Kinh nghiệm thu hút FDI của nước và các địa phương trên thế giới - Hàm ý cho tỉnh Say Nha Bu Ly (CHDCND Lào)

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm thu hút FDI của nước và các địa phương trên thế giới - Hàm ý cho tỉnh Say Nha Bu Ly (CHDCND Lào)" do Simanichan Latsamy (Trường Đại học Kinh tế - Luật)) thực hiện.

TÓM TẮT:

Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đưa lại những lợi ích to lớn đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư tại nước CHDCND Lào nói chung vàtỉnh Say Nha Bu Ly (CHDCND Lào) nói riêng. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các hệ lụy không nhỏ, quá trình thu hút FDI cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Một số nước và các địa phương trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, thành phố Đà Nẵng (Việt Nam), Sạ Vẳn Nạ Khết (CHDCND Lào) đã có những kinh nghiệm quý giá trong thu hút và sử dụng vốn FDI. Tại bài viết này, tác giả đã nghiên cứu về kinh nghiệm thu hút FDI của nước và các địa phương trên thế giới và đề xuất hàm ý cho tỉnh Say Nha Bu Ly (CHDCND Lào). Kế thừa những kinh nghiệm của các nước và địa phương của Lào trong việc hoàn thiện chính sách thu hút FDI và sử dụng FDI hiệu quả sẽ là tiền đề để tỉnh Say Nha Bu Ly phát triển bền vững.

Từ khóa: FDI, thu hút FDI, CHDCND Lào, kinh tế, tăng trưởng kinh tế.

1. Đặt vấn đề

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang trở thành xu thế của hầu hết các nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Những thành quả FDI mang lại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển rất to lớn, hoạt động thu hút FDI đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang có những chuyển biến lớn, nhu cầu thu hút vốn đầu tư ngày càng cao lại đưa đến nhiều tiêu cực. Việc học tập kinh nghiệm sử dụng vốn đầu tư và hoàn thiện chính sách thu hút FDI từ các nước khác là rất cần thiết. Bài viết nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước và địa phương trong hoàn thiện chính sách thu hút FDI và sử dụng FDI hiệu quả sẽ là tiền đề để tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào phát triển bền vững.

2. Cơ sở lý luận

Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia muốn phát triển không chỉ dựa vào nguồn lực của đất nước mình mà còn phải hội nhập với nền kinh tế thị trường toàn cầu, nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, kết hợp nguồn lực bên trong để phục vụ phát triển kinh tế.

IMF (1977) cho rằng, FDI nhằm thu lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác nước nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được quyền quản lý.

WTO (1996) định nghĩa, FDI  là việc công dân của một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu và quản lý ít nhất 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một nước khác. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và hoạt động đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và đối tác địa phương.

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (2005) định nghĩa, FDI là việc nhà đầu nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.  

Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Lào ban hành năm 1988 được bổ sung hoàn thiện sau 2 lần sửa đổi (năm 1994 và năm 2004) cho rằng FDI là khuyến khích cho tư nhân và pháp nhân nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào dựa trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi và hoạt động theo pháp luật của CHDCND Lào.

3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương về thu hút FDI

3.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vẫn tăng trưởng ổn định, lập kỷ lục mới khi lần đầu vượt mức 1.200 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,3% so năm 2021, tiếp tục là một trong những quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới.

Theo đánh giá của báo chí Trung Quốc, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc là để tìm kiếm lợi nhuận ổn định. Các công ty xuyên quốc gia đầu tư làm ăn lâu dài tại Trung Quốc với kỳ vọng vào tăng trưởng trong tương lai, cũng như môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi ở đất nước tỷ dân này.

Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Xúc tiến thương mại Trung Quốc (CCPIT), 99,4% doanh nghiệp nước ngoài đặt niềm tin vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tới, 98,7% doanh nghiệp nước ngoài cho biết sẽ duy trì và mở rộng đầu tư tại nước này.

Sức hút của thị trường Trung Quốc đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài là bởi các nhân tố như quy mô thị trường lớn với dân số 1,4 tỷ người, là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới; hệ thống ngành nghề công nghiệp đầy đủ, nguồn nhân lực dồi dào; môi trường kinh doanh thông thoáng, xuất hiện nhiều phân ngành và mô hình tiêu dùng mới.

Theo đại diện của Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư vào các dự án ngành chế tạo công nghệ cao là sự chọn lựa phù hợp với lợi ích và mục tiêu phát triển của công ty xuyên quốc gia. Minh chứng cụ thể là năm 2022, Tập đoàn BMV đã chính thức vận hành nhà máy ở thành phố Thẩm Dương với tổng mức đầu tư 15 tỷ nhân dân tệ, đây là dự án lớn nhất của BMV tại Trung Quốc, và cũng là cơ sở sản xuất lớn nhất của BMV trên thế giới. [1] 

Hình: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc [1]

Đơn vị: Tỷ nhân dân tệ

fdi

3.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan

Ủy ban Xúc tiến đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết, từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2024có 2.195 dự án đầu tư tại nước này, tăng 46% so cùng kỳ năm ngoái. Các dự án có tổng vốn đầu tư 722,528 tỷ Baht, tăng 42% so cùng kỳ năm ngoái (500 tỷ Baht). BOI đánh giá, đây là số vốn đầu tư cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây tại Thái Lan[2].

Trong các dự án đầu tư nói trên, các ngành công nghiệp mũi nhọn có 5 nhóm có giá trị đầu tư cao nhất theo thứ tự là điện tử và đồ điện với 183,444 tỷ Baht; kỹ thuật số với 94,197 tỷ Baht; công nghiệp ô - tô và phụ tùng là 67,849 tỷ Baht; nông nghiệp và chế biến thực phẩm là 52,99 tỷ Baht và cuối cùng là dầu khí và hóa chất có số vốn 34,341 tỷ Baht.

BOI cũng cho biết, tính riêng về đầu tư nước ngoài (FDI) có tới 1.449 dự án, tăng 66% so vớivới số lượng dự án cùng kỳ năm ngoái với tổng giá trị đầu tư 540 tỷ Baht, tăng 38% so cùng kỳ năm ngoái. Năm nước và vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư lớn nhất vào Thái Lan theo thứ tự là Singapore 180,838 tỷ Baht, Trung Quốc 114,067 tỷ Baht, Hồng Kông (Trung Quốc) là 68,203 tỷ Baht, Đài Loan (Trung Quốc) là 44,586 tỷ Baht và cuối cùng là Nhật Bản với 35,469 tỷ Baht.

BOI cho biết, ngoài đầu tư mới, trong thời gian vừa qua BOI đã hỗ trợ các doanh nghiệp đang đầu tư tại Thái Lan nhằm nâng cao năng lực và thích nghi để cập nhật với sự thay đổi của môi trường đầu tư.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho rằng, đây là một thông tin tốt lành, khẳng định tính hiệu quả của môi trường đầu tư tại Thái Lan đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong khi đó, cố vấn của Thủ tướng Thái lan Jirayu Huangsap khẳng định, Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đẩy nhanh sự phát triển của hệ sinh thái và tạo các yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư.

Mục tiêu của Thái Lan là tạo ra những giá trị thuận lợi nhằm đón nhận sự dịch chuyển các cơ sở sản xuất, một xu hướng đang diễn ra trên thế giới và khu vực hiện nay.

Ông Jirayu Huangsap cũng cho rằng, tình hình đầu tư tại Thái Lan hiện nay cho thấy, Thái Lan là địa chỉ đầu tư tiềm năng và đánh giá, việc các nước đầu tư vào Thái Lan như hiện nay sẽ giúp Thái Lan phát triển bền vững và dài hạn.

Các thống kê khác cũng cho thấy, trong lĩnh vực đầu tư liên quan đến việc xây dựng các trung tâm dữ liệu, có 8 dự án với 92,764 tỷ Baht, phần lớn là dự án đầu tư từ các công ty lớn của Mỹ, Trung Quốc, Australia, Hồng Kông (Trung Quốc) và Ấn Độ.

Lĩnh vực sản xuất điện tử cao cấp như đúc chíp bán dẫn thô, thiết kế điện tử, lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn và mạch tích hợp có 15 dự án với số vốn 19,856 tỷ Baht; lĩnh vực sản xuất bảng mạch điện tử và nguyên liệu thô cho bảng mạch điện tử có 55 dự án với tổng vốn đầu tư 61,302 tỷ Baht; doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử thông minh và thiết bị điện thông minh có 13 dự án có vốn đầu tư 38,973 tỷ Baht; kinh doanh sản xuất máy móc, thiết bị hệ thống tự động và máy móc có độ chính xác cao có 117 dự án với tổng vốn đầu tư 30,515 tỷ Baht; sản xuất điện từ năng lượng tái tạo có 351 dự án với tổng vốn đầu tư 85,369 tỷ Baht.

BOI cũng đánh giá, các dự án đầu tư tại Thái Lan từ đầu năm đến nay sẽ tạo thêm khoảng 170 nghìn việc làm, sử dụng nhiều nguyên liệu và phụ tùng nội địa, góp phần tăng giá trị xuất khẩu của Thái Lan lên hơn 2.000 tỷ Baht/năm, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong năm 2014 nay cũng như các năm tới. [2]

3.3. Kinh nghiệm từ thành phố Đà Nẵng (Việt Nam)

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 31/10/2024, Thành phố đã thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI, trong đó cấp mới 60 dự án với vốn đăng ký hơn 203 triệu USD. [3]

Cùng với đó, thành phố thu hút hơn 34.694 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (trong và ngoài khu công nghiệp). Trong đó, cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 26.945 tỷ đồng; cấp điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng vốn tăng thêm hơn 7.749 tỷ đồng.

Ngoài ra, thành phố cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 3.372 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, tổng vốn điều lệ đăng ký 11.344 tỷ đồng.

Lũy kế đến cuối tháng 10/2024, trên địa bàn Thành phố có 380 dự án đầu tư trong nước ngoài khu công nghiệp, khu ccông nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung với tổng vốn đầu tư hơn 224.044 tỷ đồng và 399 dự án trong nước trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin với vốn đầu tư hơn 34.780 tỷ đồng.

Thành phố có 1.012 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 4,55 tỷ USD; 40.984 doanh nghiệp và chi nhánh, văn phòng đại diện đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 255.462 tỷ đồng. [4]

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng đang chú trọng tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư. Theo đó, Thành phố chú trọng triển khai thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh trình tự thủ tục, triển khai các dự án động lực, trọng điểm, quy mô lớn; triển khai thủ tục tháo gỡ các dự án để khơi thông nguồn lực theo Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án”.

Thành phố tích cực triển khai các hoạt động của Tổ công tác liên ngành về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, thực hiện rà soát và tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang xúc tiến và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn.

Đặc biệt, chú trọng kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bám sát kế hoạch vốn được giao và thời gian thực hiện để đôn đốc, giám sát việc triển khai, đảm bảo đưa các công trình, dự án vào sử dụng đúng tiến độ, hạn chế việc kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Ngoài ra, thành phố cũng nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ và phát triển sản xuất kinh doanh; hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cũng đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào thành phố, nhất là vào cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu Công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin. Ưu tiên thu hút công nghiệp công nghệ cao, trọng tâm là công nghệ thiết kế vi mạch bán dẫn, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ số… đón đầu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang dịch chuyển sang Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 26/6/2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền địa phương và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Trong đó, có nhiều cơ chế, chính sách mới, nổi bật, dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho thành phố trong chặng đường phát triển sắp tới như: khu thương mại tự do; thu hút nhà đầu tư chiến lược, kêu gọi đầu tư dự án trung tâm logistics; phát triển vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo… Hiện thành phố đang chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc tiếp theo.

3.4. Kinh nghiệm từ tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết nước CHDCND Lào

Sạ Vẳn Nạ Khết là một tỉnh miền Trung của Lào, có tổng diện tích 2.177.400 ha (diện tích lớn hơn các tỉnh thành cả nước). Toàn tỉnh có 1.017 bản, 142.525 hộ gia đình với dân số khoảng 1.037.553 người, đứng thứ nhất so với các tỉnh thành cả nước [6]. Sạ Vẳn Nạ Khết là một tỉnh có tiềm năng phong phú, đa dạng về việc phát triển, nông - lâm nghiệp so với các tỉnh thành trong cả nước. Tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết nằm trên tuyến kinh tế thương mại Đông Tây với con đường huyền thoại lịch sử là đường số 9, có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nối liền với Việt Nam và cầu Hữu Nghị số 2 qua sông Mê Kông sang Thái Lan. Với điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng thu hút FDI, hiện nay Sạ Vẳn Nạ Khết đã và đang tổ chức mạnh mẽ thực hiện và triển khai Bộ Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành năm 2023 theo 3 mô hình sau:

+ Kinh doanh theo hợp đồng

+ Hợp tác liên doanh liên kết của các nhà đầu tư trong và ngoài nước (tỷ trọng cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu 30% trong tổng số vốn đăng ký hợp pháp).

+ Doanh nghiệp FDI

Cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng FDI ở Sạ Vẳn Nạ Khết đã ban hành và cho áp dụng thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hạn như:

- Về chính sách thuế: cho miễn phí thuế nhập khẩu các thiết bị phương tiện, dây chuyền, sản xuất trực tiếp vào doanh nghiệp; được miễn phí thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm hoàn chỉnh; thuế lãi suất chia theo 3 lĩnh vực: từ 20%, 10% và 5% miễn thuế lãi suất theo từng dự án, công trình lớn - nhỏ.

- Các dự án đầu tư vào các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa có điều kiện giao thông cơ sở hạ tầng khó khăn ở Sạ Vẳn Nạ Khết được ưu đãi miễn thuế 7 năm, sau đó sẽ thu nộp thuế lãi suất 10% sau 7 năm miễn thuế.

- Các dự án đầu tư vào các huyện gần trung tâm tỉnh sẽ được miễn thuế trong 5 năm, sau đó sẽ chỉ phải nộp thuế lãi suất từ 3 năm trên 7,5% - 15%.

- Những dự án đầu tư đặt ngay tại trung tâm thị xã, tỉnh sẽ được miễn thuế trong 2 năm, sau 2 năm sẽ bắt đầu nộp thuế từ 10% - 20%.

Ngoài ra, Sạ Vẳn Nạ Khết còn có nhiều cơ chế, chính sách khác để thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội như: áp dụng chính sách ưu đãi trong thời hạn từ 50 năm tối thiểu và 75 năm tối đa được quyền ưu tiên đưa lợi nhuận về nước hay nước thứ 3. Các dự án được quyền thuê cán bộ, công nhân, chuyên gia, kỹ sư nước ngoài tối đa 10% và Sạ Vẳn Nạ Khết còn thực hiện thu thuế cá nhân 10% và những cơ chế thông thoáng nhất, hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Sạ Vẳn Nạ Khết.

Từ những thuận lợi về điều kiện địa lý, phong phú về tài nguyên khoáng sản với các cơ chế chính sách thông thoáng hấp dẫn nên hiện nay đã có 35 quốc gia đầu tư vào tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết, với 457 dự án số vốn đầu tư theo giấy phép 126.198,37 tỉ kíp [6].

Nhìn nhận việc tiếp nhận và sử dụng vốn FDI ở tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết có thể rút ra 3 kinh nghiệm chủ yếu:

Một là, tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực có thế mạnh như nông nghiệp - công nghiệp và phát triển theo định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Hai là, FDI chưa có tác động mạnh đến vùng nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ba là, tiếp nhận dự án FDI thiếu chọn lọc, nên giảm tính tích cực của FDI, thực hiện chính sách "rải thảm đỏ" cho FDI, ưu đãi quá thẩm quyền làm giảm nguồn thu ngân sách.

3.5. Bài học rút ra cho tỉnh Say Nha Bu Ly nước CHDCND Lào

Giống như Thái Lan, Trung Quốc và địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào), tỉnh Say Nha Bu Ly đã và đang nỗ lực tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bằng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau. Từ kinh nghiệm quản lý đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Trung Quốc và địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào) chỉ ra những điểm Say Nha Bu Ly cần nghiên cứu học tập và rút kinh nghiệm.

Thứ nhất, đầu tư nước ngoài là một nguồn lực cần được huy động và sử dụng hiệu quả, do vậy chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng và điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của quốc gia để đảm bảo nguồn lực này phục vụ tốt cho phát triển sản xuất trong nước, thông qua thực hiện các biện pháp như: kêu gọi đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư, có cơ chế và phương thức riêng để hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện và đơn giản hóa thủ tục đầu tư.

Thứ hai, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với từng giai đoạn phát triển của quốc gia và những địa phương: Thái Lan, Trung Quốc và địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào) đều đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng dự án đầu tư và dành các ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các loại dự án này. Theo đó, để cạnh tranh được với các quốc gia này trong thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao, thân thiện với môi trường…, tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào cần điều chỉnh chính sách FDI hài hòa, gắn với mục tiêu phát triển tổng thể quốc gia ở tầm chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm ở mỗi thời kỳ phát triển. Điều chỉnh chính sách là yêu cầu nội tại của quốc gia, nên cần tiến hành chủ động, tạo tín hiệu mới thu hút đầu tư có chọn lọc, không thu hút tràn lan; thiết lập mạng lưới cơ quan tại nước ngoài cung cấp thông tin ban đầu về chính sách cho nhà đầu tư.

Cuối cùng, tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào cần nghiên cứu để có những thay đổi phù hợp trong chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhóm dự án hoặc đối tượng nhà đầu tư cụ thể. Ưu đãi đầu tư tại Thái Lan, Trung Quốc, địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào) tương tự như tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND, bao gồm ưu đãi đầu tư theo địa bàn và lĩnh vực, định hướng vào một số ngành, vùng miền nhất định. Điểm chung trong chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND, Thái Lan, Trung Quốc và địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào) là đều hướng đến dành ưu đãi cao nhất cho dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, ưu đãi đầu tư bao gồm cả ưu đãi bằng thuế và ưu đãi phi thuế. Tuy nhiên, cần chú ý các ưu đãi tài chính không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực, vùng, được lựa chọn ưu tiên phát triển. Nhiều yếu tố khác cũng quyết định thu hút FDI, như năng lực của cơ quan địa phương, hạ tầng, trình độ lao động,... Thủ tục đầu tư có quy trình chặt chẽ: nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án đầu tư tại Thái Lan, Trung Quốc và địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào) đều phải thực hiện thủ tục đầu tư với quy trình chặt chẽ, có sự tham gia rà soát, thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, nhà đầu tư tại Thái Lan, Trung Quốc và địa phương Đà Nẵng (Việt Nam) và Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào) phải tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường.

4. Kết luận

Từ những bài học trên, lãnh đạo cấp cao trong tỉnh Say Nha Bu Ly nói riêng, nước CHDCND Lào nói chung đã có những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thể hiện ở một số điểm cụ thể như sau: tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào đang có những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, cũng như hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; cải cách tích cực, nhằm cải cách cơ cấu kinh tế cũng như áp dụng những biện pháp chế tài chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp theo hướng thông thoáng, minh bạch và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù các thủ tục hành chính về gia nhập vào thị trường nước CHDCND Lào hiện nay đã liên tục được đơn giản hóa, các doanh nghiệp FDI vẫn bày tỏ nhiều quan ngại về các quy định hậu đăng ký, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Say Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào vẫn còn thiếu đồng bộ, kém tính kết nối dẫn đến dòng vốn FDI chỉ tập trung ở một số vùng kinh tế trọng điểm, gây mất cân đối và cân bằng thu nhập cũng như phát triển kinh tế tại các địa phương.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Hồ Quân (2023). Trung Quốc thu hút lượng vốn FDI cao kỷ lục. Truy cập tại: https://nhandan.vn/trung-quoc-thu-hut-luong-von-fdi-cao-ky-luc-post738884.html.

 

  1. Xuân Sơn, Đinh Trường (tháng 10/2024). Thái Lan thu hút đầu tư lớn nhất trong vòng 10 năm. Truy cập tại: https://nhandan.vn/thai-lan-thu-hut-dau-tu-lon-nhat-trong-vong-10-nam-post838434.html.

 

  1. Thành Vân (tháng 10/2024). Đà Nẵng thu hút hơn 210 triệu USD vốn FDI. Truy cập từ: https://nhadautu.vn/da-nang-thu-hut-hon-210-trieu-usd-von-fdi-d91056.html.

 

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng (2024). Báo cáo việc phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024.

 

  1. Trung tâm Thống kê Quốc gia (2017). Cục Thống kê Xã hội 2017. Viêng Chăn.

 

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2017). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết. Tỉnh Sạ Vẳn Nạ Khết (Lào).

 

  1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thương Lạng (2006). Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lý luận chính trị.

 

  1. Nghĩa Thanh Nguyễn (2024). Kinh tế Đà Nẵng tiếp đà tăng trưởng. Truy cập tại: https://investdanang.gov.vn/vi/web/guest/chi-tiet-tin-tuc?dinhdanh=1415208

 

  1. Hải Châu (2008). Đà Nẵng học được gì qua 20 năm thu hút FDI. Truy cập tại: https://www.xaluannews.com/modules.php?name=News&file=article&sid=34601#google_vignette.

 

  1. Võ Thị Vân Khánh (2016). Điểm sáng thu hút vốn FDI vào khu công nghiệp. Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 8.

 

  1. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2015). Thu hút FDI sạch Trung Quốc - Bài học đối với Việt Nam. Hà Nội.

 

     

 

Global and local experiences in attracting FDI:

Lessons for Xayabury province, Lao PDR

Simanichan Latsamy

University of Economics and Law

Abstract:

Foreign direct investment (FDI) has significantly contributed to economic growth and enhanced the efficiency of resource utilization in Lao PDR, particularly in Xayabury province. However, the process of attracting FDI has also exposed various limitations and challenges. Countries and localities such as China, Thailand, Da Nang City (Vietnam), and Savannakhet (Lao PDR) offer valuable lessons in effectively attracting and utilizing FDI. This article examines these experiences and proposes practical implications for Xayabury province. By leveraging these insights and refining FDI attraction policies, the province can lay the foundation for sustainable development and long-term economic growth.

Keywords: FDI, FDI attraction, Lao PDR, economy, economic growth.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 25 tháng 12 năm 2024]