Phân lập tạo giống, ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất nấm bào ngư trắng (Pleurotus ostreatus) trên cơ chất mùn cưa cao su

Bài báo nghiên cứu "Phân lập tạo giống, ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất nấm bào ngư trắng (Pleurotus ostreatus) trên cơ chất mùn cưa cao su" do Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Khoa Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nấm bào ngư trắng có tên khoa học Pleurotus ostreatus (P.ostreatus) là một loại nấm ăn phổ biến và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Cơ chất được trồng phổ biến là mùn cưa cao su. Nghiên cứu này thực hiện phân lập để tạo giống P.ostreatus và được trồng thử nghiệm có bổ sung phân hữu cơ bao gồm phân trùn quế và phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su với tỷ lệ khác nhau từ 0%, 2%, 4%, 6%, 8%, nhằm tính được khối lượng quả thể tươi của P.ostreatus và B.E (%), đồng thời tìm ra tỷ lệ phân hữu cơ bổ sung thích hợp để cho quả thể nấm P.ostreatus có năng suất cao ở các bịch phôi 300g.

Từ khóa: nấm bào ngư trắng, Pleurotus ostreatus, mùn cưa cao su, B.E (%), oyster mushroom.

 1. Đặt vấn đề

Nấm Pleurotus sp. thường được gọi là nấm sò [1]. Ngày nay, một số loài Pleurotus được trồng thương mại vì có nhiều chất dinh dưỡng hàm lượng khoáng chất, vòng đời ngắn, khả năng tái sản xuất trong việc tái chế một số sản phẩm nông nghiệp [2]. Việc trồng nấm sò (Pleurotus ostreatus) đã tăng lên rất nhiều trên toàn thế giới nhờ khả năng phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau và sử dụng các chất thải nông nghiệp khác nhau như mùn cưa cao su. Các loài Pleurotus có khả năng phân hủy lignin hiệu quả, có thể phát triển trên các chất thải nông nghiệp khác nhau với phạm vi rộng, khả năng thích ứng với các điều kiện khí hậu nông nghiệp khác nhau [3]. Đặc biệt, nấm sò được giới thiệu năm 2003 là loại nấm có giá trị, khả năng tiêu thụ tốt và tương đối dễ trồng [4]. Nấm thuộc loài Pleurotus cũng rất giàu giá trị dược liệu [5]. Trong nghiên cứu này, Pleurotus ostreatus được trồng trên cơ chất mùn cưa cao su có bổ sung phân trùn quế, phân bò ở các tỷ lệ khác nhau 0%, 2%, 4%, 6%, 8%.

2. Vật liệu và phương pháp

Phân lập từ nấm bào ngư trắng P.ostreatus trên môi trường PGA cải tiến (môi trường PGA cải tiến gồm: cao nấm men 2g, Agar 20g, glucose 20g, khoai tây 200g đã gọt vỏ, KH2PO4 1g, MgSO4 1g, nước cất 1 lít) tạo được giống cấp 1. Sau đó giống cấp 1 bào ngư trắng được cấy chuyền sang môi trường hạt lúa (môi trường hạt lúa gồm: lúa 90%, cám gạo 8%, KH2PO4 1g, MgSO4 1g)  tạo giống cấp 2. Giống cấp 2 bào ngư trắng được cấy chuyền trên môi trường cọng mì (cọng mì 90%, cám gạo 8%, KH2PO4 1g, MgSO4 1g) tạo giống cấp 3.

Cơ chất được chọn trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus ostreatus) là mùn cưa cao su. Phân hữu cơ gồm phân trùn quế và phân bò ở các tỷ lệ 0%, 2%, 4%, 6%, 8% được bổ sung vào mùn cưa cao su trong trồng nấm P.ostreatus. Mùn cưa cao su được xử lý, sàng để loại bỏ tạp chất, sau đó tạo ẩm (67-70%) bằng nước vôi 1%. Sau đó, đem ủ đống mùn cưa cao su ở thời gian từ 24h đến 48h. Trong quá trình ủ mùn cưa cao su, nhiệt độ đống ủ cao (60-700C). Đảo trộn đống ủ trong quá trình ủ nhằm cung cấp đủ oxy và làm giảm sự lên men yếm khí. Đảo lớp mùn cưa cao su để phân giải cơ chất và tiêu diệt nhiều vi sinh vật có hại. Sau đó, bổ sung phân trùn quế và phân bò ở các tỷ lệ 0%, 2%, 4%, 6%, 8%. Tiếp đến cho vào bịch nylon (300g/bịch). Ghi chú và đánh dấu các bịch cơ chất mùn cưa cao su đã bổ sung phân hữu cơ. Đem hấp khử trùng 980C trong 10 giờ. Để nguội sau 24h, tiến hành cấy giống cấp 3 P.ostreatus và nuôi tơ nấm ở nhiệt độ phòng.

Bảng 1. Bố trí thí nghiệm của khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phân trùn quế đến năng suất sinh học của Pleurotus ostreatus trên cơ chất mùn cưa cao su

Nghiệm thức

1ĐC

1V1

1V2

1V3

1V4

Phân trùn quế (%)

0

2

4

6

8

Mùn cưa cao su (g)

300g

Nguồn: Tác giả thực hiện

Bảng 2. Bố trí thí nghiệm của khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phân bò đến năng suất sinh học của Pleurotus ostreatus trên cơ chất mùn cưa cao su

Nghiệm thức

3ĐC

3V1

3V2

3V3

3V4

Phân bò (%)

0

2

4

6

8

Mùn cưa cao su (g)

300g

Nguồn: Tác giả thực hiện

2.1. Phân lập để tạo giống bào ngư trắng

Chỉ tiêu theo dõi: khối lượng quả thể tươi của P.ostreatus và B.E (%) của P.ostreatus.

2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ phân trùn quế đến năng suất sinh học của P.ostreatus trên mùn cưa cao su

2.3. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ phân bò đến năng suất sinh học của P.ostreatus trên mùn cưa cao su

2.4. Phần mềm xử lý số liệu

Statgraphics centurion XV

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Kết quả phân lập tạo giống bào ngư trắng

Bảng 3. Kết quả phân lập từ nấm bào ngư trắng (P. ostreatus) để tạo giống

nam bao ngu

Nguồn: Tác giả thực hiện

3.2. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ phân trùn quế đến năng suất sinh học của P.ostreatus trên mùn cưa cao su

Khối lượng trung bình nấm tươi P. ostreatus

Theo kết quả trên, sau 3 ngày cấy giống cấp 3, tơ nấm P. ostreatus bắt đầu thích nghi với cơ chất mùn cưa cao su có bổ sung phân trùn quế ở các tỷ lệ 0%, 2%, 4%, 6%, 8%. Từ ngày thứ 5 trở đi hệ sợi tơ nấm P. ostreatus bắt đầu lan trên cơ chất mùn cưa cao su có bổ sung phân trùn quế ở các tỷ lệ khác nhau, đến ngày thứ 14 tơ nấm P. ostreatus đã lan được 2/3 bịch phôi, đến ngày thứ 16 tơ nấm đã lan kín bịch phôi. Ngày 21 hạch nấm xuất hiện và ngày 23 bắt đầu thu hoạch quả thể.

Bảng 4. Năng suất sinh học B.E (%) của P. ostreatus trên cơ chất mùn cưa cao su có bổ sung phân trùn quế theo các tỷ lệ khác nhau

Nghiệm thức

Khối lượng nấm tươi P. ostreatus (g)

B.E của P. ostreatus (%)

1ĐC

30a ±7,56

31,45

1V1

53b ±7,97

55,56

1V2

53,67b ±6,1

56,25

1V3

38,33c ±4,88

40,18

1V4

36c ±7,61

37,74

(Có sự khác biệt về thống kê. P-value<0,05)

Nguồn: Tác giả thực hiện

Biểu đồ 1: Khối lượng nấm tươi của P. ostreatus của các nghiệm thức

trên cơ chất mùn cưa cao su bổ sung phân trùn quế theo Bảng 4

nam bao ngu

Biểu đồ 2: Năng suất sinh học B.E (%) của P. ostreatus của các nghiệm thức

trên cơ chất mùn cưa cao su đã bổ sung phân trùn quế theo Bảng 4

nam bao ngu

Khối lượng trung bình nấm tươi P. ostreatus khi bổ sung phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su

Nghiệm thức 1ĐC cho kết quả khối lượng trung bình nấm tươi P.ostreatus là 30a ±7,56 (g) khi không có bổ sung phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su. Nghiệm thức 1V1 có khối lượng trung bình nấm tươi P. ostreatus là 53b ±7,97 (g) khi bổ sung 2% phân trùn quế, tỷ lệ này cao hơn nghiệm thức 1V3 là 38,33c ±4,88 (g) khi bổ sung 6% phân trùn quế và nghiệm thức 1V4 là 36c ±7,61 (g) khi bổ sung 8% phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su. Vậy, nghiệm thức 1V2 có khối lượng trung bình nấm tươi là 53,67b ±6,1 (g) khi bổ sung 4% phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su và đây là tỷ lệ cao nhất trong 5 nghiệm thức.

Hiệu suất sinh học B.E (%) của P.ostreatus khi bổ sung phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su

Theo Bảng 1, Bảng 3, Bảng 4, Biểu đồ 1, Biểu đồ 2, Hình 1, Hình 2, hiệu suất sinh học B.E (%) của nghiệm thức 1V2 là cao nhất 56,25 (%) khi bổ sung 4% phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su. Hiệu suất sinh học của nghiệm thức đối chứng 1ĐC  thấp nhất 31,45 (%) khi không bổ sung phân trùn quế vào cơ chất mùn cưa cao su. Ở nghiệm thức 1V4 thì có hiệu suất sinh học là 37,74 (%) khi bổ sung 8% phân trùn quế thấp hơn nghiệm thức 1V3, bổ sung 6% phân trùn quế là 40,18 (%) và thấp hơn nghiệm thức 1V1 khi bổ sung 2% phân trùn quế là 55,56 (%).

Hình 1: Hạch và quả thể P.ostreatus của các nghiệm thức trên cơ chất mùn cưa

cao su có bổ sung các tỷ lệ phân trùn quế ở các tỷ lệ khác nhau sau 21 ngày

nam bao ngu

Nguồn: tác giả thực hiện

Hình 2: Quả thể P.ostreatus của các nghiệm thức trên cơ chất mùn cưa cao su

có bổ sung các tỷ lệ phân trùn quế ở các tỷ lệ khác nhau sau 23 ngày

nam bao ngu

3.3. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ phân bò đến năng suất sinh học của P. ostreatus trên mùn cưa cao su

Bảng 5. Năng suất sinh học B.E (%) của P. ostreatus trên cơ chất mùn cưa cao su

có bổ sung phân bò theo các tỷ lệ khác nhau

Nghiệm thức

Khối lượng nấm tươi P. ostreatus (g)

B.E của P. ostreatus (%)

3ĐC

30,33a±7,19

31,79

3V1

38,93b±11,31

40,81

3V2

43,03b±10,63

45,42

3V3

44,33b±7,04

46,4

3V4

45,67b±10,33

47,87

(Có sự khác biệt về thống kê. P-value<0,05)

Nguồn: Tác giả thực hiện

Biểu đồ 3: Khối lượng nấm tươi của P.ostreatus của các nghiệm thức

trên cơ chất mùn cưa cao su bổ sung phân bò theo Bảng 5

nam bao ngu

Biểu đồ 4: Năng suất sinh học B.E (%) của P.ostreatus của các nghiệm thức

trên cơ chất mùn cưa cao su đã bổ sung phân bò theo Bảng 5

nam bao ngu

Khối lượng trung bình nấm tươi P. ostreatus khi bổ sung phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su

Theo Bảng 2, Bảng 3, Bảng 5, Biểu đồ 3,  Hình 3, Hình 4, kết quả khối lượng trung bình nấm tươi của nghiệm thức 3ĐC là thấp nhất 30,33a±7,19 (g) khi không bổ sung phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su. Nghiệm thức 3V3 có khối lượng trung bình nấm tươi 44,33b±7,04 (g) khi bổ sung 6% phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su cao hơn nghiệm thức 3V2, khi bổ sung 4% phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su là 43,03b±10,63 (g) và cao hơn nghiệm thức 3V1 khi bổ sung 2% phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su là 38,93b±11,31 (g). Vậy, nghiệm thức 3V4 có khối lượng trung bình nấm tươi của P.ostreatus khi bổ sung 8% phân bò 45,67b±10,33 (g) là chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 nghiệm thức.

Hiệu suất sinh học B.E (%) của P.ostreatus khi bổ sung phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su.

Theo  bảng 5, Biểu đồ 4 thì nghiệm thức 3ĐC có hiệu suất sinh học 31,79 (%) khi không bổ sung phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su. Nghiệm thức 3V3 có hiệu suất sinh học 46,4 (%) khi bổ sung 6% phân bò cao hơn nghiệm thức 3V2 là 45,42 (%) khi bổ sung 4% phân bò và cao hơn nghiệm thức 3V1 khi bổ sung 2% phân bò là 40,81 (%). Nghiệm thức 3V4 có hiệu suất sinh học là 47,87 (%) khi bổ sung 8% phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su và đây là tỷ lệ cao nhất trong 5 nghiệm thức khi bổ sung phân bò vào cơ chất mùn cưa cao su.

Hình 3: Hạch và quả thể P. ostreatus của các nghiệm thức trên cơ chất mùn cưa

cao su có bổ sung các tỷ lệ phân bò ở các tỷ lệ khác nhau sau 21 ngày

nam bao ngu

Hình 4: Quả thể P.ostreatus của các nghiệm thức trên cơ chất mùn cưa cao su

có bổ sung các tỷ lệ phân trùn quế ở các tỷ lệ khác nhau sau 23 ngày

nam bao ngu

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Md. Asaduzzaman Khan, S.M. Ruhul Amin1, Md. Nazim Uddin1, Mousumi Tania and Nuhu Alam (2020). Comparative study of the nutritional composition of oyster mushrooms cultivated in Bangladesh. Bangladesh Journal Mushroom, 2(1), 9-14.

2. Krishnamoorthy Deepalakshmi, Sankaran Mirunalini (2014). Pleurotus ostreatus: an oyster mushroom with nutritional and medicinal properties. Journal Of Biochemical Technology, 5(2), 718-726.

3. Soniya Sharma, Ram Kailash P. Yadav, Chandra P. Pokhrel (2013). Growth and Yield of Oyster mushroom (Pleurotus ostreatus) on different substrates. Journal on New Biological Reports, 2(1), 03-08.

4. J.W. Kimenju, G.O.M. Odero, E.W. Mutitu, P.M. Wachira, R.D. Narla and W.M. Muiru (2009). Suitability of Locally Available Substrates for Oyster Mushroom (Pleurotus ostreatus) Cultivation in Kenya. Asian Journal of plant Sciences, 8(7), 510-514. DOI: 10.3923/ajps.2009.510.514.

5. Nuhu Alam, Asaduzzaman Khan1, Md. Shahdat Hossain1, S.M. Ruhul Amin2 and Liakot A. Khan (2007). Nutritional Analysis of Dietary Mushroom- Pleurotus florida Eger and Pleurotus sajor-caju (Fr.) Singer. Bangladesh Journal of Mushroom, 1(2), 1-7.

 

Isolating, breeding, and analyzung the effect of organic fertilizer on the biological efficiency of Pleurotus ostreatus cultivated on rubber sawdust substrate

NGUYEN THI TUYET NHUNG

Faculty of Biology and Environment,

Ho Chi Minh city University of Industry and Trade

ABSTRACT:

White abalone mushroom, scientifically known as Pleurotus ostreatus (P. ostreatus), is a popular edible mushroom cultivated in various regions of Vietnam. Rubber sawdust is commonly used as the substrate for its growth. In this study, P. ostreatus was isolated and experimentally cultivated on rubber sawdust substrate with the addition of organic fertilizers, including vermicompost and cow manure, at varying rates ranging from 0% to 2%, 4%, 6%, and 8%. The study determined the weight of fresh fruiting bodies of P. ostreatus and its biological efficiency (B.E.%), while also identifying the optimal ratio of additional organic fertilizer to achieve high yields of P. ostreatus mushroom fruiting bodies in 300-gram embryo bags.

Keywords: white abalone mushroom, Pleurotus ostreatus, rubber sawdust, B.E. (%), the Oyster Mushroom.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 9 tháng 4 năm 2024]