Phát triển thang đo hành vi chia sẻ tri thức trong môi trường giáo dục đại học: Trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh

NGUYỄN THANH PHI VÂN - VÕ VƯƠNG BÁCH (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) - HUỲNH THỊ CHÂU ÁI (Trường Đại học Văn Hiến)

TÓM TẮT:

Bài viết nhằm khám phá cấu trúc tích hợp của hành vi chia sẻ tri thức, phát triển bộ công cụ đáng tin cậy và thích hợp để định lượng hành vi chia sẻ tri thức của cá nhân đang làm việc trong môi trường giáo dục đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Bốn cấu trúc biến nghiên cứu có ý nghĩa gồm: Sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng nhận sử dụng, cảm nhận hữu ích và cảm nhận sự tự chủ. Thang đo được thực hiện phân tích nhân tố khám phá và phân tích khẳng định nhân tố để xác nhận giá trị thang đo mới.

Từ khóa: Hành vi chia sẻ tri thức, cảm nhận hữu ích, cảm nhận tự chủ, sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng nhận sử dụng.

1. Đặt vấn đề

Trong kỷ nguyên nền kinh tế dựa vào tri thức, việc tồn tại, phát triển và bảo toàn những lợi thế cạnh tranh của tổ chức là thách thức cho bất cứ nhà quản trị nào. Tri thức trở thành tài sản và nguồn lực giúp cho tổ chức phát triển, giành lấy lợi thế cạnh tranh trong môi trường nhiều biến động [1, 5]. Cho nên, quản trị nguồn tài sản tri thức trở nên cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong các tổ chức giáo dục như trường đại học [6]. Chia sẻ tri thức giữa các thành viên trong tổ chức trở thành hoạt động quan trọng để tri thức được kết tinh và kết nối với nhau [17]. Tuy nhiên, chưa thể đảm bảo hiệu quả tri thức đã được chia sẻ.

Nhiệm vụ chính của các trường đại học là thu nhận thêm tri thức, tạo ra tri thức mới, tồn trữ duy trì, thẩm định đánh giá và chia sẻ tri thức [16]. Quản trị tri thức được xác định là sứ mệnh chính yếu của các trường đại học và được xem là chiến thuật hiệu quả để đạt và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững [22]. Hành vi chia sẻ tri thức đề cập đến những hành vi tương tác giữa giảng viên liên quan đến công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập cùng nhau. Nghiên cứu nhằm phát triển thang đo hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh.

2. Cơ sở lý thuyết

Chia sẻ tri thức là nền tảng cốt lõi của quản trị tri thức tại doanh nghiệp [12], là một quá trình bao gồm ít nhất 2 cá nhân, mà không thể nhận ra được điểm bắt đầu hay điểm kết thúc [2] và cùng nhau tạo ra kiến thức mới [20]. Người sở hữu tri thức bắt đầu quá trình chia sẻ tri thức thông qua một hoạt động cụ thể có ý thức hoặc không ý thức, người nhận tri thức thực hiện hành động tiếp thu chủ quan, hấp thu kích thích mới. Nếu không có sự cam kết tham gia của người nhận tri thức trong hành vi, thì thật sự khó khăn để xác định rõ có hay không tri thức đã được chia sẻ mặc dù quy cách của những hành vi được yêu cầu có thể cũng khó khăn để mà giải thích/mô tả rõ ràng [9].

Khi chia sẻ tri thức xảy ra, sự cộng hưởng sẽ được hình thành giữa những tri thức của hai hay nhiều cá nhân đang tham gia [3]. Để việc chia sẻ thành công thì hoạt động tái cấu trúc tri thức xảy ra trong suy nghĩ người nhận [7]. Mức độ thành công của việc tái cấu trúc lại tri thức có thể được lượng hoá theo 2 cách: Thứ nhất, thực tế sử dụng tri thức được chia sẻ trong thực hiện nhiệm vụ chung. Thứ hai, đó là kết quả đầu ra/thực hiện từ tri thức được chia sẻ sau đó.

Theo Evans et al, (2018): hành vi chia sẻ kiến thức của cá nhân là một tập hợp các hành động tương tác qua lại giữa cá nhân về tri thức và kỹ năng liên quan đến bối cảnh công việc cụ thể cần phải được giải quyết thông qua giao tiếp [18, 20] và được giới hạn bởi khả năng phát triển của cá nhân (năng lực phát triển) [8]. Do đó, để đồng sáng tạo tri thức mới một cách hiệu quả, theo Gagné & Deci (2005) cá nhân tham gia được yêu cầu thực hiện cả hai vai trò sẵn sàng cho đi và nhận lại. Cá nhân chủ động thực hiện hành vi khi cảm nhận được sự tự chủ trong công việc, bởi cá nhân luôn có xu hướng kiểm soát phần thưởng nào ngăn chặn nhu cầu cá nhân đối với quyền tự chủ (những phần thưởng này làm triệt tiêu động cơ bên trong). Trong khi đó những phần thưởng đạt được làm tăng năng lực nhận thức và quyền tự chủ sẽ làm tăng động cơ bên trong [4], dẫn đến cá nhân sẽ có xu hướng tự quyết hành vi của mình để đạt được sự hứng thú cần thiết. Cho nên mức độ hiệu quả của việc tái cấu trúc lại tri thức trong suy nghĩ người nhận có thể được lượng hóa thông qua thực tế sử dụng tri thức được chia sẻ vào nhiệm vụ cụ thể.

Trên cơ sở này hành vi chia sẻ chia thức giữa cá nhân trong xử lý vấn đề công việc, được xem xét 4 thành tố:

(1) Người cho phải sẵn sàng chia sẻ tri thức mà họ đang sở hữu.

(2) Người nhận phải sẵn sàng nhận và sử dụng tri thức đã được chia sẻ.

(3) Cảm nhận hữu ích tri thức được chia sẻ.

(4) Cảm nhận sự tự chủ.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu định tính

Mục đích định tính là kiểm tra tính đồng nhất, tính dễ hiểu, sự phù hợp của thang đo trong quá trình chuyển ngữ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu giáo dục đại học. Nhóm 10 giảng viên được chọn lựa và tiến hành thảo luận nhóm từ: Đại học Hoa Sen, Đại học Công nghệ Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng, Đại học Văn Hiến, và Đại học Nguyễn Tất Thành.

3.2. Thang đo các khái niệm

Tất cả thang đo được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đánh giá và kiểm định tính phù hợp: Sẵn sàng chia sẻ: Sử dụng thang đo Holste và Fields, (2009) với 5 biến quan sát. Sẵn sàng nhận sử dụng: Được xây dựng bởi Holste và Fields, (2009) với 5 biến quan sát [14]. Cảm nhận lợi ích: Thừa hưởng từ thang đo Levin & Cross, (2004) đo lường kết quả đầu ra của tri thức được nhận từ mỗi cá nhân mà làm tổn hại hoặc hỗ trợ mục tiêu chung [15]. Cảm nhận sự tự chủ: với 6 biến quan sát độc lập nhau [21].

3.3. Nghiên cứu định lượng

Đối tượng khảo sát là giảng viên đang giảng dạy tại các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu là 530 người, tỉ lệ 10:1 tương ứng với số biến quan sát trong bài nghiên cứu [13] và cũng phù hợp với nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố [19]. Thang đo Likert 7 mức độ. Cách thu thập dữ liệu: Bảng giấy và công cụ Google Form. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện “hòn tuyết lăn”, giảng viên này được khảo sát xong sẽ giới thiệu giảng viên khác trong hoặc ngoài Khoa của mình. Dữ liệu được sàng lọc và xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20, kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố và phân tích nhân tố khẳng định nhằm xác định độ chính xác trước khi kết luận giá trị của thang đo mới.

4. Kết quả phân tích dữ liệu

4.1. Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Bảng 1. Số biến quan sát và độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Số biến quan sát và độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả Bảng 1, tất cả khái niệm trong thang đo đều có độ tin cậy cao và đạt tính ổn định phù hợp cho các phân tích kế tiếp. Tuy nhiên, loại bỏ 1 biến quan sát cảm nhận tự chủ vì Cronbach’s Alpha < 0,7.

4.2. Phân tích nhân tố khám phá

Giá trị Kaiser Kaiser Meyer Olkin (KMO) là .865 và một giá trị chi bình phương đáng kể cho thử nghiệm Bartlett cho tính toàn cầu (X2 = 4079.164, p < .000) cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu có được. Trích xuất nhân tố (factor extraction) theo tiêu chí Mineigen đã được sử dụng vì tất cả các nhân tố đều có Eigenvalues > 1. Thang đo cuối cùng 20 quan sát phản ánh 4 nhân tố thành phần, chiếm 48,103% phương sai.

Bảng 2. Kết quả Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả Phân tích nhân tố khám phá

4.3. Phân tích nhân tố khẳng định

4.3.1. Độ phù hợp tổng quát

Kết quả phân tích CFA mô hình tới hạn cho thấy mô hình này có giá trị thống kê Chi-square là 412.270 với 164 bậc tự do (df), giá trị p = 0,00. Nếu điều chỉnh theo bậc tự do có CMIN/df = 1,469 < 2, đạt yêu cầu độ tương thích trong bước phân tích CFA. Các chỉ tiêu khác nhau cho sự phù hợp của mô hình bao gồm GFI = 0,930, TLI = 0,927, CFI = 0,937. RMSEA = 0,053 < 0,08, đều đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của bước phân tích CFA.

4.3.2. Giá trị cấu trúc

Giá trị hội tụ:

Giá trị hội tụ của các biến quan sát có AVE < 0.5 nhưng có thể chấp nhận 0.4. Bởi theo Fornell và Larcker (1981): nếu AVE < 0.5, nhưng độ tin cậy tổng hợp (CR) > 0.6, thì mức độ hội tụ của cấu trúc vẫn đầy đủ [10]. Theo Bảng 3, tất cả CR đều lớn hơn 0.7. Vì vậy, phân tích CFA cho thấy mô hình nghiên cứu có mức độ phù hợp cao trong mối quan hệ các biến nghiên cứu và dự liệu đã thu thập.

Bảng 3. Độ tin cậy và tính chính xác của thang đo hành vi chia sẻ kiến thức

Độ tin cậy và tính chính xác của thang đo hành vi chia sẻ kiến thức

Giá trị phân biệt:

Bảng 4. Giá trị phân biệt của thang đo

Giá trị phân biệt của thang đo

Kết quả phân tích (Bảng 4) tất cả AVE điều lớn hơn tương quan bình phương của các biến. Vì vậy, phân tích CFA cho thấy mô hình nghiên cứu có mức độ phù hợp cao trong mối quan hệ các biến nghiên cứu và dữ liệu đã thu thập.

Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, thang đo Hành vi chia sẻ tri thức đã đáp ứng được độ tin cậy, đáp ứng đầy đủ tính chính xác thông qua phân tích nhân tố, kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Từ đó có thể đưa ra một thang đo mới cho hành vi chia sẻ tri thức.

5. Kết luận

Cấu trúc thang đo lường hành vi chia sẻ tri thức là phát hiện chính của nghiên cứu này. 4 thành phần đo lường thành vi chia sẻ tri thức đã được tìm thấy đảm bảo chia sẻ xảy ra bên cạnh lượng hóa được hiệu quả tri thức được chia sẻ. Điều này có nghĩa, khi cá nhân cảm nhận được sự tự chủ trong công việc sẽ có xu hướng tự quyết hành vi của mình để đạt được sự hứng thú cần thiết khi tham gia vào giải quyết vấn đề cùng những cá nhân khác.

Khi đó dù là người cho hay nhận tri thức họ luôn thể hiện những giá trị nhân cách thực từ bên trong của bản thân và thôi thúc bản thân tương tác hài hoà với cá nhân khác cùng vì mục tiêu chung. Vì vậy, cá nhân sẽ cảm nhận được những gì hữu ích cho bản thân thông qua tri thức được chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm, đóng góp vào thành công của nhóm cũng như tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bock, G. W., Zmud, R. W., Kim, Y. G., & Lee, J. N. (2005). Behavioral Intention Formation in Knowledge Sharing: Examining the Roles of Extrinsic Motivators, Social-Psychological Forces, and Organizational Climate. MIS Quarterly, 29(1), 87-111.
  2. Boer, N-I., van Baalen, P. J., and Kumar, K. (2002). An activity theory approach for studying the situatedness of knowledge sharing. Paper presented at the 35th Hawaii International Conference on System Sciences Hilton Waikoloa Village, Big Island, Hawaii.
  3. Boisot, M. H. (2002). The creation and sharing of knowledge. In C. W. Choo & N. Bontis (Eds.), The strategic management of intellectual capital and organizational knowledge. New York: Oxford University Press.
  4. Deci, E. L., & Ryan, R. M. (1985). Intrinsic motivation and self-determination in human behavior. New York: Plenum.
  5. Drucker, P. (1993). Post-Capitalist Society. London: Butterworth Heinemann
  6. Dekoulou, P., & Trivellas, P. (2014). Learning Organization in Greek Advertising and Media Industry: A Way to Face Crisis and Gain Sustainable Competitive Advantage. Procedia Social and Behavioral Sciences, 148, 338-347.
  7. Duguid, P. (2005). The art of knowing: Social and tacit dimensions of knowledge and the limits of the community of practice. The Information Society, 21(2), 109-118.
  8. Evans, M.M., & Alleyne, J. (2009). The concept of knowledge in KM: A knowledge domain process model applied to inter-professional care. Knowledge and Process Management, 16(4), 147-161.
  9. Evans, M. & Frissen, Ilja & Wensley, Anthony. (2018). Organisational Information and Knowledge Sharing: Uncovering Mediating Effects of Perceived Trustworthiness Using the PROCESS Approach. Journal of Information & Knowledge Management, 17(1), 16-27.
  10. Fornell, C., and Larcker, D. F. (1981). Evaluating Structural Equation Models with Unobservable Variables and Measurement Error. Journal of Marketing Research,18(1), 39-50.
  11. Gagné, M., & Deci, E. L. (2005). Self-Determination Theory and Work Motivation. Journal of Organizational Behavior, 26, 331-362.
  12. Gupta, A., and Govindarajan. V., (2000). Knowledge flows within multinational corporations. Strategic Management Journal, 21, 473-496.
  13. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., & Anderson, R.E. (2010). Multivariate Data Analysis, Seventh Edition. Upper Saddle River, New Jersey: Prentice Hall.
  14. Holste, J. Scott., and Fields, Dail. (2009). Trust and tacit knowledge sharing and use. Journal of Knowledge Management, 14(1), 128-140.
  15. Levin, D. Z., & Cross, R. (2004). The strength of weak ties you can trust: The mediating role of trust in effective knowledge transfer. Management Science, 50(11), 1477- 1490.
  16. Mehrizi, M., & Bontis, N. (2009). A cluster analysis of the KM field. Management Decision, 47(5), 792-805
  17. Nonaka, I., & Von Krogh, G. (2009). Perspective-Tacit Knowledge and Knowledge Conversion: Controversy and Advancement in Organizational Knowledge Creation Theory. Organization Science, 20(3), 635-652.
  18. Reychav, I., & Weisberg, J. (2010). Bridging Intention and Behavior of Knowledge Sharing. Journal of Knowledge Management, 14(2), 285-300.
  19. Roger, Bove. (2006). Estimation and Sample Size Determination for Finite Populations, 10th edition, CD Rom Topics, Section 8.7. West Chester University of Pennsylvania, USA.
  20. Van Den Hooff, B., & De Ridder, J. A. (2004). Knowledge Sharing in Context: The Influence of Organizational Commitment, Communication Climate and CMC use on Knowledge Sharing. Journal of Knowledge Management, 8(6), 117-130.
  21. Van den Broeck, A., Vansteenkiste, M., De Witte, H., Bart Soenens. & Lens, W. (2008). Capturing autonomy, competence, and relatedness at work: Construction and initial validation of the Work-related Basic Need Satisfaction scale. Journal of Occupational and Organizational Psychology, 83, 981-1002.
  22. Wang, M. (2012). How does the learning climate affect customer satisfaction? Service Industries Journal, 32(8), 1283-1303.

DEVELOPING THE SCALE OF KNOWLEDGE SHARING

BEHAVIOR IN THE HIGHER EDUCATION FILED

IN HO CHI MINH CITY 

• NGUYEN THANH PHI VAN

• VO VUONG BACH

Nguyen Tat Thanh University

• HUYNH THI CHAU AI

Van Hien University 

ABSTRACT:

The study is to explore the integrated structure of knowledge sharing behavior and develop a reliable and appropriate measurement scale to quantify the knowledge sharing behavior of individuals who are working in the higher education filed in Ho Chi Minh City. This study identifies four significant components of the researched structure including willingness to share knowledge, willingness to use of knowledge, perceived the useful of received knowledge, and perceived autonomy. The measurement scale is used with statistical techniques including Explore Factors Analysis and Confirmatory Factor Analysis to confirm and create

Keywords: Knowledge sharing behavior, perceived useful, perceived autonomy, willingness to share, willingness to use.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 23, tháng 9 năm 2020]