Tất cả các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều có số lượng siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang hoạt động khá nhiều và phân bố rộng khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến chiều ngày 19/7, Thành phố đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong đó, 2.787 cửa hàng tiện lợi và 101 siêu thị trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Thành phố cũng có 388 điểm bán hàng bình ổn lưu động được phân bổ khắp các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Sở Công Thương TP.HCM cho biết, về việc mở cửa của các chợ truyền thống trên địa bàn, hiện thành phố đã có chủ trương, để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Các chợ đang tạm ngưng hoạt động chỉ được mở trong điều kiện đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch bệnh là yêu bắt buộc, có biện pháp kiểm soát hướng dẫn lưu lượng, mật độ tiểu thương bán hàng, mật độ người đi chợ đảm bảo 5K.
Các chợ phải tổ chức mua bán theo cách tránh tiếp xúc tối đa giữa tiểu thương và người mua, khuyến khích bán hàng đồng giá. Ngành hàng bán phục vụ là thực phẩm tươi sống, rau củ quả.
Danh sách chợ truyền thống cụ thể đang được hoạt động:
Tại Thành phố Thủ Đức: Chợ Cát Lái, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Bình (cũ), Linh Xuân, Tam Hải, Bình Phước, Hiệp Bình Chánh.
Tại Quận 5: Chợ An Đông (96 Hùng Vương)
Tại Quận 10: Chợ Nguyễn Tri Phương.
Tại Quận 11: Chợ Phú Thọ, Bình Thới.
Tại Quận 12: Chợ Ba Bầu (Tân Chánh Hiệp cũ), An Phú Đông, Ngã Tư Ga.
Tại Quận Bình Tân: Chợ Kiến Thành.
Tại Quận Bình Thạnh: Chợ Bà Chiểu, Văn Thánh (mới).
Tại Quận Gò Vấp: Chợ An Hội, Hạnh Thông Tây.
Tại huyện Bình Chánh: Chợ Bình Chánh, Chợ Đệm, Tân Nhựt, Thuận Đạt.
Tại huyện Cần Giờ: Chợ Tam Thôn, Hiệp Đồng Hòa, Long Thạnh, An Thới Đông, Bình Khánh, Cần Giờ, Hòa Hiệp, Lý Nhơn.
Tại huyện Củ Chi: Chợ Lô 6, Phạm Văn Cội, Trung An, Trung Lập Hạ (Tân Trung Hạ), Trung Lập Thượng, Phú Hòa Đông, Củ Chi