Tạo động lực cho tăng trưởng: Còn rất nhiều việc phải làm

Qua phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 và các cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho thấy, nhiều động lực cho tăng trưởng đã được triển khai, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
nền kinh tế nước ta đã đi qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V.
Nền kinh tế nước ta đã đi qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V.

 

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, tăng trưởng quý III đạt 2,62% là cơ sở để chúng ta có thể đạt tăng trưởng dương trong năm 2020.

Nhất là tháng 9 có sự tăng trưởng cao hơn, cho thấy thực tế nền kinh tế nước ta đã đi qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V.

Các thành viên Chính phủ cũng chỉ ra nhiều tín hiệu tích cực. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu tăng 4,2%; có tới 30 mặt hàng xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, 5 mặt hàng xuất khẩu đạt hơn 10 tỷ USD. Xuất siêu đạt kỷ lục, gần 17 tỷ USD.

Kinh tế vĩ mô giữ được ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; lạm phát được kiểm soát, CPI bình quân 9 tháng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý III/2020 tăng 7,4% so với cùng kỳ.

tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao
Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao

 

Tại cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Đức Huệ và Đức Hòa, tỉnh Long An, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư nhà nước đóng vai trò quan trọng, đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng, vì vậy, cần đẩy mạnh triển khai mới các dự án lớn sử dụng vốn ngân sách, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn.

Ngay trong ngày cuối tháng 9 vừa qua, các đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam được chuyển đổi từ hình thức đầu tư PPP sang sử dụng vốn ngân sách đã đồng loạt khởi công, dự án sân bay Quốc tế Long Thành cũng được đẩy nhanh tiến độ để chính thức khởi công…

Theo Phó Thủ tướng, cùng với những chính sách thiết thực về lãi suất ngân hàng, thủ tục hành chính… hỗ trợ doanh nghiệp, việc đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, đây sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 2,5 đến 3% và tạo tiền đề tăng trưởng cao trong năm 2021, còn rất nhiều việc phải làm.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Những chính sách thiết thực về lãi suất ngân hàng, thủ tục hành chính… đã hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19

 

Thứ nhất, phải giải được bài toán tháo gỡ khó khăn cho các lĩnh vực dịch vụ, hàng không, vận tải, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong tình trạng tăng trưởng ở mức thấp so với tiềm năng và kỳ vọng.

Thứ hai, cần có giải pháp các giải pháp kích thích mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế trên các ngành, lĩnh vực gắn liền với thực hiện hiệu quả, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe và đời sống cho người dân...

Thứ ba, trong lúc kích cầu sản xuất và tiêu dùng, vẫn phải lưu tâm đến vấn đề mà một số tổ chức quốc tế cảnh báo rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu do lượng tiền lớn, trong khi khả năng hấp thụ còn yếu, có thể dẫn đến bong bóng tài sản tài chính.

Cần hóa giải được những thách thức nội tại như tín dụng tăng trưởng thấp.

Cần hóa giải được những thách thức nội tại như tín dụng tăng trưởng thấp.

 

Cuối cùng là hóa giải được những thách thức nội tại như công nghiệp, xây dựng vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng; các thị trường xuất khẩu chính còn gặp khó khăn; tiêu dùng phục hồi chậm thể hiện người dân còn khó khăn và cũng đã thay đổi hành vi tiêu dùng; tín dụng tăng trưởng còn thấp.

Tuyên Hóa