TÓM TẮT:
Bài viết trình bày nghiên cứu về thực trạng kế toán môi trường (KTMT) tại Việt Nam nói chung và công tác ghi nhận chi phí môi trường (CPMT) tại các doanh nghiệp nói riêng. Trên cơ sở phân tích và kế thừa các tài liệu, các công trình nghiên cứu, bài viết đưa ra cơ sở lý luận về khái niệm KTMT và hệ thống kế toán kinh tế môi trường (SEEA) mà cụ thể là yếu tố chi phí môi trường. Bên cạnh đó, bài viết cũng đánh giá tình hình thực hiện, chỉ ra những điểm đã đạt được và những điểm còn tồn tại cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động ghi nhận CPMT tại các doanh nghiệp.
Từ khóa: kế toán môi trường, doanh nghiệp, Việt Nam, hệ thống kế toán kinh tế môi trường.
1. Đặt vấn đề
KTMT có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các bên liên quan nắm được tình trạng thực tế của doanh nghiệp khi sử dụng tài nguyên môi trường cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Từ đó, KTMT cung cấp những thông tin giúp ban quản lý đưa ra những quyết định hiệu quả để đạt được và duy trì quản lý kinh doanh hợp lý. Nói cách khác, trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, một doanh nghiệp hoặc các tổ chức bên ngoài có thể xác định và đo lường chính xác các khoản đầu tư và chi phí liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường. Bằng cách đó, có thể hiểu rõ về lợi ích, tiềm năng của các khoản đầu tư và chi phí này, công ty không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn có thể ra quyết định kịp thời, hợp lý cho những vấn đề về môi trường.
Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của KTMT không đơn thuần thể hiện sự quan tâm đến các CPMT mà còn giúp nâng cao hiểu biết, ý thức về môi trường và tác động môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của lĩnh vực và khó khăn trong việc áp dụng, quản lý KTMT, bài viết trình bày nghiên cứu về thực trạng KTMT tại Việt Nam nói chung và công tác ghi nhận CPMT tại các doanh nghiệp nói riêng. Qua đó đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện KTMT trong doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác này.
2. Cơ sở lý thuyết
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) thì KTMT là một trong những chiến lược để đánh giá khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững. Những chiến lược này khác nhau về mức độ, khả năng so sánh giữa các chỉ số về năng lượng, nước, vật liệu và dòng chảy gây ô nhiễm. Theo Gauthier và cộng sự (1997), KTMT trong doanh nghiệp là một bộ phận của kế toán liên quan đến các vấn đề môi trường và không thể tách rời khỏi kế toán tài chính và kế toán quản trị; đó là hệ thống thông tin cho phép thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định và quy trách nhiệm cho các nhà quản lý đối với các chi phí và rủi ro môi trường.
Theo IFAC (2005), KTMT là một thuật ngữ rộng được sử dụng trong một số bối cảnh kế toán khác nhau: báo cáo và kế toán tài chính; kế toán quản trị; kế toán chi phí đầy đủ; kế toán tài nguyên, báo cáo và kế toán quốc gia; kế toán bền vững. Ở cấp độ tổ chức, KTMT phân thành kế toán quản trị (đánh giá thiết bị kiểm soát ô nhiễm và doanh thu từ vật liệu tái chế; tiết kiệm tiền hàng năm từ thiết bị tiết kiệm năng lượng mới) và kế toán tài chính đánh giá và báo cáo nợ phải trả liên quan đến môi trường). Mặc dù còn một số khác biệt trong quan điểm nhìn nhận KTMT giữa các tổ chức, cá nhân nhưng thông qua các khái niệm trên, ta có thể hiểu KTMT là một bộ phận trong hệ thống kế toán, sử dụng khuôn khổ lý thuyết và phương pháp kế toán mới để ghi nhận, đo lường và công bố thông tin về tài chính môi trường và thông tin phi tài chính môi trường nhằm hỗ trợ hữu ích cho việc ra quyết định của các bên liên quan trong và ngoài doanh nghiệp. KTMT là phương tiện để đo lường những tương tác giữa môi trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhấn mạnh sự liên kết giữa hiệu quả môi trường với hiệu quả kinh tế để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. KTMT bao gồm những yếu tố chi phí, lợi ích phát sinh trong việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Chi phí bảo vệ môi trường: Các khoản đầu tư và chi phí liên quan đến việc ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc phòng tránh tác động đến môi trường, loại bỏ tác động đó và phục hồi sau thiên tai và các hoạt động khác.
- Lợi ích Bảo tồn Môi trường [Đơn vị vật lý]: Lợi ích thu được từ việc ngăn ngừa, giảm thiểu hay tránh tác động môi trường, loại bỏ tác động, phục hồi sau khi xảy ra thảm họa và các hoạt động khác.
- Lợi ích kinh tế liên quan đến Hoạt động bảo vệ môi trường [Giá trị tiền tệ]: Lợi ích tăng lên của lợi nhuận doanh nghiệp do kết quả của việc bảo vệ môi trường. Trong đó, CPMT được xem là thành phần chính của KTMT. Tuy nhiên, hiện tại chưa có một khuôn khổ thống nhất nào về CPMT. CPMT có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo mỗi tổ chức:
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA), CPMT được chia thành 4 loại: Chi phí truyền thống, Chi phí tiềm ẩn, Chi phí dự phòng, Chi phí hình ảnh và mối quan hệ.
Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Phát triển bền vững (UNDSD) CPMT chia thành 4 loại: Chi phí xử lý chất thải và khí thải liên quan đến đầu ra phi sản phẩm, Chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường, Chi phí vật liệu liên quan đến đầu ra phi sản phẩm và Chi phí chế biến liên quan đến đầu ra phi sản phẩm.
Theo Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), CPMT gồm 7 loại: Chi phí khu vực kinh doanh, Chi phí thượng nguồn/ hạ nguồn, Chi phí quản lý, Chi phí R&D, Chi phí hoạt động xã hội, Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường và Chi phí khác.
Theo IFAC (2005), CPMT gồm 2 loại: CPMT bên ngoài doanh nghiệp và CPMT bên trong doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách phân loại theo EPA do EPA phân loại dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và tác động môi trường, thể hiện đầy đủ các chi phí liên quan đến KTMT bao gồm:
- Chi phí khu vực kinh doanh: Chi phí này dành cho các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường xảy ra trong khu vực kinh doanh do hoạt động kinh doanh. Khu vực kinh doanh là khu vực mà công ty có thể trực tiếp quản lý những tác động đến môi trường. Chi phí khu vực kinh doanh liên quan đến bảo vệ môi trường được chia thành 3 loại, chi phí ngăn ngừa ô nhiễm, chi phí bảo tồn môi trường toàn cầu và chi phí tái chế tài nguyên.
- Chi phí thượng nguồn/hạ nguồn: Chi phí phát sinh ở thượng nguồn và hạ nguồn tại khu vực kinh doanh, hoặc bất kỳ chi phí nào liên quan cho mục đích giảm thiểu tác động đến môi trường. Thượng nguồn đề cập đến các hoạt động trước khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm tất cả các hoạt động diễn ra sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã rời khỏi trang web kinh doanh, đến việc sản xuất và bán sản phẩm của một công ty, cũng như tiêu thụ, xử lý các thùng chứa và bao bì.
- Chi phí quản lý: Những chi phí này được định nghĩa là những chi phí dành cho việc quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường và góp phần gián tiếp vào việc giảm thiểu các tác động đến môi trường do hoạt động kinh doanh và cả chi cho truyền thông bên ngoài.
- Chi phí R&D: Chi phí chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển được phân bổ cho bảo tồn môi trường.
- Chi phí hoạt động xã hội: Chi phí liên quan đến các hoạt động bảo tồn môi trường mà một Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững công ty có thể thực hiện như một phần hoạt động xã hội nhưng không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mình.
- Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường: Các chi phí tiềm ẩn này được phân bổ để phục hồi sự suy thoái môi trường do hoạt động kinh doanh các hoạt động.
- Chi phí khác: Một số CPMT khác chưa được đề cập bên trên.
Trong hạch toán, hệ thống kế toán kinh tế môi trường (SEEA) là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về hạch toán kinh tế - môi trường, cung cấp một khuôn khổ để tổ chức và trình bày các số liệu thống kê về môi trường và mối quan hệ với nền kinh tế. Nó tập hợp thông tin kinh tế và môi trường trong một tập hợp các khái niệm, định nghĩa, phân loại, quy tắc kế toán và bảng tiêu chuẩn thống nhất để tạo ra các số liệu thống kê có thể so sánh quốc tế. SEEA được sản xuất và phát hành dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban châu Âu, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới. Trong đó khung trung tâm SEEA (SEEA CF) đã được thông qua bởi Ủy ban Thống kê của Liên hợp quốc như là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên cho hạch toán kinh tế môi trường vào năm 2012. SEEA CF tập trung vào “tài sản môi trường”, chẳng hạn như các nguồn tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng, rừng, thủy sản,… việc sử dụng chúng trong nền kinh tế và trở lại môi trường dưới dạng chất thải, khí thải và nước.
3. Thực trạng kế toán môi trường tại Việt Nam
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005 giải thích, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, tổ chức bộ máy kế toán đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán tại mỗi đơn vị. Vì vậy, việc xây dựng một mô hình tổ chức kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, hiệu quả cao và phù hợp với từng doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng đến phát triển nền kinh tế xanh thì việc áp dụng KTMT trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện KTMT. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và coi KTMT như một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống kế toán. Các thông tin về định lượng trong KTMT được thể hiện tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta chưa có một công cụ cụ thể, hữu hiệu trong KTMT. Rất khó để làm KTMT trong khi chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia để làm cơ sở hạch toán. Các DN này cũng chưa có sổ theo dõi chi tiết hay lập dự toán.
Bên cạnh đó, chúng ta chưa có hướng dẫn thực hiện KTMT và chuẩn mực KTMT khiến những thông tin môi trường thiếu tính đầy đủ, minh bạch. Phương pháp thực hiện KTMT hiện nay chủ yếu theo các văn bản pháp lý môi trường và quy định kế toán truyền thống nên việc ghi nhận, đo lường và cung cấp thông tin môi trường của các DN này chưa chuẩn xác, đầy đủ. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chưa có sự quan tâm đúng mực về thông tin KTMT và phi tài chính môi trường (chính sách môi trường, cam kết tuân thủ các quy định môi trường, mục tiêu môi trường), thông tin vật lý môi trường (khối lượng chất thải, dòng luân chuyển vật liệu,…). Điều này dẫn đến việc xác định và phân tích chỉ số hiệu quả môi trường còn hạn chế khi thiếu tính liên kết giữa thông tin vật lý môi trường và thông tin tiền tệ môi trường nên doanh nghiệp chưa thể đánh giá đúng đắn hiệu quả sinh thái, kinh tế (theo Lê Thị Tâm (2017), Nguyễn Thị Nga (2017), báo cáo CPMT chưa được lập tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam).
Việc thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa trên việc tuân thủ các quy định về môi trường chứ không xuất phát từ sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo những giải pháp cho việc thực hiện KTMT trở nên hiệu quả, có tính thực tế. Chính vì thế, các báo cáo, thông tin môi trường cung cấp ra bên ngoài chưa được trình bày tập trung, thiếu tính chính xác nên gây khó khăn cho người sử dụng thông tin.
KTMT là lĩnh vực đang được thế giới quan tâm, nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. KTMT là cầu nối DN - Xã hội và phát triển bền vững nhờ việc ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin môi trường cho các đối tượng liên quan, tăng ý thức và giảm tác động xấu tới môi trường. Trên thế giới, rất nhiều tài liệu trên các khía cạnh khác nhau trong quá trình xử lý thông tin đến cung cấp thông tin về KTMT đã được xuất bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, KTMT vẫn là một chủ đề khá mới và các công trình nghiên cứu còn hạn chế. Một số nghiên cứu trước tại Việt Nam chưa bao quát hết các khía cạnh trong xử lý thông tin, đề cập tản mạn về KTMT chủ yếu dưới góc độ quản trị CPMT mà chưa có sự đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT cũng như chưa thể hiện một khuôn khổ KTMT toàn diện và tập trung.
4. Một số giải pháp đề xuất
Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy, tuy các doanh nghiệp tại Việt Nam đã dành sự quan tâm về KTMT nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác thực hiện do nhiều nguyên nhân. Thiếu chuẩn mực kế toán về KTMT, hướng dẫn thực hiện hay không bắt buộc KTMT là những nguyên nhân khiến các DN chưa dành sự quan tâm cần thiết cũng như chưa thực hiện KTMT một cách có hiệu quả, dẫn đến thực hiện KTMT bằng các quy định cưỡng chế hoặc các chính sách khuyến khích. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số đề xuất như sau:
- Về phía doanh nghiệp, phương án tức thời giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tập hợp những khoản chi phí liên quan đến CPMT nhằm lập hệ thống báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ, doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng SEEA. Đây là khung trung tâm đã được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2012 với tư cách là một tiêu chuẩn. Mục tiêu chính là chỉ ra mối liên hệ giữa tài khoản con, thay vì thay thế hoàn toàn các phương pháp kế toán hiện tại. SEEA có thể tập hợp thông tin về nước, khoáng sản, năng lượng, gỗ, cá, đất và hệ sinh thái, ô nhiễm và chất thải, sản xuất. Cốt lõi của khung công nhận 4 loại tài khoản:
+ “Tài khoản dòng vật chất” đại diện cho các dòng năng lượng và vật chất trong môi trường và nền kinh tế và được thể hiện theo đơn vị năng lượng hoặc khối lượng.
+ “Tài khoản chức năng” cho các giao dịch môi trường liên quan đến các giao dịch tài chính gắn với bảo vệ môi trường và Quản lý tài nguyên.
+ “Tài khoản tài sản theo điều kiện vật chất và tiền tệ” ghi lại các cổ phiếu và dòng chảy tài nguyên thiên nhiên cho mỗi kỳ kế toán.
+ “Tài khoản hệ sinh thái” đại diện cho thứ tự và vẫn đang thử nghiệm cách tiếp cận kế toán cố gắng nắm bắt thông tin về mức độ duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái (hoặc vốn tự nhiên) trong quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ.
- Về phía cơ quan quản lý, cần thiết phải ban hành đồng bộ hệ thống chuẩn mực kế toán liên quan đến KTMT cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các cơ quan chức năng cũng cần có các quy chế xử phạt, khen thưởng để kích thích sự quan tâm đúng mực của các DN trong thực hiện KTMT cũng như hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng thuế, phí bảo vệ môi trường cũng cần được công bố công khai, minh bạch. Ngoài ra, để tạo thuận lợi khi triển khai thực hiện KTMT, cơ quan quản lý cũng cần xác định rõ đối tượng, phạm vi cũng như lộ trình áp dụng một cách cụ thể và chặt chẽ.
5. Kết luận
Bài viết đã trình bày tổng quan các nghiên cứu về KTMT, cụ thể là về nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững chi phí môi trường, trên thế giới và thực trạng KTMT tại Việt Nam. Qua đó, đánh giá tình hình thực hiện, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT và đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động ghi nhận CPMT tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa thể hiện quá nhiều thông tin cụ thể trong thực tiễn các doanh nghiệp. Trong tương lai, với những nghiên cứu mang tính thiết thực cao như KTMT, cần đưa thêm những công trình khảo sát số liệu liên quan để nghiên cứu có mức độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu trong tương lai cũng cần mở rộng thêm cả về chỉ tiêu và đối tượng để đánh giá mức độ đáp ứng của doah nghiệp từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Phạm Hoài Nam (2016). Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 430 trên địa bàn tỉnh Quaảng Ngãi. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
[2]. Nguyễn Thị Nga (2017). Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
[3]. Lê Thị Tâm (2017). Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Thị Kim Tuyến (2020). Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
[5].Gauthier, Y., Leblanc, M., Farley, L., & Martel, L. (1997). Introductory guide to environmental accounting. KPMG, Montreal.
[6]. IFAC (2005). International Guidance Document: Environmental management accounting. New York, USA.
[7]. Science of the Total Environment 473 - 474 (2014). Environmental reporting and accounting in Australia: Progress, prospects and research priorities. Australian National University.
[8]. SEEA (2012). United Nations, the European Commission, the Food and Agriculture Organization of the United Nations, the Organisation for Economic Co-operation and Development. International Monetary Fund, the World Bank Group.
The current environmental accounting at Vietnamese enterprises
Master. Ngo Tuyet Trinh
Hanoi University of Natural Resources and Environment
Abstract:
This study explores the current environmental accounting in Vietnam in general and the recognition of enterprises in particular about environmental costs. By analyzing and using results of previous works, this study provides a theoretical basis for the concept of environmental accounting and the system of environmental-economic accounting (SEEA), specifically environmental costs. This study also evaluates the implementation situation, points out achieved results and existing limitations, and identify the factors affecting the implementation of the SEEA at Vietnamese enterprises. Based on the study’s findings, some suggestions are made to help Vietnamese enterprises better recognize their environmental costs.
Keywords: environmental accounting, enterprise, Vietnam, system of environmental - economic accounting.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 12 tháng 5 năm 2023]