với năm 2019. ROE chịu tác động của 3 yếu tố và cả 3 yếu tố này trong năm 2020 đều giảm so với năm 2019,  trong đó giảm mạnh nhất là nhân tố ROS giảm 0.012 lần, tức là hiệu quả sử dụng doanh thu của Công ty trong năm 2020 chưa tốt. Vì vậy, để cải thiện ROE, yêu cầu Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1  phải tìm ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong những năm tới, nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản cũng như cơ cấu lại nguồn vốn cho phù hợp.

2.4. Hoàn thiện quy trình phân tích

Khi tiến hành phân tích HQKD đòi hỏi các DNSX xi măng niêm yết phải thiết lập một quy trình phân tích một cách khoa học, rõ ràng, chi tiết từng bước công việc và nhiệm vụ của từng người thực hiện. Mỗi DN phải tổ chức một bộ phận phân tích riêng biệt độc lập với phòng tài chính - kế toán của DN và đội ngũ cán bộ phân tích chuyên trách phải có chuyên môn cao, am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan đến tài chính, HQKD. Đặc biệt,  những người thực hiện phân tích phải độc lập với người lập báo cáo tài chính để đảm bảo thông tin của phân tích thể hiện khách quan và chính xác hơn. Quy trình phân tích HQKD phải hoàn thiện các bước lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, báo cáo và lưu trữ hồ sơ phân tích.

3. Kết luận

Mỗi DNSX xi măng niêm yết cần phải kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Muốn kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi các DN cần phải quan tâm và đầu tư nhiều cho công tác phân tích HQKD trong DN để luôn nắm bắt được thực trạng hoạt động của DN và của cả đối thủ trong ngành. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích HQKD trong các DNSX xi măng niêm yết có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các giải pháp cần hoàn thiện đầy đủ cả cơ sở dữ liệu phân tích, nội dung phân tích, phương pháp và quy trình phân tích. Việc hoàn thiện đầy đủ các nội dung sẽ giúp thông tin phân tích thực sự hữu ích trong việc ra quyết định của các nhà quản trị DN, nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Nguyễn Văn Công và Cộng sự (2017), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  2. Nguyễn Lý Thanh Lương (2020), Báo cáo ngành Xi măng về “Tập trung phát triển theo chiều sâu, cạnh tranh bền vững”, tháng 9/2020.
  3. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
  4. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
  5. Phạm Thị Thùy Vân (2021), Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại các công ty Thủy sản niêm yết ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Some solutions to improve the effectiveness of business performance analysis at listed cement manufacturing enterprises in Vietnam

Ph.D student Bach Thi Huyen

Thai Nguyen University of Economics and Business Administration

ABSTRACT:

Cement manufacturing enterprises in general and listed cement manufacturing enterprises in Vietnam in particular always seek solutions to optimize their production processes to improve their business performance and achieve the sustainable development. Business performance analysis helps enterprises step by step achieve their set goals. However, the fact show that the business performance analysis of cement manufacturing enterprises has many shortcomings. This paper proposes some feasible solutions to help listed cement manufacturing enterprises in Vietnam improve the effectiveness of business performance analysis in order to provide useful information for managers and other stakeholders of these enterprises to make decisions.

Keywords: cement, business performance, solution.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 18, tháng 7 năm 2021]