Xúc tiến thương mại hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp

Ưu tiên các hoạt động XTTM hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu.
Tập trung, ưu tiên các hoạt động XTTM hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu
Tập trung, ưu tiên các hoạt động XTTM hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu

 

Bộ Công Thương chủ động trao đổi, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng, địa phương lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng có thế mạnh, có tiềm năng xuất khẩu, dành ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động XTTM, xây dựng kế hoạch, lộ trình XTTM theo chuỗi, có tính dài hạn, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức XTTM Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp.

Tập trung triển khai hoạt động XTTM theo từng thị trường đối với từng ngành hàng theo giai đoạn nhất định.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong XTTM trên các nền tảng kĩ thuật số để tăng thêm cơ hội cũng như thông tin thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Đây là biện pháp phù hợp trong bối cảnh các quốc gia phải tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của dịch Covid-19, cũng là giải pháp lâu dài nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả và tính minh bạch cho các hoạt động thương mại.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam (theo nhóm ngành hàng, khu vực địa lý, quy mô, loại hình doanh nghiệp, năng lực sản xuất xuất khẩu, nhu cầu xuất nhập khẩu…) và chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư.

Tập trung, ưu tiên các hoạt động XTTM hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng giá trị cho sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế ở những thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, Bộ Công Thương cũng cố gắng thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với các nước đối tác qua trao đổi trực tuyến ở nhiều cấp;

Trong đó Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp điện đàm với người đồng cấp của nhiều đối tác quan trọng để trao đổi về tình hình thương mại, giải quyết các khó khăn về thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Tăng cường phối hợp với hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Thiết lập cơ chế liên kết bảo đảm trao đổi thông tin thông suốt với các Tham tán thương mại, các Vụ thị trường nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương và các doanh nghiệp trên cả nước trên các ứng dụng internet như đầu mối tiếp nhận, phản hồi các nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và các nước thông qua địa chỉ email, nhóm tương tác trên các ứng dụng Viber, Zalo.

Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với nhiều Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức như Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, VCCI để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về các cơ hội cũng như các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, quy chuẩn kỹ thuật, môi trường, lao động,… của các thị trường đối tác FTA của Việt Nam, đặc biệt là thị trường EU.

[Quảng cáo]

Tuần Giáo