Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, các cân đối kinh tế lớn được bảo đảm. Kinh tế tiếp tục phát triển tích cực ở tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tiếp tục xu hướng tăng, 4 tháng tăng 9,4%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng hơn 10%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5%; vốn ODA giải ngân đạt hơn 550 triệu USD, tăng 11,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 8,84%.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nổi lên một số hạn chế, khó khăn nhưsố lượng khách du lịch tháng 4 tăng so với tháng trước nhưng tính chung cả 4 tháng lại giảm; tình hình thời tiết diễn biến bất thường, nhất là hạn hán gia tăng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ; việc tiêu thụ một số mặt hàng nông sản khó khăn… Do đó,thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương sẽ tiếp tụcthực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.
Trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trên cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xuất hiện khó khăn nào cần tập trung xử lý. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương sẽ theo dõi sát tình hình hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên, triển khai kịp thời các phương án bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống của người dân; đồng thời xử lý, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ một số mặt hàng nông sản. Theođó,triển khai đồng bộ các biện pháp khơi thông dòng vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và nhập siêu; tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy và tạo sự đột phá trong lĩnh vực du lịch, nhất là thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.