Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố tác động tới tiếp cận tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Thông qua số liệu điều tra 340 hộ nông dân và áp dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistics cho biết khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của hộ bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: (1) Trình độ học vấn, (2) Số lao động tham gia sản suất, (3) Tham gia Hội Đoàn thể, (4) Diện tích đất sản xuất và (5) Thu nhập chủ hộ. Từ kết quả hồi quy, một mô hình dùng để dự đoán khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân được hình thành, với xác suất dự đoán đúng của mô hình là 94,3%.
Từ khóa: vốn tín dụng, khả năng tiếp cận tín dụng, nông hộ, binary logistic, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp đóng vai trò then chốt trong cấu trúc kinh tế Việt Nam, đặc biệt giữa bối cảnh biến động toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (2011), nông nghiệp không chỉ bình ổn tăng trưởng kinh tế mà còn tạo việc làm, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy nhiên, nông dân - lực lượng nòng cốt của ngành Nông nghiệp lại thường xuyên phải đối mặt với những thách thức như giá cả bấp bênh, mất mùa và khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Để phát triển nông nghiệp bền vững, vốn đầu vào là yếu tố không thể thiếu, nhưng việc tiếp cận vốn của các hộ nông dân, đặc biệt là những hộ thu nhập thấp, vẫn còn hạn chế do các rào cản từ ngân hàng thương mại.
Để góp phần đánh giá thực trạng tín dụng của hộ nông dân tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương”, với mục tiêu (1) phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, (2) giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng trong nghiên cứu này để thu thập số liệu từ 340 hộ nông dân của 7 xã/thị trấn trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Bao gồm các xã/thị trấn: Cây Trường II, Lai Hưng, Hưng Hòa, Tân Hưng, Long Nguyên, Trừ Văn Thố và Lai Uyên. Cuộc điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 11/2024 đến tháng 12/2024. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bằng Bảng câu hỏi soạn sẵn dựa trên các kỹ thuật và biện pháp tổ chức nghiên cứu, điều tra, phỏng vấn, lấy số liệu trong nghiên cứu nông thôn. Phương pháp ước lượng mô hình là phân tích hồi quy binary logistic với sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS 20.0.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất
3. Kết quả nghiên cứu (Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3)
3.1. Đặc điểm của hộ
Bảng 1. Đặc điểm của hộ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS
Bảng 2. Thống kê mô tả đặc điểm của hộ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS
3.2. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistics
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistics

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm SPSS
Giá trị sig kiểm định Wald của LD, TD, TN, DT, TG nhỏ hơn 0.05, như vậy các biến này có sự ảnh hưởng lên khả năng tiếp cận vốn. Biến TU có sig kiểm định Wald bằng 0.150 > 0.05, Biến TU không có sự tác động lên khả năng trả nợ.
Hệ số hồi quy B của LD, TD, TN, TG đều mang dấu dương, điều này đồng nghĩa khi các biến này cao hơn thì khả năng tiếp cận được vốn cao hơn.
Hệ số hồi quy B của DT mang dấu âm, điều này đồng nghĩa khi biến này cao hơn thì khả năng tiếp cận được vốn càng thấp.
Ta có phương trình hồi quy như sau:

4. Kết luận
Qua nghiên cứu 340 hộ nông dân trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, thông qua kiểm định T test ở mức ý nghĩa 5% mô hình hồi quy Binary Logistic đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ là số lao động tham gia sản xuất, trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập của hộ, diện tích đất sản xuất và tham gia Hội đoàn thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
Bùi Văn Trịnh & Trương Thị Phương Thảo (2014). Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức: Trường hợp của nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh. Truy cập tại https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1928/1891
Lê Khương Ninh & Phạm Văn Dương (2011). Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nông dân ở An Giang. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 60, 8-15.
Nguyễn Nhan Như Ngọc & Phạm Đức Chính (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh An Giang. Truy cập tại https://pdfs.semanticscholar.org/cbaf/4f897879633072995e6ef47ee5d07443c430.pdf
Nguyễn Quốc Oánh & Phạm Thị Mỹ Dung (2010). Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Trường hợp nghiên cứu ở vùng ngoại thành Hà Nội. Truy cập tại http://lib.yhn.edu.vn/bitstream/YHN/25457/1/535288.pdf
Trần Ái Kết & Huỳnh Trung Thời (2013). Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang. Truy cập tại https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/1625/2194
Tiếng Anh
Dzadze, N. (2012). Factor determining Access to formal credit in Ghana: A case study of smallholder famers in the Abura-Asebu Kwamankese district of smallholder famers in the Abura-Asebu Kwamankese district of central region of Ghana. Journal of Development and Agricultural Economics, 416-423:
Garcia, S. &. (2011). Agricultural credit market participation in Finoteselam town, Ethiopia. Journal of Agribusiness in Developing and Emerging Economies Vol. 1 No. 1, pp. 55-74: https://doi.org/10.1108/20440831111131514
JK, P. (2004). The Roles of Quality, Value, and Satisfaction in Predicting Cruise Passengers’ Behavioral Intentions. J Travel Res: https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/0047287504263037
Nuryartono. (2005). Credit rationing of farm households and agricultural production: Indonesia. https://media.neliti.com/media/publications/10969-credit-rationing-of-farm-households-and-96ced1f4.pdf
Weng, R. (2008). An empirical investigation of credit constraints in the rural credit market in guizhou china (Order No. MR48144). Available from ProQuest Central. (304372279). Retrieved from.
Factors influencing credit access for farming households in Bau Bang district, Binh Duong Province
Nguyen Hoang Chung1
Le Thanh Phuong1
1Thu Dau Mot University
Abstract:
This study evaluates the factors influencing credit access among farming households in Bau Bang District, Binh Duong Province. Using survey data from 340 farming households and applying the Binary Logistic Regression model, the analysis identifies five key factors that impact credit access: (1) education level, (2) number of workers involved in production, (3) participation in associations, (4) production land area, and (5) household head income. The regression results led to the development of a predictive model for credit access, achieving a prediction accuracy of 94.3%. These findings provide valuable insights for improving credit accessibility for farming households in the region.
Keywords: credit capital, credit accessibility, farmers, binary logistics, Bau Bang district, Binh Duong province.