Hoạt động khuyến công cũng đã góp phần đưa công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp về nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước nói chung và các làng nghề nói riêng, đồng thời góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong cả nước.
Theo đó, trong 10 qua Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều dự án khuyến công. Trong đó, kinh phí khuyến công Quốc gia hỗ trợ 20 đề án khuyến công. Nội dung chủ yếu là tư vấn nâng cao năng lực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề.
Về hoạt động khuyến công quốc gia từ năm 2016 đến năm 2022 đã tổ chức 23 Hội thảo tư vấn nâng cao năng lực về thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì thương hiệu sản phẩm, liên kết cụm công nghiệp, năng lực quản lý, marketing, kinh doanh trực tuyến, môi trường và đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho nghệ nhân, thợ giỏi tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các làng nghề tại 15 tỉnh, thành thuộc các tỉnh thành phía Bắc và miền Trung.
Có thể nói, trong 10 năm qua, hoạt động khuyến công đã tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Công tác hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề tiêu thụ công nghiệp nhằm phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn và tăng thu nhập của người lao động, tăng lợi nhuận của cơ sở công nghiệp nông thôn và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Ngoài ra, hoạt động khuyến công đã tổ chức và tư vấn nâng cao năng lực quản lý, khởi sự doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, tăng cường khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Các hội thảo và lớp đào tạo đã giúp tổ chức, cá nhân, các cơ sở công nghiệp nông thôn nắm vững thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về doanh nghiệp, ý tưởng kinh doanh lập kế hoạch kinh, phân tích hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, kế hoạch marketing và nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất đã góp phần trong việc thành lập doanh nghiệp cũng như tăng cường khả năng kinh doanh của các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Cùng với đó hoạt động khuyến công đã hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn trong làng nghề đã tham gia các hội chợ triển lãm trong nước tham gia thi sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đồng thời, kinh phí khuyến công đã hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công bao gồm chương trình như tuyên truyền trên các báo đài Trung ương và địa phương.
Đánh giá chung về thực hiện chương trình khuyến công trong 10 năm qua, theo đại diện của Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết: Các hoạt động khuyến công đã và đang thực hiện đã góp phần huy động các nguồn lực đầu tư và phát triển công nghiệp nông thôn theo mục tiêu, định hướng của địa phương; mang lại hiệu quả kinh tế xã hội đáng kể, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Các chương trình hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp, … đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, phát triển đời sống văn hóa, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển và gia tăng giá trị sản xuất.
Hoạt động khuyến công đã giúp các cơ sở công nghiệp trong làng nghề có được hướng đầu tư đúng hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh hỗ trợ sản công nghiệp, hoạt động khuyến công đã góp phần phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giúp các doanh nghiệp cơ sở sản xuất trong làng nghề bảo tồn phát triển nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, mở rộng sản xuất, đặc biệt là sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Từ thực tế trên nhận thức của các cấp, các ngành và của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, vị trí hoạt động khuyến công đã ngày càng được nâng cao.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng đã đề xuất với Cục Công Thương địa phương - Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công theo 09 nhóm nội dung chính, bao gồm: Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; hỗ trợ tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, chương trình khuyến công; hỗ trợ hợp tác quốc tế về khuyến công; hỗ trợ liên doanh, liên kết, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý và tổ chửc thực hiện hoạt động khuyến công.