Kết hợp hài hòa phát triển và an ninh qua thực tiễn tỉnh Bình Dương

Bài nghiên cứu "Kết hợp hài hòa phát triển và an ninh qua thực tiễn tỉnh Bình Dương" do Trung tướng GS. TS Nguyễn Xuân Yêm (Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an) thực hiện

Tóm tắt:

Ở nước ta, xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc nói chung, an ninh và phát triển nói riêng đã trở thành quy luật trong quá trình dựng nước và giữ nước. Phát triển là nền tảng của an ninh. Và an ninh là điểm tựa, là nền tảng cơ sở, là sự đảm bảo để phát triển. Ngày nay, mối quan hệ này có vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh nước ta xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Bài viết đánh giá, phân tích mối quan hệ giữa phát triển về an ninh qua thực tiễn tỉnh Bình Dương.

Từ khóa: phát triển, an ninh, mô hình phát triển, Bình Dương.

1-Ngày nay, thế giới, khu vực và ở Việt Nam thường xuyên đề cập tới cụm từ “Phát triển bền vững”. Liên hợp quốc quan niệm mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) là chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Liên hợp quốc đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 3 trụ cột: kinh tế-xã hội-môi trường.

Việt Nam là quốc gia cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam gồm 115 mục tiêu cụ thể trên 3 trụ cột: kinh tế-xã hội-môi trường.

Trong định hướng phát triển đất nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định rõ: “Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn”; trong đó có quan hệ “giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đây là một bài học lớn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra trong hơn 90 năm lịch sử vẻ vang và đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/09/2019 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia Giữ vững An ninh quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để phát triển bền vững trên phạm vi cả nước, ở từng địa phương và từng lĩnh vực”[1]và được khẳng định trong Tuyên bố chung của hai Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ngày 1/11/2022: “…Phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân…” …”An ninh là tiền đề của phát triển”[2].

Trong các phát biểu chỉ đạo gần đây các đồng chí lãnh đạo nước ta cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa an ninh và phát triển “an ninh để phát triển, phát triển để đảm bảo an ninh”[3].

Bài học kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương và một số  địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,v.v… cho thấy các địa phương này rất quan tâm tới kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh.

Trên cơ sở quan niệm chung của Liên hợp quốc và quan niệm phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam trên 3 trụ cột: kinh tế-xã hội-môi trường, nhiều địa phương đã phát triển sự chỉ đạo của Trung ương và xác định phát triển bền vững gồm 4 trụ cột: kinh tế-xã hội-môi trường -an ninh. Các địa phương đã kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ an ninh xã hội, an ninh con người; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; huy động tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. An ninh xã hội, an ninh con người được chú trọng, bảo đảm.

2-Lịch sử đã chứng minh rằng con người không thể có cuộc sống ổn định và phát triển bền vững nếu như không có an ninh và một quốc gia cũng không thể phát triển bền vững nếu không đảm bảo được an ninh cho con người và doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đời sống, sản xuất và kinh doanh, trong đó có ccs mối đe doạ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

An ninh phi truyền thống là trạng thái an ninh, an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, xã hội, quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại trước các nguy cơ đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, an ninh y tế và dịch bệnh,an ninh kinh tế, an ninh tài chính, an ninh doanh nghiệp, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh đô thị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, an ninh giao thông, an ninh trường học, an ninh du lịch, an ninh hàng không, an ninh mạng, an ninh biển và hải đảo, … Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực hoặc toàn cầu, do tác động bởi mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học – công nghệ[4]. Hàng năm các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đã làm các quốc gia mất đi từ 30-60% GDP.

Mục tiêu của an ninh truyền thống là ổn định và phát triển bền vững của Nhà nước, chế độ, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Còn mục tiêu của an ninh phi truyền thống là ổn định và phát triển bền vững xã hội (cộng đồng), doanh nghiệp, con người. Vấn đề quản trị an ninh phi truyền thống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, góp phần phát triển bền vững quốc gia.

Được tái lập ngày 1/1/1997 trên cơ sở tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước; kế thừa những chủ trương, chính sách của tỉnh Sông Bé, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để xây dựng Bình Dương từ một tỉnh nông nghiệp có xuất phát điểm thấp trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Đến nay, các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển tích cực, công nghiệp phát triển đúng định hướng và tiếp tục là trụ cột tăng trưởng kinh tế của tỉnh với giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 24,6%/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 12 cụm công nghiệp. Toàn tỉnh thu hút hơn 53 nghìn doanh nghiệp trong nước với vốn đầu tư 515 nghìn tỷ đồng và hơn 4 nghìn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư 37 tỷ USD, tăng gấp nhiều lần so với năm 1997.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 1997-2020 tăng bình quân 25,9%/năm; tổng thu ngân sách tăng bình quân 26,1%/năm, riêng năm 2023 thu ngân sách đạt 73.257 tỷ đồng, tăng gấp 77 lần so với năm 1997. Thu nhập bình quân đầu người hiện đứng đầu cả nước; tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Trung ương.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước. Cho đến nay tỉnh đã đạt nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh. Tỉnh Bình Dương đã xác định rõ quan điểm phát triển: Kinh tế là trọng tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; đảm bảo quốc phòng, an ninh là trọng yếu và thường xuyên.

Để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm bảo vệ môi trường với định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề. Chú trọng lồng ghép vào trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bình Dương luôn bảo đảm phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, trong đó, chú trọng phát triển bền vững, xây dựng đô thị thông minh, xanh, thịnh vượng. Bình Dương đã có nhiều chương trình, giải pháp kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ kinh tế. Tập trung phòng ngừa, ứng phó nhiều nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh kinh tế, an ninh tài chính, an ninh doanh nghiệp,v.v… xảy ra trên địa bàn các địa phương. Vì vậy đã góp phần phát triển kinh tế.

Là một tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh, từ nhiều năm qua, Bình Dương luôn nằm trong số những địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất nước. Lấy ví dụ trong 5 năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của Đại dịch Covid-19, mặc dù gặp khó khăn chung như mọi nơi khác, nhưng tăng trưởng kinh tế của Bình Dương vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước và vùng Đông Nam Bộ; và không có năm nào có mức tăng trưởng âm (xem Bảng 1).

Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế hàng năm trong 5 năm gần đây (%)

an ninh

Nguồn: Tổng cục Thống kê; https://www.gso.gov.vn/

Một trong những lý do rất quan trọng của tình tăng trưởng khả quan là do Bình Dương vẫn duy trì được dòng vốn FDI đầu tư tại tỉnh. Nếu tính theo lượng FDI cộng dồn và các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2022 thì Bình Dương vẫn là một trong những địa phương tìm đến cao nhất nước, chỉ đứng sau TP Hồ Chí Minh (xem Bảng 2).

Bảng 2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2022). Đơn vị: triệu USD

an ninh

 Nguồn: Tổng cục Thống kê. https://pxweb.gso.gov.vn/pxweb

Bài học thành công của Bình Dương có nhiều và được đánh giá, phân tích dưới nhiều góc độ. Dưới góc độ Khoa học Quản trị và Khoa học An ninh, các thành công này có thể xem xét dưới 3 góc độ:

Thứ nhất, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ kinh tế (Bình Dương đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh kinh tế). Về bản chất đây là An phú.

Tỉnh đã tập trung phòng ngừa, ứng phó nhiều nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh kinh tế, an ninh tài chính, an ninh doanh nghiệp xảy ra trên địa bàn. Vì vậy đã góp phần phát triển kinh tế. Hiện nay Bình Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách Trung ương với tỷ lệ điều tiết là 64%, đứng thứ ba cả nước.

Thứ hai, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ an ninh xã hội, an ninh con người (Bình Dương đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh xã hội, an ninh con người). Về bản chất đây là An dân (An dân, Yên dân, Ấm dân)

Là tỉnh có dân số đông thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, với nhiều áp lực do dân số cơ học tăng nhanh hằng năm, trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; huy động tối đa các nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tỉnh luôn bảo đảm phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, trong đó, chú trọng phát triển bền vững, xây dựng đô thị thông minh, xanh, thịnh vượng. An ninh xã hội, an ninh con người được chú trọng, bảo đảm. Trong điều kiện người lao động ngoại tỉnh đông, nhưng hơn 25 năm qua Bình Dương không xảy ra các xung đột xã hội lớn.

Thứ ba, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Bình Dương đã làm tốt công tác đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước. Về bản chất đây là An điền.

Để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, Bình Dương luôn quan tâm bảo vệ môi trường với định hướng phát triển công nghiệp. Chú trọng lồng ghép vào trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Đối với các điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết, ưu tiên các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và đông dân cư. Bình Dương cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực quan trắc môi trường. Đến nay tất cả 10/10 chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương và Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đều đã đạt và vượt mức, chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn tỉnh được cải thiện đáng kể.

Bình Dương còn là tỉnh có mức độ tội phạm thấp so với các địa phương của cả nước, trung bình một năm xảy ra khoảng 500-600 vụ phạm pháp hình sự và đa số là tội phạm ít nghiêm trọng, không xảy ra các xung đột xã hội lớn. Về bản chất đây là An bình.

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay bên cạnh các thời cơ, đã và đang xuất hiện các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống:

Về an ninh truyền thống: Các nguy cơ “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa, “ diễn biến hòa bình”, các hoạt động chống phá Việt Nam như tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; tụ tập đông người biểu tình, tuần hành, gây rối trật tự công cộng; khủng bố, phá hoại, chống chính quyền nhân dân; hoạt động tình báo, gián điệp;v.v…Xuất hiện nguy cơ chệch hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN khi nền kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp FDI và kinh tế tư nhân.

Về an ninh phi truyền thống: là các nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh con người, an ninh môi trường,tội phạm kinh tế và tham nhũng,v.v..

Về các nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế:  Nguy cơ chung: Thế giới năm 2022 và 2023 được đánh dấu bằng 3 “cú sốc”: Thứ nhất là địa chính trị (xung đột Nga-Ukraine), thứ hai là hàng hóa (năng lượng, lương thực). 2 cú sốc này đã hình thành cú sốc thứ ba, đó là thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất cho cả hiện tại và tương lai. Các biên tập viên của Từ điển tiếng Anh Collins đã tuyên bố “permacrisis”[5] là từ của năm 2022, có nghĩa là “một giai đoạn bất ổn và bất an kéo dài”. Permacrisis là từ ghép “permanent” (lâu dài) và “crisis” (những cuộc khủng hoảng), nó phản ảnh chính xác tình hình thế giới hiện nay. Có 3 cú sốc đã kết hợp để gây ra tình trạng phức tạp của thế giới hiện nay. Giá năng lượng tăng vọt đã làm trầm trọng thêm cú sốc thứ 3, đó là sự mất ổn định kinh tế vĩ mô. Giá tiêu dùng đã tăng nhanh từ đầu năm 2022 do những hạn chế về nguồn cung sau đại dịch. Giá năng lượng và lương thực tăng chóng mặt, lạm phát tăng cao trở thành vấn đề nóng toàn cầu. Từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), đến các ngân hàng trung ương (NHTƯ) lớn trên thế giới, đã tiến hành đợt tăng lãi suất toàn cầu nhanh và rộng nhất trong ít nhất 40 năm.

Ngày 27/6/2023, phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới các nhà tiên phong tại Thiên Tân, Trung Quốc (World Economic Forum (WEF), Annual Meeting of the New Champions 2023, Tianjin (China), 27-29 June 2023); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: đã nhấn mạnh 6 “cơn gió ngược” đang cản trở sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và Việt Nam[6]. Đó là: (i) suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; (ii) hậu quả của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới và các nước còn kéo dài; (iii) cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, sự phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; (iv) các cuộc xung đột, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; (v) các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất và có khả năng hạn chế trong thích ứng và sức chống chịu trước những cú sốc từ bên ngoài; (vi) biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.

Nền kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng cũng đã và đang chịu ảnh hưởng lớn trên của nền kinh tế toàn cầu, khu vực.

Các nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế riêng: Nguy cơ tụt hậu, giảm tăng trưởng kinh tế; Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa do đại dịch Covid-19 và khủng khoảng, lạm phát kinh tế thế giới và khu vực. Tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, tình hình xung đột xã hội, đình công, lãn công trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, do cạnh tranh nguồn nhân lực của các tỉnh, thành phố bạn.

Về các nguy cơ, mối đe dọa an ninh tài chính: Nợ xấu khó đòi của các Ngân hàng - cản trở lớn trong tiến trình phát triển tỉnh Bình Dương trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến chứng khoán. Tình hình tội phạm quốc tế lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế.

Về an ninh doanh nghiệp: Tỉnh Bình Dương hiện có gần 5.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khoảng 53.147 doanh nghiệp trong nước.  Trên địa bàn tỉnh do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, qua khảo sát của Hiệp hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2020-2021 có tới hơn 1.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vì không đảm bảo tiêu chí để duy trì sản xuất "3 tại chỗ". Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu vì nguồn cung ứng nguyên vật liệu đang bị gián đoạn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bình Dương chiếm gần 70 %, nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành dịch vụ thương mại, giao thông…. trong đó, nhiều doanh đang chật vật để trụ lại nhưng nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận phá sản, rút tên khỏi thị trường. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2021 là 339 doanh nghiệp, tăng 54,8% so với năm 2020. Năm 2022, toàn tỉnh Bình Dương có 610 đơn vị, doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, trong đó hầu hết đều non trẻ, quy mô nhỏ. Năm 2023 vẫn còn nhiều doanh nghiệp Bình Dương bị cắt giảm đơn hàng phải thu hẹp quy mô nên Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước chỉ tăng 6,5% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ, giảm 7,3% so với năm 2022 (kế hoạch tăng 9-10%); kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 7% (kế hoạch tăng 9-10%)[7].

Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về kinh tế trên địa bàn tỉnh: Từ năm 2019 -2023, trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát hiện 4968 vụ, 5018 đối tượng phạm tội và vi phạm pháp luật về kinh tế, thu giữ 70.572.656.971 đồng tiền và hàng hóa. Đã khởi tố 518 vụ, 548 đối tượng, xử lý hành chính 3079 vụ, 3117 đối tượng.

Bảng 3. Bảng thống kê tội phạm và vi phạm pháp luật kinh tế ở Bình Dương 2019-2023

an ninh

(Nguồn: Công an tỉnh Bình Dương và các tác giả)[8].

- An ninh xã hội và an ninh con người: Nổi lên là tình hình đình công, nghỉ việc tập thể. Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra từ 20-30 vụ đình công, ngừng làm việc tại các cơ sở sản xuất. Có vụ hàng nghìn công nhân đình công, nghỉ việc tập thể. Năm 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra hơn 30 vụ đình công tập thể, trong đó năm 2020 xảy ra 20 vụ tranh chấp lao động với số người tham gia là 14.327 người.  Điển hình là vụ hơn 8000 công nhân Công ty TNHH Chí Hùng (thị xã Tân Uyên) đình công vào giữa năm 2020.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, từ ngày 04/01/2022 đến ngày 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 23 vụ tranh chấp lao động tập thể - đình công tại 23 doanh nghiệp với 13.089 người tham gia. Trong đó có 21 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 91%  và 02 doanh nghiệp vốn trong nước. Năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ đình công với 6.816 lượt công nhân tham gia; điển hình là vụ ngày 8/7/2023, hơn 1500 công nhân Công ty Cổ phần G.R.F (phường Uyên Hưng, Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã ngừng việc tập thể 3 ngày đòi quyền lợi thưởng thâm niên và thưởng lương tháng 13 năm 2023.

Bảng 4. Các vụ đình công, lãn công, ngừng việc tập thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương 2019-2023

an ninh

Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Bình Dương

Nguy cơ xuất hiện các xung đột xã hội liên quan tới đất đai, phát triển công nghiệp, quy hoạch công nghiệp, phát triển giao thông, phân hóa giàu nghèo trên địa bàn tỉnh.

Về An ninh môi trường: Đó là các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường liên quan tới chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp; các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thực phẩm; các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh môi trường làng nghề; các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay Bình Dương chưa có Bộ Tiêu chí quản trị an ninh môi trường phục vụ phát triển bền vững, xây dựng tỉnh Bình Dương thành “Tỉnh – Thành phố xanh - thân thiện với môi trường vào năm 2030”. Bên cạnh đó là các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống khác: an ninh mạng, an ninh công nghệ, an ninh du lịch, an ninh giáo dục, an ninh giao thông,v.v..

Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống đó đòi hỏi phải tập trung giải quyết để phát triển bền vững Bình Dương trong thời gian tới “phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước”.

Để tăng cường mối quan hệ giữa phát triển và an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cần tiến hành nhiều giải pháp:

Thứ nhất, Đề nghị Trung ương cho tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương và một số tỉnh, thành phố có tăng trưởng kinh tế cao để lựa chọn mô hình phát triển của Việt Nam với 4 trụ cột: Kinh tế-xã hội-môi trường-an ninh.

Về phát triển bền vững cần có quan niệm mới về phát triển bền vững trên 4 trụ cột: kinh tế-xã hội-môi trường-an ninh (an ninh phi truyền thống)[9]. 4 trụ cột phát triển bền vững Việt Nam: Kinh tế phát triển bền vững; Xã hội phát triển bền vững; Môi trường phát triển bền vững; An ninh bền vững. Mô hình: 4 trụ cột phát triển bền vững tỉnh Bình Dương: Kinh tế - Xã hội –  Môi trường – An ninh[10].

an ninh

Thứ hai, tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương để  hoàn thiện và phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về các mối quan hệ lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một trong những vấn đề lý luận mà Đảng ta đặc biệt quan tâm là giải quyết các mối quan hệ lớn dưới góc độ lý luận và thực tiễn.

Sau khi đề ra đường lối đổi mới, trong giai đoạn 1986 - 1996, Đảng đề xuất và giải quyết 05 mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới với ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những mối quan hệ trên đã được từng bước hoàn thiện nhận thức và giải quyết trong thực tiễn, góp phần vào sự ổn định đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng nêu 08 mối quan hệ lớn. Đó là: (1) giữa đổi mới, ổn định và phát triển; (2) giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; (3) giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; (4) giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; (5) giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; (6) giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; (7) giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; (8) giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định lại 08 mối quan hệ lớn đã được nhận thức và bổ sung thêm 01 mối quan hệ lớn, đó là mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục có những nhận thức, bổ sung mới về các mối quan hệ lớn. Đó là điều chỉnh trật tự mối quan hệ “giữa đổi mới, ổn định và phát triển” thành “giữa ổn định, đổi mới và phát triển”; bổ sung mối quan hệ “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, thành “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”; điều chỉnh mối quan hệ “giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, thành “giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”; điều chỉnh mối quan hệ “giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, thành “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng bổ sung mối quan hệ lớn giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, hợp thành chỉnh thể hệ thống mười mối quan hệ lớn có tính quy luật của đổi mới và phát triển của Việt Nam.

Qua nghiên cứu thực tiễn an ninh phi truyền thống Việt Nam và tỉnh Bình Dương cho thấy mối quan hệ giữa an ninh và phát triển rất cần được tổng kết, bổ sung theo“…Phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân…”…”An ninh là tiền đề của phát triển”.

Từ đó mối quan hệ “giữa ổn định, đổi mới và phát triển” cần phát triển thành mối quan hệ “giữa an ninh, đổi mới, phát triển”.

Thứ ba, Bên cạnh các chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, đề nghị Tỉnh uỷ Bình Dương ban hành Nghị quyết và triển khai Đề án “Bình Dương bình an” với 5 mục tiêu An ninh xã hội, An ninh con người, An ninh kinh tế, An ninh môi trường, An toàn an ninh mạng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền; đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện các đột phá chiến lược; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng tỉnh Bình Dương thành tỉnh đáng sống, giàu mạnh, phát triển bền vững.

Thứ tư, Tập trung xây dựng, triển khai các phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên địa bàn tỉnh:

- Kịch bản về công tác chỉ đạo, chỉ huy cấp tỉnh trong ứng phó với các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống trên địa bàn tỉnh.

- Kịch bản về công tác chỉ đạo, chỉ huy cấp huyện trong ứng phó với các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh.

- Kịch bản về công tác chỉ đạo, chỉ huy cấp phường trong ứng phó với các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Bình Dương.

- Phương án/kịch bản giải pháp giải quyết các tình huống gây mất an ninh trật tự trên địa bàn thành phố (đình công, lãn công, tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng, bạo loạn, khủng bố, gây mất trật tự an toàn giao thông, gây rối trật tự công cộng, cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc hại gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng).

- Xây dựng phương án/kịch bản khung xử lý, ứng phó với các nguy cơ đe doạ an ninh kinh tế.

- Xây dựng phương án/kịch bản khung xử lý, ứng phó với các tình huống ô nhiễm môi trường nước, chất thải rắn, ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khẩn cấp.

- Xây dựng phương án/ kịch bản khung xử lý, ứng phó với các tình huống gây mất an ninh trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Xây dựng phương án/ kịch bản khung giải quyết các sự cố nghiêm trọng về y tế, dịch bệnh nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Xây dựng phương án/kịch bản khung xử lý, ứng phó với các nguy cơ đe doạ an ninh mạng…

Mỗi tình huống ANPTT cần xây dựng kịch bản ứng phó với các hoạt động: phòng ngừa, giảm nhẹ, cứu trợ, phục hồi, tái thiết và phát triển.

* Tư tưởng chỉ đạo: Tập trung thống nhất của TW, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

* Phương châm: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Thích ứng an toàn và không để phát sinh thành đại dịch hoặc thảm họa, khủng khoảng.

* Tổ chức thực hiện: 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Tham khảo thêm nhiệm vụ tại chỗ của Thành phố Hồ Chí Minh; “3 trước, 4 tại chỗ” của Quảng Ninh (3 trước: Nhận diện, chủ động phòng, chống trước để không bị động, bất ngờ; Phát hiện, hành động, xử lý trước (Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; An ninh chủ động; giữ nước từ khi nước chưa nguy); Chuẩn bị phương án, vật tư trước).

Thực hiện Chu trình Quản trị An ninh phi truyền thống “2 giai đoạn” (Phòng ngừa, ứng phó) với “5 bước” (phòng ngừa, giảm nhẹ/thích ứng an toàn, cứu trợ, phục hồi, tái thiết và phát triển) và “ 4 tại chỗ”.

Chỉ huy, lãnh đạo tại chỗ: Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ huy, điều phối các lực lượng (Công an, Quân đội, các ngành) của địa phương và các cơ quan Trung ương đóng ở Bình Dương hoặc được chi viện tới thực hiện các biện pháp ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kể cả xử lý hình sự, cưỡng chế hành chính. Lực lượng tại chỗ: Có cán bộ (Công an, Quân dội, các ngành) địa phương và lực lượng Trung ương, tỉnh Bình Dương luôn sẵn sàng ứng trực, thực thi nhiệm vụ để giải quyết, cứu nạn, cứu hộ, khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Phương tiện tại chỗ: Có đủ các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, công cụ hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn, PCCC, y tế, thuốc,v…phục vụ yêu cầu cứu nạn, cứu hộ, khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Hậu cần tại chỗ:  Dự trữ đủ xăng dầu, vật tư kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc, lương thực, thực phẩm, thuốc,v.v..phục vụ giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Phát huy các thành tựu của hơn 25 năm thành lập tỉnh Bình Dương vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh  Bình Dương, chúng ta hoàn toàn tin tưởng tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục gặt hái và thành công, phát triển.

Tài liệu trích dẫn:

  1. Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia.
  2. Tuyên bố chung giữa Tổng bí thư Đảng CSVN và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 1/11/2022.
  3. Tô Lâm, Bài trả lời phỏng vấn nhân 78 năm truyền thống Công an nhân dân Việt Nam, Báo Điện tử Chính phủ, ngày 18/8/2023.
  4. Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm, Trần Vi Dân và các tác giả (2024), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND, Hà Nội 2024, tr.97
  5. The Collins Dictionary’s word of the year for 2022
  6. Phạm Minh Chính, Bài phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới các nhà tiên phong tại Thiên Tân, Trung Quốc (World Economic Forum (WEF), Annual Meeting of the New Champions 2023, Tianjin (China), 27-29 June 2023
  7. Báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Bình Dương ngày 15/11/2023.
  8. Theo thống kê của Công an tỉnh Bình Dương và tác giả.
  9. Nguyễn Xuân Ký (2023), Quản trị phát triển bền vững địa phương: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Quản trị và phát triển bền vững, Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQG Hà Nội, 2023, tr.51.
  10. Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả (2023), An ninh phi truyền thống và Quản trị an ninh phi truyền thống, NXB CAND, 2023, tr.109-110.

Tài liệu tham khảo

1- Phạm Minh Chính (2023), Bài phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới các nhà tiên phong tại Thiên Tân, Trung Quốc (World Economic Forum (WEF), Annual Meeting of the New Champions 2023, Tianjin (China), 27-29 June 2023

2- Chính phủ (2020), Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ về phát triển bền vững.

3- Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội.

4- Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Nghị quyết số Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/09/2019 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia.

5- Nguyễn Xuân Ký (2023), Quản trị phát triển bền vững địa phương: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ Quản trị và phát triển bền vững, Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQG Hà Nội, 2023, tr.51.

6- Tô Lâm (2023), Bài trả lời phỏng vấn nhân 78 năm truyền thống Công an nhân dân Việt Nam, Báo Điện tử Chính phủ, ngày 18/8/2023

7- Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm và đồng nghiệp (2017), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND, Hà Nội năm 2017; tái bản năm 2024.

8- Nikola Brzica, Ivana Brzica (2021), Managing Security Risks in International Business, DOI: https://doi.org/10.22598/pi-be/2021.15.2.87

9- Nikolaev.M.A, Makhotaeva.M.Yu (2020), Risk and Threats to the Economic Security of a Region in the Digital Economy, Series: Advances in Economics, Business and Management Research, Proceedings of International Scientific and Practical Conference “ Russia 2020-A New Reality: Economy and Society” ( ISPCR 2020).

10- Quốc hội (2004), Luật an ninh quốc gia, Hà Nội.

11- The Collins Dictionary’s word of the year for 2022

12- Tỉnh uỷ Bình Dương, Hội đồng Lý luận Trung ương (2023), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước”, Bình Dương ngày 13/12/2023.

13- Tổng cục Thống kê; https://www.gso.gov.vn/

14- Tuyên bố chung giữa Tổng bí thư Đảng CSVN và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 1/11/2022.

15- UBND tỉnh Bình Dương (2024), Báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Bình Dương ngày 15/11/2023

16- UNDP 1994), Human Development Report,1994

17- Viện An ninh phi truyền thống, Công an tỉnh Bình Dương, Sở KHCN tỉnh Bình Dương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, “Các giải pháp, phương án phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương” Bình Dương ngày 16/5/2023.

18- Viện An ninh phi truyền thống, Công an tỉnh Bình Dương, Sở KHCN tỉnh Bình Dương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng công tác bảo đảm an ninh kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Bình Dương ngày 22/12/2023.

19- Yuliya Bystrova, Sergei Melnik, Pavel Nadtachaev, Bala Bidova, Gennadii Pratsko (2021), The main Threats to Economic Security of the Country, E3S Web of Conferences 273,08108 (2021), https://doi.org/10.1051/33sconf/202127308108.

20- Nguyễn Xuân Yêm, Bùi Quốc Dũng, Trần Việt Hà và đồng nghiệp (2019), An ninh xã hội, an ninh con người trong điều kiện mới ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp, Đề tài cấp Nhà nước mã số KX.04.26/16-20 của Hội đồng Lý luận trung ương.

21- Nguyễn Xuân Yêm (2023), Phòng ngừa, đảm bảo an ninh kinh tế phục vụ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và phát triển bền vững tỉnh Bình Dương, Đề tài khoa học cấp tỉnh Bình Dương.

21- Nguyễn Xuân Yêm (2023), An ninh phi truyền thống và Quản trị an ninh phi truyền thống, NXB CAND, Hà Nội 2023.

HARMONIOUSLY COMBINING DEVELOPMENT AND SECURITY THROUGH PRACTICE IN BINH DUONG PROVINCE

Abstract:

In our country, building the country along with protecting the Fatherland in general, and security and development in particular, has become a rule in the process of building and defending the country of the Vietnamese people. Development is the foundation of security. And security is the fulcrum, the foundation, the guaTrung tướng GS. TS Nguyễn Xuân Yêm (Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyên Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an)rantee for development. Today, this relationship has a particularly important position, especially in the context of our country building and developing a socialist-oriented market economy and opening up, with increasingly deeper and broader international economic integration. . This article evaluates and analyzes the relationship between security development through the practice of Binh Duong province.

Keywords: development, security, development model, Binh Duong.

Trung tướng GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm