Video khác
-
Cộng gộp xuất xứ theo EVFTA và lợi thế của doanh nghiệp khi tận dụng quy định này
Ngoài sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam, cam kết về Quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA cho phép nhà sản xuất có thể nhập khẩu nguyên liệu có xuất xứ từ EU để sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu. Việc sử dụng nguyên liệu của EU trong trường hợp này đáp ứng quy tắc về cộng gộp xuất xứ theo Hiệp định EVFTA.
-
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc nhờ lực đẩy CPTPP
Hiện nay, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có CPTPP đã thúc đẩy doanh nghiệp và chính quyền địa phương nước ta chuẩn bị chu đáo hơn cho nguồn cung nguyên liệu thủy sản đủ tiêu chuẩn chế biến, xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Cắt ngang lộ trình: Ý nghĩa và tầm quan trọng
Hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nội dung “cắt ngang lộ trình” trong Hiệp định CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn được cơ hội trong thực thi Hiệp định.
-
Những lưu ý cho doanh nghiệp khi thực thi các cam kết về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
Cho đến nay, tình hình doanh nghiệp sử dụng chứng nhận xuất xứ theo EVFTA khá tích cực, tuy nhiên để gia tăng tận dụng ưu đãi này, qua đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, các doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng đúng các quy định, trong đó có các cam kết về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA.
-
[TRỰC TUYẾN]:Xuất khẩu hàng hóa với thương hiệu Việt sang các thị trường trong EVFTA
Sau hơn 2 năm thực thi, EVFTA đã thể hiện rõ những hiệu quả tích cực tới tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước EU.
-
Ý nghĩa của nguồn cung thiếu hụt trong Hiệp định CPTPP
Các thành viên CPTPP cũng thống nhất một số trường hợp có quy tắc xuất xứ mang tính linh hoạt hơn như Danh mục nguồn cung thiếu hụt gồm 194 loại sợi, vải được phép sử dụng từ ngoài khu vực CPTPP, trong đó 186 mặt hàng sẽ được áp dụng vĩnh viễn và 8 mặt hàng chỉ được áp dụng cơ chế này trong vòng 5 năm. Hiểu rõ về ý nghĩa của quy tắc này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội trong thực thi Hiệp định.
-
Cách thức giải quyết tranh chấp giữa các thành viên EVFTA
Từ những năm 1960, hầu hết các IIAs đều có các điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước chủ nhà theo một cơ chế đặt biệt. Theo đó, cơ chế này hạn chế sự can thiệp của quyền lực ngoại giao của các quốc gia vào việc giải quyết tranh chấp đầu tư, thông qua việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp kiện Chính phủ các quốc gia mà họ đến đầu tư nếu chính phủ các nước ngày vi phạm các IIAs được ký với chính phủ của họ.
-
[TRỰC TUYẾN] Tăng sự hiện diện của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU
Với sự tham gia của 4 khách mời, Tọa đàm sẽ gợi mở cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp những giải pháp để gia tăng số lượng doanh nghiệp và tỷ trọng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU cũng như gia tăng hiệu quả thực thi Hiệp định EVFTA trong thời gian tới.
-
Hiểu đúng về Danh mục các biện pháp không tương thích trong Hiệp định CPTPP
Việc áp dụng phương thức tiếp cận chọn bỏ và thực hiện “Danh mục các biện pháp không tương thích” (NCM) trong các dịch vụ tài chính đồng nghĩa với việc chấp nhận mức cam kết và mức độ tự do hóa cao hơn. Điều này đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam.
-
Hiệp định EVFTA và những quy định về Mua sắm Chính phủ
Khác với CPTPP, trong Chương 9: Mua sắm Chính phủ, Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa mua sắm đối với cả các cơ quan ở cấp trung ương và địa phương, cụ thể là 21 Bộ, ngành trung ương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (ngoại trừ hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng), 02 địa phương là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị...
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với tận dụng cơ hội từ EVFTA
Chuyển đổi số là một xu hướng chủ đạo trong thời gian qua, không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tìm kiếm mô hình kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực giai đoạn sau đại dịch Covid-19 đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế.
-
Xuất khẩu dệt may, da giày theo EVFTA - Liên kết để "làm chủ" cuộc chơi
EVFTA là hiệp định vô cùng quan trọng đối với các ngành xuất khẩu, trong đó có dệt may và da giày. Bởi thị trường EU là thị trường xuất khẩu truyền thống, chiếm tỷ trọng kim ngạch cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của hai ngành này. Với những lợi thế, ưu đãi mà Hiệp định EVFTA mang lại, đặc biệt hầu hết các dòng thuế giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực sẽ là đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp dệt may – da giày Việt Nam khôi phục sản xuất kinh doanh sau tác động của dịch Covid-19.
-
[TRỰC TUYẾN] Tận dụng “đòn bẩy” CPTPP, gia tăng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ
Tọa đàm do Tạp chí Công Thương tổ chức với sự tham gia chia sẻ của 4 khách mời về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CPTPP nói chung và thị trường các nước châu Mỹ nói riêng sau 3 năm thực thi Hiệp định; đồng thời đề xuất các giải pháp để doanh nghiệp tận dụng tốt hơn nữa cơ hội mà CPTPP mang lại.
-
Vượt qua rào cản kỹ thuật tại thị trường EU "khó tính"
Mặc dù được hưởng ưu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hóa… nhưng để xuất khẩu sang thị trường các nước Liên minh châu Âu (EU), hàng hóa Việt Nam cần đảm bảo hàng loạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội… và những tiêu chuẩn khác, gọi chung là rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) theo quy định tại Hiệp định TBT của WTO và các điều khoản TBT tại Hiệp định EVFTA.
-
[TÁI CƠ CẤU] Cơ cấu lại thị trường xuất khẩu nhờ các FTAs
Với việc tiên phong mở rộng các thị trường FTA lên tới 60 nền kinh tế, chiếm 75% kim ngạch mậu dịch toàn cầu, các FTA mà Việt Nam đang thực thi đã bổ trợ cho nhau, giúp Việt Nam chủ động phân tán rủi ro, thiết lập chuỗi cung mới, cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu.
-
Xúc tiến thương mại thúc đẩy tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA
Qua 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), thương mại song phương Việt Nam - EU đạt nhiều kết quả tích cực. Đóng góp vào kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp còn có sự hỗ trợ thúc đẩy khai thông, phát triển thị trường từ các hoạt động xúc tiến thương mại linh hoạt, hiệu quả.
-
[Trực tuyến] Giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA
Nhằm cung cấp góc nhìn đa dạng và chuyên sâu hơn về những giải pháp để ngành logistics Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt hơn những cơ hội cũng như thích ứng với những thách thức từ việc thực thi Hiệp định EVFTA, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA”.
-
Phát huy giá trị của chỉ dẫn địa lý để tự tin vào thị trường EU
Trong Hiệp định EVFTA, cả Việt Nam và EU đều đưa ra những chỉ dẫn địa lý như một tài sản quý giá cần được bảo vệ. Các sản phẩm Việt Nam được bảo hộ bởi chỉ dẫn địa lý tại EU sẽ tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng, tạo sức cạnh tranh cao, từ đó, gia tăng khối lượng bán và mức giá cao hơn sản phẩm không được bảo hộ.