Thái Lan chi 1,18 nghìn tỷ bạt kết nối hành lang kinh tế phía Đông với các ngành công nghiệp trong khu vực

Ủy ban chính sách hành lang kinh tế phía đông (EEC) đã thông qua nghiên cứu tiền khả thi về 3 dự án mới trị giá 1,18 nghìn tỷ bạt với mục tiêu tạo sự liên kết giữa EEC với các ngành công nghiệp trong khu vực (Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc).
3 dự án
3 dự án sẽ kết nối hành lang kinh tế phía Đông của Thái Lan với các ngành công nghiệp các nước trong khu vực

 

Ba dự án bao gồm:

1. Dự án Cầu Thái Lan (Saphan Thai) trị giá 990 tỷ bạt, kết nối Hành lang Kinh tế phía Đông với Hành lang Kinh tế phía Nam bằng một đường cao tốc với bốn làn xe nối bờ biển phía Tây và phía Đông của Thái Lan (Chon Buri và Petchaburi).

Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đi lại khoảng 2-3 giờ và thúc đẩy du lịch, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa giữa miền Nam với cảng Laem Chabang.

2. Dự án ba cảng cạn trị giá 24 tỷ bạt ở Khon Kaen, Nakhon Ratchasima và Chachoengsao.

Mục đích là kết nối Laem Chabang với các cảng đất liền tại các thành phố lớn như Trùng Khánh và Côn Minh của Trung Quốc; Natei, Luang Prabang, Vientiane và Savannakhet của Lào; Yangon, Nay Pyi Taw và Mandalay của Myanmar; Poipet và Phnom Penh của Campuchia; Đà Nẵng của Việt Nam.

Khi hoàn thành, tuyến này sẽ bổ sung thêm 2 triệu container vào cảng Laem Chabang mỗi năm.

Thành phố Chumphon nơi có cảng nước sâu Chumphon
Thành phố Chumphon nơi có cảng nước sâu Chumphon

 

3. Dự án phát triển cảng nước sâu (cảng Chumphon và cảng Ranong), đường ô tô, đường sắt đôi nối Vịnh Thái Lan và Biển Andaman trị giá 168 tỷ bạt.

Mục tiêu phát triển cảng biển nước sâu Ranong thành cảng phục vụ các tuyến vận tải biển đến các nước Nam Á, hoặc khối BIMSTEC (Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Myanmar, Nepal và Sri Lanka). Nhờ đó sẽ giảm thời gian và chi phí vận chuyển vì các tàu sẽ không phải đi qua eo biển Malacca.

Đô Lương