Ngày 24/5/2018, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới khởi động “Chương trình Phát triển Nhà cung cấp Việt Nam” nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia, đồng thời cho phép các nhà cung cấp hiện tại mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị gia tăng.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức, thực tế hiện nay, các công ty đa quốc gia đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, mang lại cơ hội mở rộng nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, một trong các trở ngại đối với các công ty đa quốc gia là còn thiếu những nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng được các chuẩn mực toàn cầu cần thiết.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, nâng cao năng lực để thiết lập được hoạt động kinh doanh mới với các công ty đa quốc gia là bước đầu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công tyDo vậy, “Chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam” sẽ được triển khai trong thời gian 2 năm tới, nhằm giúp đỡ các nhà cung ứng trong nước đáp ứng được yêu cầu của các công ty đa quốc gia về chất lượng, giá thành và thủ tục giao hàng, cũng như các yêu cầu khác thông qua chuỗi giá trị trong các ngành mục tiêu. Sau đó, các doanh nghiệp doanh nghiệp cung cấp trong nước sẽ được kết nối với các công ty đa quốc gia để tìm kiếm cơ hội cung ứng trong tương lai.
Cụ thể, trong 2 năm, Chương trình sẽ phối hợp với 8 công ty đa quốc gia trong các ngành ô tô, điện tử, năng lượng và hàng gia dụng, bao gồm Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, General Electric, Panasonic và Toyota. Các công ty được mời tham gia này đều thể hiện mối quan tâm của họ về phát triển nguồn cung trong nước và khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Có 45 doanh nghiệp trong nước đã được lựa chọn tham gia chương trình theo sự giới thiệu của các công ty đa quốc gia và các tổ chức hiệp hội ngành nghề.
Ông Yamamoto Masahiro kỳ vọng, Chương trình sẽ giúp chúng tôi phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với đối tác tiềm năng và cải thiện nguồn cung ứng tại Việt NamÔng Yamamoto Masahiro, Giám đốc Kế hoạch Chiến lược Panasonic Việt Nam, cho biết: “thời gian qua, Panasonic Việt Nam đã hợp tác với các nhà cung cấp Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác. Hi vọng, Chương trình này sẽ giúp chúng tôi phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với đối tác tiềm năng và cải thiện nguồn cung ứng trong nước”.
"Chương trình Phát triển Nhà cung cấp Việt Nam” nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất được các sản phẩm phức tạp hơn và cạnh tranh tốt hơn trên phạm vi toàn cầuĐồng quan điểm trên, ông Hồ Viết Tâm, Chủ tịch Công ty CP Cơ khí Dụng cụ Xuất khẩu chia sẻ, Chương trình này sẽ giúp rất nhiều cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có cơ hội vươn lên, kết nối và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cung ứng cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia. Đây sẽ là bước rất quan trọng để doanh nghiệp Việt nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đại diện các doanh nghiệp tham gia trong “Chương trình Phát triển Nhà cung cấp Việt Nam”Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ra mắt Chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, việc nâng cao năng lực để thiết lập được hoạt động kinh doanh mới với các công ty đa quốc gia là bước đầu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước tham gia chương trình.
“Mục đích của Chương trình này là giúp các doanh nghiệp trong nước dịch chuyển lên các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị để có thể sản xuất được các sản phẩm phức tạp hơn và cạnh tranh tốt hơn trên phạm vi toàn cầu”, Thứ trưởng Hải cho biết.
Đặc biệt, từ thành công của Chương trình này, kỳ vọng trong tương lai, các Chương trình sẽ được thực hiện với các ngành khác và các công ty đa quốc gia khác, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia hơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kỳ vọng.