Cục Hóa chất tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 2025

Chiều 03/1/2025, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Cục Hóa chất tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 2025
Khung cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Hóa chất Phùng Mạnh Ngọc cho biết, năm 2024 là năm có nhiều thách thức đối với ngành công nghiệp hóa chất trong bối cảnh kinh tế thế giới ở các nước còn nhiều biến động, tuy nhiên, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Bộ cùng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Cục Hóa chất đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Nhiều kết quả tích cực đóng góp vào thành công chung của ngành Công Thương

Báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Cục Hóa chất, Phó Cục trưởng Hoàng Quốc Lâm cho biết, liên quan đến công tác xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, thực thi văn bản quy phạm pháp luật, năm 2024, Cục đã chủ động xây dựng hồ sơ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) thông qua quy trình chặt chẽ, bao gồm việc lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan. Sau khi được Bộ Tư pháp thẩm định vào tháng 6/2024, dự thảo Luật đã được Chính phủ thông qua theo Nghị quyết số 97/NQ-CP và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Hiện nay, Cục đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo để Bộ Công Thương và Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Song song với Luật Hóa chất, Cục cũng đã hoàn thành việc xây dựng và ban hành hai văn bản quan trọng khác. Thứ nhất là Nghị định số 33/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 27/3/2024, quy định việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học. Thứ hai là Thông tư số 19/2024/TT-BCT ban hành ngày 10/10/2024, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong hoạt động hóa chất nguy hiểm.

Cục đang triển khai xây dựng Thông tư quản lý cồn công nghiệp và chỉ thị màu cồn công nghiệp và phối hợp xây dựng Nghị định sửa đổi về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Ban soạn thảo và Tổ Biên tập).

Ngoài những văn bản chính nêu trên, Cục Hóa chất còn tham gia góp ý, rà soát nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, thể hiện vai trò tích cực trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho ngành hóa chất.

Công tác truyền thông và giáo dục pháp luật được Cục Hóa chất đã triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong lĩnh vực tổ chức hội thảo, Cục đã thực hiện nhiều sự kiện quan trọng, bao gồm chuỗi ba hội thảo tham vấn về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) được tổ chức tại ba miền Bắc - Trung - Nam vào tháng 3/2024; hai hội thảo phổ biến Nghị định số 33/2024/NĐ-CP vào tháng 4/2024; hai hội thảo về những điểm mới của dự thảo Luật Hoá chất vào tháng 10/2024 và bốn hội thảo về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn hóa chất được tổ chức tại Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh và Khánh Hòa vào tháng 10-11/2024.

Về mặt truyền thông đại chúng, Cục đã xây dựng tọa đàm về Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đã được phát sóng hai lần trên VTV2 vào tháng 10/2024 và một phóng sự chuyên sâu về phát triển công nghiệp hóa dược được phát trên VTV1 vào tháng 12/2024. Bên cạnh đó, Cục cũng đã xuất bản 80 bài viết truyền thông trên các nền tảng khác nhau (báo giấy, báo mạng).

Công tác thanh tra, kiểm tra năm 2024 của Cục Hóa chất được triển khai theo Kế hoạch số 03/KH-HC của Cục Hoá chất và các Quyết định số 3308/QĐ-BCT và số 521/QĐ-BCT của Bộ Công Thương

Ngoài các hoạt động thanh tra theo kế hoạch, Cục cũng thực hiện kiểm tra đột xuất, đặc biệt là việc giám sát các hóa chất thuộc danh mục hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo chỉ đạo của Bộ trưởng tại Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 05/11/2024.

Trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Cục không chỉ giải đáp các kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin phản ánh kiến nghị của Chính phủ, mà còn tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện báo cáo về hoạt động hóa chất qua Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia. Những nỗ lực này đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan.

Kết quả, trong năm 2024, Cục đã thanh tra, kiểm tra tổng số 44 đơn vị, trong đó có 35 đơn vị theo kế hoạch và 09 đơn vị kiểm tra đột xuất. Cục đã ban hành 27 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 2.602.124.757 đồng. Trong đó, phạt tiền trực tiếp là 1.344.400.000 đồng và số thu lợi bất hợp pháp là 1.257.724.757 đồng. Có 04 trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận.

Cục Hóa chất tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 2025
Cục trưởng Cục Hóa chất Phùng Mạnh Ngọc phát biểu khai mạc tại Hội nghị

Công tác phát triển ngành công nghiệp hóa chất, năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng trong công tác phát triển ngành công nghiệp hóa chất, với ba mảng hoạt động chính: triển khai chiến lược phát triển ngành, quản lý đầu tư xây dựng, và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực triển khai chiến lược phát triển ngành, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 726/QĐ-TTg, Cục đã phối hợp xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Kế hoạch Chiến lược phát triển ngành theo Quyết định số 1189/QĐ-BCT. Đồng thời, Cục đã chủ động đề xuất “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Thủ tướng Chính phủ. Song song với đó, Cục cũng tích cực phối hợp với các địa phương trong việc tìm kiếm vị trí phát triển các tổ hợp công nghiệp hóa chất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, và đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ cho giai đoạn 2025-2030.

Về công tác quản lý đầu tư xây dựng, Cục đã thể hiện vai trò tích cực trong việc quản lý các dự án hóa chất cấp đặc biệt và cấp I. Trong 11 tháng đầu năm 2024, Cục đã tiếp nhận 17 dự án cần thẩm định thiết kế cơ sở, trong đó đã hoàn thành thẩm định 07 dự án, tổ chức kiểm tra giữa kỳ cho 05 dự án và nghiệm thu 01 dự án.

Trong công tác hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Cục chủ động tham mưu sửa đổi Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, đồng thời tham gia góp ý cho Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Một vấn đề môi trường quan trọng được Cục quan tâm giải quyết là việc xử lý bãi thải gyps, thể hiện qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp về hạch toán chi phí xử lý và tiêu thụ thạch cao PG.

Công tác thực hiện và cải cách thủ tục hành chính, trong năm 2024, Cục Hóa chất đã triển khai thực hiện 09 thủ tục hành chính công, trong đó 06 thủ tục đã được nâng cấp lên dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 (thực hiện toàn trình) và 03 thủ tục ở cấp độ 3 (thực hiện một phần).

Các dịch vụ công cấp độ 4 được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm: khai báo hóa chất nhập khẩu, cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu hóa chất Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp.

Về số lượng hồ sơ đã xử lý, thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu chiếm số lượng lớn nhất với 119,294 hồ sơ thông thường và 2,063 hồ sơ đối với các hóa chất kiểm soát đặc biệt. Tiếp đến là cấp Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp với 13,705 hồ sơ, Giấy phép xuất nhập khẩu hóa chất Bảng 3 với 1,311 hồ sơ, và các loại giấy phép khác như tiền chất thuốc nổ (367 hồ sơ), vật liệu nổ công nghiệp (109 hồ sơ).

Ba thủ tục ở cấp độ 3 gồm: cấp Giấy phép sản xuất/kinh doanh hóa chất hạn chế (80 hồ sơ tiếp nhận, 75 hồ sơ đã giải quyết), thẩm định Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất (55 hồ sơ tiếp nhận, 46 hồ sơ đã giải quyết) và cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng (28 hồ sơ tiếp nhận, 25 hồ sơ đã giải quyết).

Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến và đơn giản hóa thủ tục hành chính đã giúp tiết kiệm thời gian, nhân công, chi phí và nâng cao sự hài lòng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động hóa chất.

Bên cạnh đó, Cục Hóa chất thực hiện xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, tập trung vào các nhiệm vụ chính: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính.

Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa để nâng cao chất lượng thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Cục, tập trung vào các thủ tục hành chính có liên quan nhiều tới người dân và các doanh nghiệp. Thực hiện việc công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, kịp thời thống kê đưa các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ lên các trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và Cục Hóa chất.

Công tác bảo đảm an toàn hóa chất, năm 2024, Cục Hóa chất đã xây dựng kế hoạch thực hiện phổ biến kiến thức chuyên sâu về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới hóa chất nguy hiểm tập trung vào các nội dung cụ thể: Xây dựng các bài viết phổ biến, hướng dẫn về công tác phòng ngừa sự cố hóa chất, kỹ thuật và cách thức phối hợp trong công tác ứng phó sự cố hóa chất; tổ chức các hội nghị, hội thảo phổ biến, hướng dẫn nâng cao năng lực trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các doanh nghiệp tại các miền trên cả nước.

Cục Hóa chất đã tổ chức Hội nghị hướng dẫn, phổ biến các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương về báo cáo định kì trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP và quy trình xử lý ứng phó sự cố hoá chất trong công tác an toàn tại Bắc Ninh (ngày 14/8/2024); Hội thảo hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao nhận thức, đề xuất các giải pháp sử dụng hóa chất an toàn trong sản xuất chế biến nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất công nghiệp sạch hơn, sản xuất bền vững tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ tại Bắc Ninh (ngày 27/ 8/2024); Hội thảo hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao nhận thức, đề xuất các giải pháp sử dụng hóa chất an toàn trong sản xuất chế biến nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất công nghiệp sạch hơn, sản xuất bền vững tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ tại Nam Định (ngày 29/8/2024); Hội nghị hướng dẫn, phổ biến các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương về báo cáo định kì trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP và quy trình xử lý ứng phó sự cố hoá chất trong công tác an toàn tại Vũng Tàu (ngày 19/9/2024).

Công tác vận hành cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, Cục Hóa chất tiếp tục nhiệm vụ quản lý hệ thống, vận hành và xử lý công việc trên hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia như: hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Công Thương báo cáo và sử dụng hệ thống qua mail và hotline, thống kê trích xuất dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động hoá chất; nhập dữ liệu hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo Phụ lục 1 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia; nhập dữ liệu hồ sơ hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất của các doanh nghiệp vào hệ thống Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia để tiện việc theo dõi quản lý nhà nước.

Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ sự cố hóa chất, sinh học, phóng xạ, hạt nhân, thực hiện Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân giai đoạn 2019-2025 (gọi chung là Kế hoạch hành động CBRN); Quyết định số 834/QĐ-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công thương thực hiện Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, Cục Hóa chất tổ chức 02 hội thảo nâng cao trình độ về phòng ngừa phát hiện và ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và xử lý hóa chất nguy hiểm tại Hà Nội (ngày 26/11/2024) và Hồ Chí Minh (ngày 29/11/2024).

Cục Hóa chất tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 2025
Phó Cục trưởng Cục Hóa chất Hoàng Quốc Lâm báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 tại Hội nghị

Công tác hợp tác quốc tế, Cục đã cử 22 Đoàn công tác tham dự nhiều sự kiện quan trọng. Những sự kiện nổi bật bao gồm Hội nghị quốc gia thành viên lần thứ 29 của Công ước Cấm vũ khí hoá học tại Hà Lan, các đoàn công tác tại Mỹ về chính sách và công nghệ vật liệu mới, Hội thảo ứng phó sự cố hóa chất tại Malaysia, Hội nghị an ninh hóa chất tại Hà Lan và Đối thoại Hóa chất APEC lần thứ 32 tại Peru. Ngoài ra, Cục còn tham gia các cuộc họp song phương với Hàn Quốc và tháp tùng Bộ trưởng trong các cuộc họp Ủy ban liên chính phủ với Bulgaria và Kazakhstan.

Về triển khai các dự án hợp tác quốc tế, Cục đã tích cực thực hiện nhiều dự án quan trọng như sáng kiến Nhóm Hành động Khí hậu Axit Nitric (NACAG) thông qua việc hoàn thiện Biên bản ghi nhớ với GIZ, dự án POPs giai đoạn 2 với việc xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2024, và dự án dệt may phối hợp với Viện Khoa học môi trường biển và hải đảo. Trong quá trình sửa đổi Luật Hóa chất, Cục đã hợp tác hiệu quả với nhiều đối tác quốc tế như OECD (tổ chức 6 hội thảo tham vấn), KEMI Thụy Điển (xây dựng kế hoạch hợp tác 2025-2030), và Đại sứ quán Mỹ (hỗ trợ chuyên gia tư vấn và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm quốc tế).

Về thực hiện các công ước quốc tế, Cục đã hoàn thành tốt vai trò đầu mối quốc gia, nộp báo cáo quốc gia về Công ước Minamata về thủy ngân đúng hạn, duy trì việc cấp thông báo tiền xuất khẩu theo Công ước Rotterdam và hoàn thành báo cáo quốc gia về Công ước Cấm vũ khí hóa học vào tháng 02/2024. Những hoạt động này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về quản lý hóa chất.

Về tham gia các diễn đàn và hội nghị quốc tế, Cục đã cử 22 Đoàn công tác tham dự nhiều sự kiện quan trọng. Những sự kiện nổi bật bao gồm Hội nghị quốc gia thành viên lần thứ 29 của Công ước Cấm vũ khí hoá học tại Hà Lan, các đoàn công tác tại Mỹ về chính sách và công nghệ vật liệu mới, Hội thảo ứng phó sự cố hóa chất tại Malaysia, Hội nghị an ninh hóa chất tại Hà Lan và Đối thoại Hóa chất APEC lần thứ 32 tại Peru. Ngoài ra, Cục còn tham gia các cuộc họp song phương với Hàn Quốc và tháp tùng Bộ trưởng trong các cuộc họp Ủy ban liên chính phủ với Bulgaria và Kazakhstan.

Về triển khai các dự án hợp tác quốc tế, Cục đã tích cực thực hiện nhiều dự án quan trọng như sáng kiến Nhóm Hành động Khí hậu Axit Nitric (NACAG) thông qua việc hoàn thiện Biên bản ghi nhớ với GIZ, dự án POPs giai đoạn 2 với việc xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2024, và dự án dệt may phối hợp với Viện Khoa học môi trường biển và hải đảo. Trong quá trình sửa đổi Luật Hóa chất, Cục đã hợp tác hiệu quả với nhiều đối tác quốc tế như OECD (tổ chức 6 hội thảo tham vấn), KEMI Thụy Điển (xây dựng kế hoạch hợp tác 2025-2030), và Đại sứ quán Mỹ (hỗ trợ chuyên gia tư vấn và tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm quốc tế).

Về thực hiện các công ước quốc tế, Cục đã hoàn thành tốt vai trò đầu mối quốc gia, nộp báo cáo quốc gia về Công ước Minamata về thủy ngân đúng hạn, duy trì việc cấp thông báo tiền xuất khẩu theo Công ước Rotterdam và hoàn thành báo cáo quốc gia về Công ước Cấm vũ khí hóa học vào tháng 02/2024. Những hoạt động này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về quản lý hóa chất.

Công tác quản lý hóa chất, tiền chất công nghiệp, muối công nghiệp, trong lĩnh vực quản lý hóa chất hạn chế sản xuất và kinh doanh, Cục đã triển khai tích cực Chỉ thị số 10/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành ngày 05/11/2024. Cụ thể, Cục đã ban hành Kế hoạch số 08/HC-KH và tổ chức kiểm tra đột xuất 08 đơn vị, trong đó 04 đơn vị bị xử phạt và 04 đơn vị được chuyển cho Tổng Cục Quản lý thị trường tiếp tục xử lý.

Về công tác quản lý tiền chất công nghiệp, Cục đã có nhiều hoạt động giám sát và kiểm soát chặt chẽ. Thông qua Công văn số 620/HC-QLHC ngày 05/06/2024, Cục đã yêu cầu các Sở Công Thương địa phương báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW và tình hình kiểm soát tiền chất 6 tháng đầu năm 2024. Cục cũng tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành, giám sát 05 doanh nghiệp kinh doanh tồn trữ tiền chất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (03 đơn vị) và Hà Nội (02 đơn vị). Qua kiểm tra, các đơn vị có sai phạm đã được chấn chỉnh và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát tiền chất.

Trong lĩnh vực quản lý muối công nghiệp, Cục đã tích cực tham gia vào việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối. Theo Thông tư số 37/2023/TT-BCT, hạn ngạch thuế quan muối năm 2024 được ấn định ở mức 88.000 tấn. Cục đã cung cấp cho Cục Xuất nhập khẩu các số liệu về công suất, sản lượng và chỉ tiêu muối của các doanh nghiệp sản xuất xút-clo. Ngoài ra, Cục còn tham gia Tổ soạn thảo Thông tư về phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2025 và đóng góp ý kiến về thời điểm phân giao cũng như đề xuất phương án giao hạn ngạch cho các đơn vị.

Nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2025

Phó Cục trưởng Hoàng Quốc Lâm cho biết, Cục Hóa chất đã nhận được nhiều điều kiện thuận lợi từ sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp và nỗ lực của đội ngũ cán bộ công chức trong thực hiện nhiệm vụ. Tập thể Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, kịp thời trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Cục, thể hiện qua các cuộc họp giao ban định kỳ và các văn bản chỉ đạo điều hành. Các đồng chí Lãnh đạo Bộ thường xuyên quan tâm, đôn đốc và có những định hướng chiến lược giúp Cục hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm được giao.

Tập thể Lãnh đạo Cục đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc chỉ đạo, điều hành một cách quyết liệt, linh hoạt và hiệu quả. Các đồng chí Lãnh đạo Cục thường xuyên bám sát công việc, kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh, đồng thời có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong Ban Lãnh đạo, tạo sự chủ động và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Công tác phối hợp giữa các phòng, đơn vị trong Cục ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn. Các phòng chuyên môn đã chủ động tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực trong triển khai nhiệm vụ được giao. Đồng thời, mối quan hệ phối hợp với các Vụ, Cục trong Bộ và các đơn vị liên quan như Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các hiệp hội ngành nghề cũng được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của Cục.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cục đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với tinh thần đoàn kết, tương trợ, tập thể Cục Hoá chất đã nỗ lực không ngừng, góp phần quan trọng vào thành công chung của đơn vị trong năm 2024.

áo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Cục Hóa chất

Năm 2024 là năm có nhiều thách thức đối với ngành công nghiệp hóa chất trong bối cảnh kinh tế thế giới ở các nước còn nhiều biến động, tuy nhiên, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Bộ cùng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó của toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Cục Hóa chất đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Cục Hóa chất gặp một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân chủ yếu cụ thể như sau:

Về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện: Quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp của lĩnh vực hóa chất, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Việc lấy ý kiến, tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành và địa phương đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thẩm định, phê duyệt các văn bản đôi khi còn chưa thực sự nhịp nhàng, ảnh hưởng đến tiến độ ban hành.

Về nguồn lực thực hiện: Cục đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù được giao biên chế 30 công chức và 17 viên chức, hiện Cục chỉ có 27 công chức và 16 viên chức đang công tác. Trong khi đó, khối lượng công việc ngày càng tăng, đặc biệt là các nhiệm vụ mới phát sinh trong lĩnh vực quản lý hóa chất. Tình trạng này tạo áp lực lớn lên đội ngũ cán bộ hiện có, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tiến độ công việc. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý

Theo đó, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Cục Hóa chất đề xuất một số giải pháp, cụ thể:

Về cơ chế chính sách: Đề nghị Lãnh đạo Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện cho Cục trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất, tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa các đơn vị trong Bộ và với các Bộ, ngành liên quan trong quá trình xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản.

Về tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực: Đề nghị Bộ Công Thương xem xét, tạo điều kiện để Cục sớm được bổ sung đủ biên chế theo chỉ tiêu được giao và có chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút và giữ chân người tài. Bên cạnh đó, hỗ trợ tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hiện có, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Về đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ: Kiến nghị được ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý nhà nước và có kế hoạch đầu tư dài hạn cho việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trong thời đại số.

Định hướng nhiệm vụ năm 2025, Phó Cục Trưởng Hoàng Quốc Lâm cho biết, Cục Hóa chất sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện và hoàn thành công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, trong đó, tiếp tục tham gia hoàn thiện dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua; triển khai xây dựng dự thảo các Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Hóa chất (sửa đổi).

Tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, sơ kết và đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 hàng năm theo kế hoạch, mục tiêu, quan điểm, định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện hiệu quả các thủ tục hành chính đã được công bố trong danh sách thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phụ trách để hoàn thành các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Triển khai việc thống kê, công bố thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia một cách chính xác, kịp thời.

Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực hóa chất. Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hóa chất.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, tăng cường thông qua việc trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực và thế giới, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế về an toàn hóa chất, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế trong công tác quản lý hóa chất.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó tập trung vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa chất, dự án đầu tư trong ngành công nghiệp hóa chất. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra trong lĩnh vực hóa chất. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tạp chí Công Thương sẽ tiếp tục thông tin về Hội nghị...

Huyền My