Đa dạng hóa thu nhập và vai trò các hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

LÊ CÔNG TÂM (Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Bài viết tổng quan toàn bộ lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập và vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp của các nông hộ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu thích hợp với đề tài và là tiền đề để tiến hành đi sâu phân tích, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa thu nhập của người dân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: Thu nhập, phi nông nghiệp, nông hộ, đồng bằng sông Cửu Long.

1. Đặt vấn đề

Từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 10 năm đạt 7,2%, xuất khẩu tăng nhanh trong năm 2011 đạt 96.91 tỷ USD, tăng 36% so với năm trước [15]. Đặc biệt, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích đất canh tác nông nghiệp và thủy sản của vùng chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây lại đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước [15]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2019 trong vùng đạt 7,9% cao hơn so với cả nước 6,76% góp phần làm thu nhập của các nông hộ tại đây không ngừng tăng lên nhờ vào việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp,…

Tuy nhiên, trong thực tế, cơ cấu kinh tế ở vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều bất cập. Năm 2003, ngành sản xuất nông, lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế với 28% GDP, chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy, các hoạt động phi nông nghiệp vẫn chưa giữ một vai trò tương xứng với tiềm năng của nó, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, nguyên nhân do các vấn đề về đầu tư, sản xuất, nguồn nhân lực và tiêu dùng làm cho thu nhập của các nông hộ ở ĐBSCL thu nhập bình quân là 3,588 triệu đồng/người/tháng so với vùng Đông Nam Bộ là 5,709 triệu đồng/người/tháng (Tổng cục Thống kê, 2019). Nguyên nhân chủ yếu là do sinh kế của người dân ở đây đa phần dựa vào hoạt động nông nghiệp.

Vì vậy, để nâng cao thu nhập cho các nông hộ ở vùng ĐBSCL, người dân cần phải đa dạng hóa các nguồn thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp như tăng cường hoạt động nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và các ngành dịch vụ cao nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng. Điều này sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội ở vùng ĐBSCL.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Các khái niệm

Nông hộ: Là những hộ gia đình vừa tham gia sản xuất nông nghiệp, vừa tham gia các hoạt động phi nông nghiệp. Vậy nông hộ bao gồm các hộ gia đình mà chủ hộ là những người tham gia sản xuất nông nghiệp, nông dân, những người làm việc đồng án.

Đa dạng hóa thu nhập: Là sự gia tăng trong số lượng các nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ. Đó chính là thu nhập từ các hoạt động trong các ngành sản xuất thứ nhất, thứ hai và thứ ba trong hệ thống tài khoản quốc gia. Những nông hộ có việc đa dạng hóa thu nhập được xem là hộ nông dân không thuần túy và ngược lại là hộ nông dân thuần túy.

Các nguồn thu nhập của nông hộ:

- Thu nhập nông nghiệp: là các nguồn thu nhập từ tất cả các hoạt động nông nghiệp, như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…

- Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm tất cả các nguồn lợi nhuận mang lại từ hoạt động phi nông nghiệp, như: tiền lương và các thu nhập khác mang lại từ việc thuê mướn lao động trong nông nghiệp, khai thác, sản xuất, dịch vụ và các hoạt động khác. Ngoài ra, còn có các nguồn thu nhập khác, như: trợ cấp, tiền thưởng,…

2.2. Cơ sở lý thuyết

2.2.1. Lý thuyết cơ bản của hành vi nông hộ

Theo nghiên cứu của Chayanov (1920) cho thấy rằng các nông hộ có sự đánh đổi giữa hai mục tiêu đó là thu nhập và đa dạng hóa thu nhập. Nguyên nhân chính tạo ra sự đánh đổi này là do vị trí địa lý các nông hộ này sinh sống, đặc biệt là số lượng và thành phần của nông hộ đó. Điều này cho thấy rằng, việc sử dụng quyết định làm nông nghiệp hay phi nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào đặc trưng của nông hộ đó. Trong mô hình này cũng chỉ ra rằng các nông hộ luôn tối đa hóa lợi nhuận khi chi phí cơ hội của thời gian lao động bằng với giá trị sản lượng biên của lao động.

2.2.2. Mô hình của Barnum-Suire

Mô hình này xem nông hộ vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Trong mô hình này, Barnum-Suire đưa ra các giả định sau:

- Có một thị trường lao động chỉ có lương đối với các hoạt động phi nông nghiệp mà các nông hộ này có.

- Mỗi nông hộ có phần diện tích đất cố định.

- Thời gian cho các công việc nhà và thời gian nhàn rỗi là giống nhau, thường người nông dân thích làm việc nhà hơn.

- Việc lựa chọn giữa tiêu dùng các sản phẩm do chính mình làm ra và bán các sản phẩm của mình để mua các sản phẩm khác là quan trọng đối với nông hộ.

- Bỏ qua những rủi ro.

Chayanov và Barnum-Suire cho rằng, các nông hộ để tối đa hóa mức độ hữu dụng thì phải giải quyết 3 vấn đề: Sản xuất, tiêu dùng và sử dụng thời gian. Chúng được phản ánh trong hàm sản xuất. Vậy điều kiện cân bằng về sản xuất và tiêu dùng của mô hình này như sau:

- Năng suất lao động biên bằng với tỷ lệ lương và năng suất lao động biên của các yếu tố đầu vào khác bằng với giá trung bình của các yếu tố đầu vào.

- Tỷ lệ thay thế biên giữa những cặp vấn đề trên, ví dụ công việc nhà (Tz) đối với sản phẩm do chính mình làm ra (C), công việc nhà (Tz) đối với tiêu dùng hàng hóa trên thị trường (M) và tiêu dùng sản phẩm do chính mình làm ra (C) đối với tiêu dùng hàng hóa trên thị trường (M) bằng tỷ lệ giá cả của chúng (W/p, W/m, p/m).

Để tối đa hóa hữu dụng thì các nông hộ phải quyết định phân chia thời gian của mình và các hoạt động này (làm nông với hoạt động phi nông nghiệp; làm thuê và thuê mướn lao động, tiêu dùng sản phẩm do chính mình làm ra và tiêu dùng hàng hóa trên thị trường). Nông hộ đưa ra các quyết định không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng của hộ (số nhân khẩu và cấu trúc trong hộ), mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào - đầu ra, giá của sản phẩm và tỷ lệ lương trên thị trường.

 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập

Đa dạng hóa thu nhập không đồng nghĩa với sự đa dạng hóa sinh kế. Đa dạng hóa thu nhập là quá trình mà các nông hộ xây dựng một nguồn thu đa dạng từ các hoạt động nhằm cải thiện đời sống của hộ, hỗ trợ xã hội và quản lý rủi ro. Việc tạo thu nhập là một trong những thành phần của chiến lược sinh kế [8].

Barrett et al (2001) đưa ra những động cơ đầu tiên gọi là "yếu tố đẩy" như: giảm thiểu rủi ro, giảm bớt yếu tố dư thừa trong việc sử dụng lao động, chống lại khủng hoảng hoặc hạn chế thanh khoản,… Động cơ thứ hai được đưa ra bao gồm các "yếu tố kéo": thực hiện bổ sung chiến lược giữa các hoạt động, chẳng hạn như hội nhập cây trồng-vật nuôi, xay xát và sản xuất.

Các nghiên cứu này cho chúng ta thấy những nguyên nhân chủ yếu khiến các nông hộ đa dạng hóa thu nhập đó là:

Vụ mùa trong sản xuất: Theo Ellis (1998), mùa vụ là một trong những nhân tố tạo ra thu nhập chính của nông dân, nó thay đổi theo thời gian. Nên mùa vụ được coi như là một tài sản thay đổi theo thời gian và các nông hộ phản ứng với việc thay đổi vụ mùa bằng cách đa dạng hóa thu nhập.

Rủi ro: Rủi ro là một nhân tố quan trọng trong việc đa dạng hóa thu nhập của nông hộ [9]. Chiến lược giảm thiểu rủi ro được các nông hộ đưa ra dựa trên những đánh giá cá nhân và mức độ rủi ro tác động đến thu nhập của họ, vì vậy họ tiến hành đa dạng hóa thu nhập.

Thị trường lao động: Công việc của thị trường lao động trong nông nghiệp được chú trọng, tuy nhiên theo Ellis (2000) lại quan tâm đến một số điều kiện mà thị trường lao động này phải chịu: điều kiện làm việc, khu vực làm việc, chi phí giao dịch và quy định của Chính phủ. Những nhân tố này sẽ tác động đến cung và cầu lao động, do đó sẽ tác động đến đa dạng hóa thu nhập.

Di cư: Theo Ellis (2000) di cư là hiện tượng mà một hoặc nhiều thành viên trong gia đình phải rời bỏ gia đình của họ trong một thời gian nhất định và nỗ lực tìm ra việc làm và tài sản mới. Khi hiện tượng này xảy ra làm cho số lượng người trong nông hộ làm công việc nông nghiệp thay đổi, từ đó làm cho cấu trúc nông hộ thay đổi dẫn đến cấu trúc thu nhập cũ của nông hộ thay đổi và sự đa dạng hóa trong thu nhập của hộ sẽ xảy ra. Vì vậy, di cư không những là một nhân tố làm đa dạng hóa thu nhập mà còn có mối quan hệ mật thiết với thị trường lao động trong khu vực đó.

2.3. Các nghiên cứu trước

Kết quả từ các nghiên cứu được thực hiện bởi Piesse, Simister, và Thirtle (1998) cho thấy, trong vùng sâu vùng xa, các nguồn thu nhập phi nông nghiệp làm tăng bất bình đẳng thu nhập nhưng trong khu vực đô thị nó lại làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập.

Kinsey, Burger, và Gunning (1998), nghiên cứu đa dạng hóa thu nhập ở Zimbabwe, họ tiến hành khảo sát 400 hộ tái định cư ở nông thôn Zimbabwe trong 13 năm và nhận thấy rằng đa dạng hóa thu nhập là một chiến lược đối phó được sử dụng trong thời gian hạn hán. Nghiên cứu thực nghiệm này có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, nghiên cứu này ít tập trung vào vai trò của đa dạng hóa thu nhập trong môi trường đô thị. Hộ nghèo ở khu vực đô thị cũng gặp phải một số rủi ro tương tự như các hộ ở nông thôn, chẳng hạn như sự thay đổi trả công lao động, thất bại thị trường, và những rủi ro điều chỉnh cơ cấu và thay đổi chính sách kinh tế. Thứ hai, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp như một chỉ số đại diện cho sự đa dạng hóa thu nhập. Chỉ số này rất khó để đo lường, đòi hỏi sự tính toán chính xác về mức độ thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Nghiên cứu ở Ethiopa và Tanzani được thực hiện bởi Dercon và Krishnan (1996) và nghiên cứu khảo sát tại Ấn Độ thực hiện bởi Micevska và Rahut (2008), tìm thấy kết quả tương tự. Cấu trúc hộ gia đình dường như ảnh hưởng nhiều hơn về chiến lược đa dạng hóa. Đầu tiên, quy mô hộ có một tác động tích cực và hiệu quả trên quyết định đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp. Tiếp đến, một lực lượng lao động nam lớn có liên quan đến một xác suất cao hơn về đa dạng hóa phi nông nghiệp địa phương và ảnh hưởng đến việc di cư.

T.Q.Trung và N.T.Tùng (2008) sử dụng dữ liệu VHLSS 1993, 1998, 2002 để phân tích nhiều tác động gián tiếp của tự do hóa thương mại về hoạt động kinh doanh và hành vi của các doanh nghiệp địa phương trong hoạt động phi nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi môi trường kinh tế tại Việt Nam thời gian qua.

Remco H. Oostendorp, T.Q. Trung và N.T. Tùng (2009) có kết luận tương tự với nghiên cứu của Phạm Thái Hưng (2007) bằng cách sử dụng dữ liệu từ VHLSS năm 1993, 1998, 2002 với mô hình hồi quy logistic. Lực lượng lao động nông thôn đã được đa dạng hóa việc làm phi nông nghiệp và các lĩnh vực phi nông nghiệp đã trở thành nguồn việc làm quan trọng nhất đối với dân cư nông thôn bên ngoài nông nghiệp. Giới tính, độ tuổi và giáo dục được xem như là các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự đa dạng hóa phi nông nghiệp.

3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Phân loại thu nhập: Thu nhập của người nông dân rất đa dạng, do đó để đơn giản trong việc phân tích dữ liệu, nghiên cứu tiến hành phân chia các nguồn thu nhập như sau: thu nhập từ các công việc nông nghiệp, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và thu nhập khác.

Đa dạng hóa: Theo các nghiên cứu trước đây, 6,21% các hộ nông dân chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập, trong khi đó 65,39% các hộ nông dân sẽ có 3 hoặc 4 nguồn thu nhập (VHLSS, 2008). Việc đa dạng hóa này giúp cho các hộ nông dân tránh được các cú sốc về kinh tế. Số lượng các nguồn thu nhập của một nông hộ thường phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Cung lao động của nông hộ càng lớn thì các hộ đó càng đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nông hộ có nhiều người trưởng thành thì sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.

- Số lượng nguồn thu nhập không phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp mà phụ thuộc vào số lượng ngành nghề.

Do đó nghiên cứu sẽ dựa vào chỉ số cân bằng Shannon để xác định các nguồn thu nhập của một nông hộ.

Chỉ số Shanno dễ dàng đo lường trong khi tính toán các hoạt động phi nông nghiệp đóng góp vào tổng thu nhập thực tế của nông hộ từ rất nhiều nguồn thu nhập khác nhau và cho biết thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp càng lớn thì nông hộ đó càng đa dạng hóa.

Công thức xây dựng chỉ số Shanno [13]:

Công thức xây dựng chỉ số Shanno

Trong đó: S là số lượng các nguồn thu nhập, insharei là tỷ lệ đóng góp của nguồn thu nhập thứ i trong tổng thu nhập, H là chỉ số tính toán các nguồn thu nhập cho mỗi nông hộ và sẽ tăng lên khi nông hộ càng đa dạng hóa. Dựa vào chỉ số H chúng ta tính được chỉ số E của Shannon như sau:

chỉ số E của Shannon

Chỉ số E có thể đánh giá mức độ tập trung của các nguồn thu nhập trong thu nhập nông hộ và đo lường sự đa dạng hóa của chúng. Theo đó, có thể thấy rằng, nông hộ càng đa dạng hóa thì E càng lớn và ngược lại. Chỉ số E này nhận giá trị bằng 0 khi nông hộ không đa dạng hóa (chỉ có một nguồn thu nhập) và nhận giá trị 100 khi nông hộ đa dạng hóa nhiều nhất (có tất cả các nguồn thu nhập).

Các nhân tố tác động đến đa dạng hóa: Đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào 2 nhân tố chính [10]:

- Lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động nông nghiệp.

- Các nhân tố giúp nông hộ tham gia hoạt động phi nông nghiệp như giáo dục, sức khỏe, tay nghề,…

Theo Alain de Janvry, Elisabeth Sadoulet, và Nong Zhu (2005), các nhân tố này bao gồm: đặc trưng của hộ gia đình (trình độ học vấn của những thành viên trong hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính, diện tích đất bình quân trên đầu người,...), đặc trưng của chính quyền địa phương và khu vực (mật độ dân cư, khoảng cách từ làng xã đến trung tâm thành phố,…).

3.2. Mô hình lý thuyết

Trong mô hình này, chúng ta quan tâm đến việc các nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long có đa dạng hóa thu nhập của mình không? Vì vậy, biến phục thuộc sẽ nhận giá trị 1 và 0. Khi nông hộ đó đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình. Nghĩa là nông hộ có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, thì nó nhận giá trị là 1, ngược lại sẽ có giá trị là 0. Để kiểm tra và dự đoán xác suất của việc đa dạng hóa thu nhập của nông hộ, chúng ta có thể sử dụng một số mô hìnhnhư: Mô hình tuyến tính (LPM), mô hình logit và probit.

Tuy nhiên, theo Gujarati (2rd,1998), khi sử dụng mô hình tuyến tính để dự đoán xác suất, chúng ta sẽ gặp một vài sai sót: sai số phi hệ thống ui; đa công tuyến (heteroscedascity) ui, xác suất Y‾ nằm ngoài khoảng từ 0-1, R2 thấp.

Khi xây dựng mô hình xác suất, cần đáp ứng 2 đặc điểm sau:

(1) Khi biến phụ thuộc thay đổi, biến phụ thuộc tăng hay giảm, nhưng không thể vượt qua giá trị 0-1.

(2) Mối quan hệ giữ biến phụ thuộc và biến độc lập phải là quan hệ phi tuyến tính. Điều này có nghĩa là biến phụ thuộc tiến đến 1 hay 0 khi biến độc lập nhận giá trị càng ngày càng nhỏ hay càng ngày càng lớn. Mô hình logit và probit có thể đáp ứng 2 yêu cầu trên (Gujarati, 2rd edition).

Trong nghiên cứu này tác giả chọn mô hình Logit, bởi vì mô hình này tương đối đơn giải về mặt toán học. Theo Gujarati (2rd edition), mô hình logit dựa trên hàm xác suất tích luỹ. Về mặt toán học, mô hình được viết như sau: 

mô hình

Trong đó: Zi= ß1+ ß1X1 +  ß2X2 + … khi  Zi thay đổi từ -∞ đến +∞, thì xác suất Pi chỉ dao động từ  0 đến 1 and Pi có mối quan hệ phi tuyến tính với Zi.

Nếu Pi là xác suất đa dạng hóa thu nhập, thì (1-Pi) là ngược lại. Chúng ta có: 

đa dạng hóa thu nhập

Do đó, hàm số này có thể viết lại như sau: 

đa dạng hóa thu nhập

Gọi odds, O là tỷ lệ odd đối với việc đa dạng hóa thu nhập.

tỷ lệ odd đối với việc đa dạng hóa thu nhập

Từ các phương trình trên, lấy log 2 vế, ta được:

Li = ln(O) = Zi = Zi = β1 + β1X1 + β2X2 + …..+ βkXk + Uj (3.1.2)

Trong đó: Zi là xác suất đa dạng hóa của nông hộ thứ i nhận giá trị 1 khi nông hộ có đa dạng hóa thu nhập và ngược lại thì nhận giá trị 0; Xi là biến độc lập thể hiện đặc tính nông hộ cùng nhưng điều kiện kinh tế - xã hội; Uj là sai số ngẫu nhiên.

Từ phương trình (3.1.1) và (3.1.2), ta được: 

CT7

Để dự đoán hệ số hồi quy trong mô hình logit, chúng ta có thể sử dụng pmo hình logit và xác suất dự đoán Pi.

3.3. Mô hình cụ thể

Từ mô hình lý thuyết, chúng ta có thể xây dựng mô hình cụ thể cùng với các biến phụ thuộc như sau:

mô hình lý thuyết

3.4. Mô hình nghiên cứu

Việc đa dạng hóa thu nhập của nông hộ thường chịu tác động bởi đặc trưng của hộ, rủi ro sản xuất trong nông nghiệp, rủi ro thị trường và thu nhập khác. Do đó, để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa thu nhập của nông hộ, bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình hồi quy Binary Logistic.

Khái niệm mô hình Binary Logistic: Các biến phụ thuộc và độc lập được sử dụng theo mô hình sau:

Y = f(GT, Tuoi, S-Tuoi, TDHV, TDHVtb, TnPTTH, Daotao, DTdatnnBQ, Thanhvien, SoNgPT, MatdoDS, TLthgiaPNN, Khoangcach)

Trong đó:

- Biến phụ thuộc: Y là biến dummy, chỉ tình trạng đa dạng hóa trong thu nhập của nông hộ, nhận giá trị 0 hoặc 1 (nhận giá trị 0 nếu nông hộ chỉ có thu nhập từ nông nghiệp và nhận giá trị 1 nếu nông hộ có thu nhập ngoài nông nghiệp).

- Các biến độc lập:

Bảng 1. Tổng hợp dấu kỳ vọng các biến

Tổng hợp dấu kỳ vọng các biến

4. Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL.

Dữ liệu nghiên cứu: Lấy từ cuộc Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) năm 2010 của Tổng cục Thống kê với tổng số mẫu quan sát dự kiến là 851.

Điều kiện để lựa chọn mẫu là các chủ hộ làm nghề nông nghiệp ở các ngành trồng trọt, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Sau khi trích xuất và tính toán bằng phần mềm Stata, số quan sát dự kiến lấy từ 13 tỉnh, thành phố được thể hiện theo Bảng 2.

Bảng 2. Thiết kế mẫu của VHLSS năm 2018

Thiết kế mẫu của VHLSS năm 2018

5. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu

5.1. Ý nghĩa

Nghiên cứu cho cái nhìn tổng quan về tình trạng đa dạng hóa thu nhập tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các nhân tố tác động. Từ đó, tiến hành đi sâu phân tích và nghiên cứu các nhân tố nào đã tác động đến tình trạng đa dạng hóa thu nhập tại vùng ĐBSCL, nhằm góp phần đưa ra các giải pháp giúp chính quyền các cấp có các biện pháp thích hợp để hỗ trợ thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.

5.2. Hạn chế

Sử dụng lại bộ dữ liệu VHLSS năm 2018 nên chưa phản ánh chính xác tình trạng đa dạng hóa thu nhập hiện tại của nông hộ tại khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số biến phi kinh tế còn ít được đề cập trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Alain de Janvry, Elisabeth Sadoulet, and Nong Zhu. (2005). The Role of Non-farm Incomes in Reducing Rural Poverty and Inequality in China. Working Thesis Series No. 1001 from Department of Agricultural & Resource Economics, The University of California, Berkeley. Retrieved from https://escholarship.org/uc/item/7ts2z766.
  2. Chayanov, A.V. (1920). Theory of peasant household in Russian.
  3. Barnum, Howard N. and Lyn Squire. (1979). An Econometric Application of the Theory of the Farm -Household. Journal of Development Economics, 6, 79-102.
  4. Barrett, C., Bezuneh, M. & Abdillahi, A. (2001). Income diversification, poverty traps and policy shocks in Cote d’Ivoire and Kenya. Food Policy, 26(4), 367-384.
  5. Barrett, C., Reardon, T. & Webb, P. (2001b). Non-farm income diversification and household livelihood strategies in rural Africa: Concepts, issues, and policy implications. Food Policy, 26(4), 315-331.
  6. Dercon, S. (1996). Risk, Crop Choice, and Savings: Evidence from Tanzania. Economic Development and Cultural Change, 44, 485-513.
  7. Ellis, F. (1998). Household strategies and rural livelihood diversification. Journal of Development Studies, 35(1), 1-38.
  8. Ellis, F. (2000). Rural Livelihood and Diversity n Development Countries. UK: Oxford University Press.
  9. FAO. (1998). The state of Food and Agriculture. Rome: FAO.
  10. Kinsey, Bill, Kees Burger, and Jan Willem Gunning. (1998). Coping with Drought in Zimbabwe: Survey Evidence on Responses of Rural Households to Risk. World Development, 26, 89-110.
  11. Micevska, M., & Rahut, D.B. (2008). Rural Non-farm Employment and Incomes in the Himalayas. Economic Development and Cultural Change, 57(1), 163-193.
  12. Magurran, A.E. (1998). Ecological diversity and its measurement. Priceton, NJ, USA: Princeton University Press.
  13. T.Q. Trung and N.T. Tung (2008). Effects of Trade Liberalization on Non-farm Household Eterprises in VietNam. Working Thesis No. 2008/32 from Development & Policies Research Center, download at http://depocenwp.org/modules/download/index.php?id=50
  14. Tổng cục Thống kê (2012). Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương.
  15. Tổng cục Thống kê (2010). Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010. Có thể dowload tại: www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=15084
  16. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2004). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể download tại: http://binly.bizhat.com/web_shdn/chuyendichcckt_sCL.htm
  17. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2011). “Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. Có thể download tại: http://www.itdr.org.vn/details_daqh-x-65.vdl

INCOME DIVERSIFICATION AND THE ROLE

OF NON-AGRICULTURAL ACTIVITIES OF FARMING

HOUSEHOLDS LIVING IN THE MEKONG DELTA

• LE CONG TAM

Ho Chi Minh City Open University

ABSTRACT:

This paper reviews the entire theory of income diversification and the role of non-agricultural activities of farming households living in the Mekong Delta. Based on the theoretical basis, this paper proposes a suitable research model for this topic and this research model is a prerequisite for conducting in-depth analyses in order to find out the factors affecting the income diversification of people living in the Mekong Delta.

Keywords: Income, non-agriculture, farming households, Mekong Delta.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 16, tháng 7 năm 2020]