Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án tại Trà Vinh theo vòng đời dự án

"Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án tại Trà Vinh theo vòng đời dự án" do TS. Nguyễn Thanh Tâm - ThS. Trần Văn Khánh (Bộ môn Xây dựng, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Trường Đại học Trà Vinh) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là các công trình giao thông và xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiến độ thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh sử dụng chuỗi phương pháp: Lược khảo tài liệu, phỏng vấn chuyên gia trong ngành Xây dựng, tổng hợp, phân tích. Mục tiêu  xây dựng biểu đồ xương cá để xác định, phân tích và đề xuất giải pháp hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo vòng đời dự án.

Từ khóa: tiến độ công trình, vòng đời dự án, biểu đồ xương cá, tỉnh Trà Vinh.

1. Đặt vấn đề

Hoàn thành dự án xây dựng đúng tiến độ là một trong những yếu tố hàng đầu để đánh giá một dự án thành công. Để dự án hoàn thành đúng tiến độ là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả các khía cạnh của một dự án; kích thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng hiện có. Tuy nhiên, ngành Xây dựng là một trong những ngành có tính chất đặc thù nên trong quá trình thi công luôn gặp nhiều khó khăn, như vướng mắc về thủ tục hành chính, năng lực nhà thầu, các nhà tư vấn và một số yêu cầu trong quá trình thi công từ chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, ngành Xây dựng còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như môi trường, thời tiết, nhân công, thiết bị, vật tư,… Phần lớn các công trình xây dựng đưa vào sử dụng còn chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian, chi phí và chất lượng công trình, nên dẫn đến các dự án xây dựng chưa hoàn thành tiến độ như mong đợi của các bên tham gia (chậm hoàn thành tiến độ). Tình trạng chậm hoàn thành tiến độ của các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay đã gây ra một số tiêu cực đối với cá nhân và xã hội. Điển hình như làm lãng phí nguồn nhân lực, vật lực, giảm hiệu quả sử dụng vốn, chưa đạt được mục tiêu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định nền kinh tế - xã hội, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến dự án bị chậm trễ, mức độ dự án chưa hoàn thành so với kế hoạch ban đầu đề ra. Từ đó, làm giảm hiệu quả khi đưa dự án vào hoạt động hoặc thậm chí còn làm cho dự án bị thất bại. Vì vậy, tìm cách giải quyết các vấn đề về tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cần thiết và rất có ý nghĩa.

2. Tổng quan nghiên cứu

Tác giả Vũ Vân Trường (2015) đã thực hiện nghiên cứu với  thang đo các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản, gồm 24 biến quan sát là biến độc lập, yếu tố chậm trễ là biến phụ thuộc, bao gồm 4 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu theo phương pháp phân tích yếu tố khám phá cho thấy 6 nhân tố chính: Chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, điều kiện dự án, điều khoản hợp đồng và môi trường bên ngoài. Tác giả Nguyễn Duy Cường (2014) đã nghiên cứu xây dựng mô hình bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án xây dựng và đo lường tác động của các nhân tố này đến tiến độ của dự án. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Liễu (2019) đã nghiên cứu, xác định và xếp hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Có thể thấy, trong các nghiên cứu này, các tác giả thiếu tính xuyên suốt từ giai đoạn hình thành ý tưởng lập dự án, thực hiện dự án đến quản lý vận hành khai thác một dự án xây dựng và rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến công trình đã được nêu ra, nhưng phần lớn đều là những thống kê mang tính chất định tính và hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà thiếu nhìn nhận một cách tổng thể từ lúc hình thành đến kết thúc dự án, đặc biệt là giai đoạn triển khai. Vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các giai đoạn từ ý tưởng quy hoạch, lập dự án, thực hiện dự án cho đến vận hành khai thác dự án để tìm ra chuỗi hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ công trình giao thông tại tỉnh Trà Vinh xuyên suốt vòng đời dự án.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Lược khảo tài liệu tìm ra nhóm các hoạt động xây dựng cho từng giai đoạn theo vòng đời dự án cho từng công trình

Trên cơ sở tham khảo, lược khảo tài liệu từ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, tác giả đã xác định và lập danh sách các hoạt động xây dựng theo vòng đời dự án

Bảng 1. Các hoạt động trong từng giai đoạn của vòng đời dự án

dự án

Nguồn: Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021.

3.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia

Phỏng vấn chuyên gia trong ngành Xây dựng, thẩm định sàng lọc lại các hoạt động, kết quả tìm được nhóm hoạt động mới (nếu có) và nhóm hoạt động phổ biến nhất tương ứng với các giai đoạn của vòng đời dự án. Tương ứng với nhóm hoạt động ta tìm được nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ công trình (chủ đầu tư, quản lý dự án, tư vấn giám sát, thiết kế, thi công...).

Bảng 2. Bảng thông tin và các tiêu chí chuyên gia tham gia phỏng vấn

dự án

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát, 2022.

3.3. Tập hợp danh sách các yếu tố một cách có hệ thống theo vòng đời dự án làm cơ sở cho việc xây dựng biểu đồ xương cá

Dựa vào  Bảng 1, sau khi tham vấn chuyên gia về các hoạt động theo vòng đời dự án và phân chia các hoạt động theo phân nhóm ảnh hưởng và chủ thể thực hiện đã đạt được kết quả và được mức độ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án được tổng hợp trong Hình 1 và Hình 2.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các hoạt động ảnh hưởng từ kết quả khảo sát

dự án

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát, 2022

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các chủ thể thực hiện ảnh hưởng
từ kết quả khảo sát

dự án

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát, 2022

4. Kết quả và thảo luận

Dựa trên kết quả từ phiếu khảo sát, tác giả tổng hợp các hoạt động ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án (Bảng 1) và tiến hành đem các hoạt động phỏng vấn chuyên gia (chuyên gia đã tham gia các dự án mà tác giả lựa chọn đánh giá) để tìm ra các yếu tố riêng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và tổng hợp lại.

Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án

dự án

Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp qua việc phỏng vấn được các hoạt động chính ảnh hưởng đến tiến độ công trình giao thông tại tỉnh Trà Vinh theo vòng đời dự án, cụ thể: giai đoạn chuẩn bị đầu tư có 3 có hoạt động chính và 7 yếu tố, giai đoạn thực hiện đầu tư có 4 hoạt động chính và 12 yếu tố. Từ đó xây dựng biểu đồ xương cá với mục tiêu hướng đến là cải thiện tiến độ công trình giao thông tỉnh Trà Vinh được trình bày tại Hình 3.

Hình 3: Biểu đồ xương cá biểu thị các hoạt động
và yếu tố ảnh hưởng đến chất lương - tuổi thọ công trình thủy lợi
vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo vòng đời dự án

dự án

5. Kết luận

Nghiên cứu là tìm ra các hoạt động ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, từ đó phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo vòng đời dự án thông qua thực tế các dự án tại tỉnh Trà Vinh. Đồng thời làm rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia dự án. Các hoạt động và yếu tố được tác giả trình bày dưới dạng biểu đồ xương cá, làm đơn giản hóa khái niệm tiến độ thực hiện dự án ở từng giai đoạn theo vòng đời dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Xây dựng, (2006). Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
  2. Bộ Xây dựng, (2016). Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
  3. Bộ Xây dựng (2016). Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng quản lý trong đầu tư xây dựng công trình.
  4. Chính phủ, (2015). Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
  5. Chính phủ, (2015). Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  6. Chính phủ, (2015). Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  7. Chính phủ, (2015). Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015.
  8. Nguyễn Duy Cường (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng cơ bản ở các tỉnh, thành phía Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  9. Nguyễn Thị Hoàng Liễu (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  10. Vũ Vân Trường (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Tài chính - Marketing.
  11. Dương Hiền Tấn (2022). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trà vinh theo vòng đời dự án. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Trà Vinh.

A STUDY ON THE FACTORS AFFECTING THE PROGRESS OF INVESTMENT PROJECTS IN TRA VINH PROVINCE

• Ph.D NGUYEN THANH TAM1

• Master. TRAN VAN KHANH1

1Department of Construction

 Faculty of Engineering and Technology, Tra Vinh University

ABSTRACT:

This study’s research objects are traffic and construction works in Tra Vinh province. This study explores the factors affecting the progress of investment projects in Tra Vinh province by using the following methods: literature review, interviews with experts in the construction industry, synthesis, and analysis. This study aims to build a fishbone diagram to identify, analyze, and propose solutions to limit the factors affecting the project implementation progress in Tra Vinh province during the project life cycle.

Keywords: project progress, project life cycle, fishbone diagram, Tra Vinh province.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 13 tháng 5 năm 2023]

Tạp chí Công Thương