Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong lĩnh vực khoa học xã hội đối với phát triển đất nước sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương X

GS.TS. VÕ KHÁNH VINH (Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)

TÓM TẮT:

Bài viết tìm hiểu những vấn đề sau đây: khái quát về khoa học xã hội, đội ngũ trí thức khoa học xã hội, các tiêu chí đánh giá sự đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội; khái quát về sự phát triển đội ngũ trí thức khoa học xã hội và thực trạng đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với phát triển đất nước thời gian qua; những vấn đề đặt ra để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Từ khóa: trí thức khoa học xã hội, thực trạng trí thức khoa học xã hội, đóng góp của trí thức khoa học xã hội, phát huy sự đóng góp của trí thức khoa học xã hội.

1. Khái quát về khoa học xã hội, đội ngũ trí thức khoa học xã hội, các tiêu chí đánh giá sự đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội

Trước hết, có câu hỏi được đặt ra cần được trả lời để làm cơ sở cho việc đánh giá sự đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội là dựa vào đâu để đánh giá sự đóng góp đó?

Chúng tôi cho rằng, để có cơ sở làm tiêu chí đánh giá sự đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội cần có những nhận thức khái quát sau đây.

1.1. Khái quát về khoa học xã hội, các lĩnh vực và các chủ thể nghiên cứu khoa học xã hội           

Khoa học xã hội là một lĩnh vực khoa học. Khoa học xã hội là một cấu thành xã hội phức tạp, do con người xây dựng nên để phát hiện, làm sáng tỏ một cách hợp lý các quy luật tồn tại và phát triển của xã hội, con người và của tư duy, là sự ghi nhận hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của xã hội. Con người và tư duy, có thể được kiểm chứng, bác bỏ, nhưng nói chung được dùng để dự báo, xây dựng xã hội, bảo đảm an ninh và tương lai của xã hội loài người.

Khoa học xã hội, theo nội dung, bao gồm: các chủ thể của khoa học xã hội, hoạt động nhận thức (quá trình thu nhận một cách hợp lý những hiểu biết), kết quả của quá trình đó - hệ thống tri thức được luận chứng về lý luận và thực nghiệm, kết cấu hạ tầng xã hội của khoa học xã hội (tổ chức, thể chế và các yếu tố khác), đạo đức của lao động khoa học, hệ thống thông tin khoa học, hệ thống tài chính và các thành tố khác.

Khoa học xã hội được phân thành các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí phân loại được lựa chọn. Việc phân loại khoa học xã hội có ý nghĩa nhận thức, lý luận và thực tiễn quan trọng. Dưới dạng khái quát nhất, đây cũng là một tiêu chí để đánh giá sự đóng góp của các lĩnh vực khoa học xã hội cụ thể đối với sự phát triển đất nước.  

Phân loại khoa học xã hội theo lĩnh vực đối tượng. Việc phân loại hiểu biết khoa học xã hội hiện nay và các khoa học cụ thể cấu thành nên khoa học xã hội được tiến hành theo các lĩnh vực đối tượng mà trong phạm vi của nó diễn ra sự khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật xuất hiện, hình thành và phát triển các khách thể cụ thể mà khoa học xã hội nghiên cứu. Theo đó, khoa học xã hội[1] được phân thành:

Các khoa học xã hội ở nghĩa hẹp - tổng thể các khoa học nghiên cứu bản chất, quy luật ra đời, hình thành và phát triển của các cộng đồng xã hội, xã hội nói chung, các quá trình tồn tại của xã hội loài người, cũng như các hình thức và phương thức hoạt động sống của mọi người, các cơ chế quản lý các quá trình, tổ chức và định chế xã hội.

Các khoa học nhân văn - các khoa học nghiên cứu tất cả các kết quả hoạt động của con người, tức là khoa học về văn hóa, bộ phận cấu thành xã hội của con người, bộ phận quyết định các đặc điểm cơ bản của con người. Ở phương diện nội dung, các khoa học nhân văn bao gồm các khoa học về con người, về thái độ của con người đối với thế giới, xã hội, đối với chính mình một cách tương tự, về thế giới tinh thần của con người, các khoa học làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của các loại và hình thức văn bản khác nhau với tư cách là các kết quả hoạt động tinh thần của con người. Ở nghĩa chuyên môn sâu hơn, đó là các khoa học về các sản phẩm của hoạt động sáng tạo tinh thần của con người, tức là về văn hóa tinh thần. Các khoa học nhân văn bao gồm cả các khoa học nghiên cứu các mối liên hệ và các quy luật của tồn tại diễn cảm và tồn tại nói như: ngôn ngữ học, văn học, hán nôm, khảo cổ học, nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật học, đạo đức học, thẩm mỹ học, lôgic thuộc tính và các khoa học khác.

Khoa học lý luận chính trị - các khoa học nghiên cứu bản chất, quy luật ra đời, hình thành và phát triển của đời sống chính trị trong xã hội, các hình thức và phương thức hoạt động chính trị của mọi người, các cơ chế quản lý các quá trình, tổ chức và định chế chính trị.          

Phân loại khoa học xã hội theo nội dung và chất lượng của các tri thức được thu nhận và theo việc đưa các tri thức đó vào thực tiễn xã hội, đời sống và hoạt động của con người. Theo tiêu chí này, các khoa học xã hội được phân thành các khoa học xã hội nghiên cứu cơ bản và các khoa học xã hội nghiên cứu ứng dụng[2].

Khoa học xã hội nghiên cứu cơ bản là lĩnh vực nghiên cứu phát triển nhất của tất cả các loại khoa học xã hội, hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật ra đời, hình thành và phát triển của xã hội, con người và tư duy, hướng đến việc thu nhận những tri thức và làm sâu sắc hơn những tri thức đã có về các khách thể được nghiên cứu. Mục tiêu của các nghiên cứu đó là mở rộng tầm hiểu biết khoa học về xã hội, con người và tư duy, về quá khứ, hiện tại và tương lai của xã hội, con người và tư duy. Khoa học xã hội nghiên cứu cơ bản thường không giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cụ thể. Trong quá trình phát triển của mình, khoa học xã hội nghiên cứu cơ bản, thông thường, vượt trước và cần phải vượt trước các khoa học xã hội nghiên cứu ứng dụng, tạo ra nền tảng lý luận cho các khoa học ứng ựng.

Khoa học xã hội nghiên cứu ứng dụng là trình độ phát triển của khoa học xã hội và các hình thức, phương pháp được sử dụng, lĩnh vực nghiên cứu vận dụng những hiểu biết (tri thức) khoa học xã hội thu nhận được để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, làm thỏa mãn các nhu cầu của con người và các cộng đồng trong việc tạo ra các sản loại sản phẩm khoa học xã hội mới, hoặc hoàn thiện các loại sản phẩm đang có, tối ưu hóa việc quản lý các loại quan hệ xã hội, bảo đảm an ninh con người và môi trường sống của con người. Nói cách khác, khoa học xã hội nghiên cứu ứng  dụng trực tiếp hướng đến việc làm thỏa mãn các nhu cầu tồn tại hiện thực trong xã hội, giải quyết các mâu thuẫn cụ thể.

Cần phải lưu ý rằng, trong mỗi loại khoa học đều hiện diện trình độ của các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng. Sự thể hiện của chúng tùy thuộc vào nhiều điều kiện và tất nhiên, vào nhóm các nhà nghiên cứu có trách nhiệm vụ giải quyết các nhiệm vụ này hay các nhiệm vụ khác của nhận thức khoa học.

Các chủ thể nghiên cứu khoa học xã hội

Chủ thể của khoa học xã hội là những nhà khoa học, các tập thể khoa học xã hội, các tổ chức khoa học xã hội, cuối cùng, xã hội nói chung với tư cách là người sản xuất và tiêu dùng các kết quả của nhận thức. Trong các chủ thể đó, nhà khoa học, tổ chức khoa học xã hội là hai chủ thể trung tâm, trụ cột của khoa học xã hội. 

Hoạt động khoa học xã hội đòi hỏi phải có những cán bộ đã được đào tạo về chuyên môn, thấu hiểu những thành tựu trước đây và đương đại của khoa học, có khả năng sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu khoa học, hiểu biết những quy phạm pháp luật và các giá trị đạo đức của cộng đồng khoa học. Những cán bộ nghiên cứu khoa học là những người có năng khiếu, tài năng, thiên tài, không chỉ là những người thực nghiệm tài năng, mà còn là những nhà tổ chức công việc thiết kế và vận hành nghiên cứu tốt.

Trong tiến trình phát triển, về mặt lịch sử, khoa học xã hội từ hoạt động nghiên cứu riêng lẻ của những người nghiên cứu riêng biệt đã biến thành hình thái đặc biệt, có tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, chế định xã hội và hoạt động của con người, của xã hội loài người.

1.2. Về vai trò và các chức năng của khoa học xã hội Việt Nam

Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung, lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng cho thấy vai trò to lớn của khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng. Vai trò đó thể hiện khái quát ở chỗ, phát triển xã hội, phát triển con người không thể thiếu được khoa học, trong đó có khoa học xã hội. Không có khoa học, không dựa vào khoa học thì không thể phát triển nền kinh tế tri thức, đất nước không thể phát triển nhanh, bền vững, phồn vinh, hưng thịnh. Khoa học và công nghệ là chìa khóa của sự thành công. Khoa học xã hội là nhân tố không thể thiếu được của xã hội và phát triển xã hội, của con người và phát triển con người, là kết quả đồng thời cũng là đầu vào của tư duy. Khoa học xã hội sản xuất ra tri thức khoa học xã hội với tư cách là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của xã hội, con người và tư duy, là nền tảng tinh thần của sự phát triển xã hội, phát triển con người. Với tư cách đó, khoa học xã hội là một nguồn lực, nguồn vốn, động lực, chủ thể (chủ thể nghiên cứu khoa học xã hội) của phát triển xã hội, phát triển con người. Phát triển bền vững đất nước, nâng cao chất lượng phát triển vì ấm no, tự do, hạnh phúc của con người không thể không dựa vào các thành tựu của khoa học, trong đó có khoa học xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định: phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước[3].

Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu cơ bản, xây dựng nền tảng tri thức, hệ giá trị tinh thần của xã hội và cho phát triển xã hội, phát triển con người, tích lũy tri thức để phát triển xã hội, phát triển con người.

Thứ hai, nghiên cứu ứng dụng, đưa các thành tựu của khoa học xã hội vào đời sống con người, đời sống nhà nước, đời sống xã hội, phục vụ lợi ích con người và xã hội.

Thứ ba, xây dựng, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước; tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước.

Thứ tư, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội cho phát triển đất nước.

Thứ năm, truyền bá và phổ biến tri thức về khoa học xã hội Việt Nam với các nước trên thế giới, tiếp nhận tri thức khoa học xã hội thế giới, phát triển khoa học xã hội Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới.

Thứ sáu, nghiên cứu dự báo phục vụ phát triển đất nước.

Ngoài các chức năng nói trên, khoa học xã hội có các nhiệm vụ: xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiến tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị tuyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hóa, khoa học xã hội của thế giới, khu vực.

1.3. Về các đặc điểm - thuộc tính của khoa học xã hội         

Trong tiến trình nghiên cứu lịch sử phát triển khoa học xã hội, có thể đi đến kết luận rằng, các đặc điểm - thuộc tính của khoa học xã hội có thể trở thành các tiêu chí đánh giá những biến đổi, những đóng góp của khoa học xã hội đối với sự phát triển xã hội, phát triển con người. Những biến đổi mang tính cách mạng đó là: (1) Ý nghĩa của bức tranh khoa học về xã hội, con người và tư duy, những biến đổi đúng đắn mang tính chất gốc rễ trong ý nghĩa của bức tranh khoa học về xã hội, con người và tư duy, có thể có sau khi có đổi mới tư duy mang tính cách mạng trong khoa học xã hội; (2) Những biến đổi về chất trong phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội; (3) Những biến đổi về chất trong các phương pháp và phương thức nghiên cứu khoa học, cũng như những biến đổi về chất trong các yếu tố thuộc “bản chất thứ hai” được tạo ra trên nền tảng của những thành tựu của khoa học xã hội; (4) Các khả năng hiện có trong việc làm sáng tỏ các khả năng mang tính tiềm năng của xã hội, con người, sự hình thành các mô hình phát triển đất nước và quản lý phát triển đất nước và đời sống của chính con người.

1.4. Khái quát về cơ chế, chính sách đối với khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội

Cơ chế, chính sách đối với khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội chính là nơi khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các lĩnh vực khoa học xã hội, các chủ thể nghiên cứu khoa học xã hội, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học xã hội.

Trong thời gian đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ để phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển đất nước. Chẳng hạn, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đảng KhóaX về “xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Hiến pháp năm 2013; Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH 14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 các văn bản khác.

Các văn bản đó xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp mang tính chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học xã hội, các tiêu chí khái quát đánh giá sự đóng góp của khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với sự phát triển đất nước. Đến nay, Đảng và Nhà nước ta chưa ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật riêng về khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội mà chỉ ban hành các cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức nói chung, trong đó có khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, pháp luật đó, có thể khái quát hóa những nội dung cơ bản của cơ chế, chính sách, pháp luật đối với khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội trên các phương diện sau đây:

Thứ nhất, khẳng định vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội trong phát triển đất nước.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về “xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” chỉ rõ đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học xã hội là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, là nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Đội ngũ trí thức khoa học xã hội là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.

Đảng và Nhà nước khẳng định: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước[4]. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước[5]. Như vậy, phát triển trí thức nói chung, phát tiển trí thức khoa học xã hội nói riêng là phát triển nguồn nhân lực đột phá của phát triển quốc sách hàng đầu. Phải chăng, phát triển nguồn trí thức là đột phá của đột phá phát triển nguồn nhân lực để phát triển đất nước.

Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 xác định rõ nhiệm vụ của hoạt động khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội: xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị tuyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hóa, khoa học xã hội của thế giới[6].

Thứ hai, xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Về mục tiêu: Đến năm 2020, xây dựng đội ngũ trí thức (khoa học xã hội) lớn mạnh, đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức trong khu vực và thế giới; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020[7].

- Về quan điểm chỉ đạo:

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đảng Khóa X về “xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đưa ra 3 quan điểm chỉ đạo của xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là:

(i). Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.

(ii). Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu năng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

(iii). Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước. 

- Về nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

Trên cơ sở mục tiêu và các quan điểm chỉ đạo đã nêu, Nghị quyết đã xác định 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là: 1) Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức; 2) Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức; 3) Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; 4) Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hội trí thức; 5) Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Đặc biệt, nhóm nhiệm vụ và giải pháp thứ 4 đề cập trực tiếp trách nhiệm của đội ngũ trí thức và chất lượng hoạt động của các hội trí thức.

Thứ ba, hình thành hệ thống pháp luật khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động khoa học xã hội và hoạt động của đội ngũ trí thức khoa học xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.        

Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, trước hết, trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018. Cụ thể: Trong Chương I: Những quy định chung, Luật đã xác định nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ, chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, trong đó có khoa học xã hội (các điều 4,5,6). Chương III thể chế hóa các quan điểm của Đảng về cá nhân hoạt động khoa học công nghệ, phát triển nhân lực khoa học và công nghệ, trong đó có cá nhân hoạt động khoa học xã hội, phát triển nhân lực khoa học xã hội. Đặc biệt, Luật quy định rõ các quyền, nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ, thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài (các điều 20, 21, 22, 23, 24). Luật quy định rõ quyền của cá nhân nhà khoa học trong việc đề xuất ý tưởng khoa học và công nghệ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (các điều 25, 26), quyền ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 27), quyền tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 29), quyền liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 31), quyền và nghĩa vụ của cá nhân nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 35), quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 42), trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 44), việc khuyến khích và trách nhiệm tạo điều kiện để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 45), khuyến khích thành lập quỹ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật (Điều 62), ưu đãi thuế và tín dụng đối với hoạt động khoa học và công nghệ (các điều 64, 65), quyền tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (các điều 70, 71, 72), quyền được khen thưởng (các điều 77, 78), trách nhiệm về việc vi phạm (Điều 79).

Các quy định của Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 được các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện trong các văn bản tương ứng như: Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về cụ thể hóa một số nội dung của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 và các văn bản khác.       

Khái quát lại, những hiểu biết về các lĩnh vực của khoa học xã hội, chủ thể của khoa học xã hội; vai trò, các chức năng của khoa học xã hội Việt Nam; các đặc điểm - thuộc tính của khoa học xã hội là các tiêu chí khái quát cần được sử dụng để đánh giá sự đóng góp của khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với phát triển đất nước. Tất nhiên, đó chỉ là các tiêu chí đánh giá khái quát nhất, bao trùm nhất. Để đánh giá cụ thể, sâu sắc, toàn diện về sự đóng góp của khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với phát triển đất nước đòi hỏi phải có bộ tiêu chí đánh giá cụ thể hơn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của khoa học xã hội Việt Nam hiện nay.

2. Khái quát về sự phát triển đội ngũ trí thức khoa học xã hội và thực trạng đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với phát triển đất nước thời gian qua

2.1. Thực trạng phát triển đội ngũ trí thức (nguồn nhân lực) khoa học xã hội Việt Nam

(i) Những thành tựu

Dưới dạng khái quát nhất, có thể khái quát những thành tựu phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội ở nước ta trong thời gian qua theo các nội dung sau đây:

Thứ nhất, nguồn nhân lực khoa học xã hội (đội ngũ trí thức khoa học xã hội) ngày càng lớn mạnh, tăng nhanh về số lượng, chất lượng được nâng cao.

Nguồn nhân lực bao gồm nguồn nhân lực nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội và nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội. Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực khoa học xã hội ngày càng lớn mạnh, tăng nhanh về số lượng, chất lượng được nâng cao. Sự lớn mạnh của nhân lực khoa học xã hội Việt Nam được thể hiện trên 2 phương diện: phương diện về lượng và phương diện về chất.

Trên phương diện về lượng, nhân lực khoa học xã hội tăng nhanh về số lượng. Có thể lấy số liệu sau đây để minh chứng. Chẳng hạn, số lượng nhân lực nghiên cứu viên khoa học xã hội đã tăng từ 30.643 người năm 2012 lên 48.962 người năm 2020 với tỷ lệ tăng gần 60%. Trong đó, nhân lực nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%), còn nhân lực nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn chiếm tỷ lệ không lớn (chưa đến 20%). Nhân lực nghiên cứu khoa học xã hội tập trung chủ yếu ở các tổ chức đào tạo đại học, chiếm khoảng 70%. Nhân lực nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu và phát triển chiếm 17,85%. Nhân lực nghiên cứu khoa học xã hội trong khu vực doanh nghiệp đã tăng từ 5,7% năm 2011 lên vị trí thứ hai với tỷ lệ 13,4% năm 2019. Nhân lực khoa học xã hội thuộc các tổ chức nghiên cứu và phát triển tăng từ 7,5% năm 2011 lên 14,4% năm 2017, tuy nhiên đã giảm xuống chỉ còn gần 11% vào năm 2019. Nhân lực khoa học xã hội của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất, chưa đến 1% trong tổng số nhân lực nghiên cứu khoa học xã hội[8].

Trên phương diện về chất, nhân lực khoa học xã hội một bước được nâng cao về chất. Có thể lấy số liệu sau đây để minh chứng. Chẳng hạn, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ trên đại học (tiến sĩ, thạc sĩ) trong tổng số cán bộ nghiên cứu đã tăng từ 43,83% năm 2011 lên 56,3% năm 2019. Trong đó, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao (tiến sĩ) tăng nhanh từ xấp xỉ 11% năm 2011 lên 15,4% năm 2019[9]. Chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội được cải thiện đáng kể đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội.

Thứ hai, cơ cấu của nhân lực khoa học xã hội đã có sự thay đổi tương đối lớn.

Công tác đào tạo nhân lực khoa học xã hội ngày càng phát triển; các ngành nghề đào tạo về khoa học xã hội được mở rộng; nhân lực khoa học xã hội đa dạng hơn về ngành nghề; đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học xã hội được trẻ hóa; số lượng cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học xã hội là nữ ngày càng gia tăng; trình độ, năng lực nghiên cứu được nâng lên một bước; trình độ ngoại ngữ ngày càng cao.

Bộ phận (số lượng) trí thức tham gia công tác lãnh đạo, quản lý gia tăng về số lượng, phát huy tốt vai trò và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, chất lượng, hiệu quả vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.    

Thứ ba, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học xã hội từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu mới về phát triển nhân lực khoa học xã hội.

Trên cơ sở các nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt nguyên tắc bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự nghiệp phát triển đất nước, nguyên tắc trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nguyên tắc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, Nhà nước đã quy định khá đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học xã hội. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định rõ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, ưu đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài khoa học và công nghệ, thu cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài (các điều 20, 21, 22, 23, 24). Luật quy định rõ quyền của cá nhân nhà khoa học trong việc đề xuất ý tưởng khoa học và công nghệ, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (các điều 25, 26), quyền ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 27), quyền tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 29), quyền liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Điều 31), quyền và nghĩa vụ của cá nhân nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 35), quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 42), trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 44), việc khuyến khích và trách nhiệm tạo điều kiện để ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (Điều 45), khuyến khích thành lập qũy khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật (Điều 62), ưu đãi thuế và tín dụng đối với hoạt động khoa học và công nghệ (các điều 64, 65), quyền tham gia hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ (các điều 70, 71, 72), quyền được khen thưởng (các điều 77, 78), trách nhiệm về việc vi phạm (Điều 79).

(ii) Những hạn chế

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự phát triển đất nước, đội ngũ trí thức khoa học xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là:

Số lượng và chất lượng của đội ngũ trí thức khoa học xã hội (nhân lực khoa học xã hội) chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.

Đội ngũ trí thức (nhân lực) làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về khoa học xã hội còn thiếu và yếu. Cơ cấu đội ngũ trí thức khoa học xã hội còn bất hợp lý về ngành nghề, độ tuổi, giới tính, tính chuyên nghiệp chưa cao. Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành về khoa học xã hội thiếu nghiêm trọng, hẫng hụt trong tiếp nối các thế hệ; chưa có nhiều tập thể khoa học, nhóm nghiên cứu khoa học xã hội mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế. Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội chưa xuất phát và gắn bó mật thiết với thực tiễn đời sống xã hội, đời sống nhà nước, đời sống con người, còn nặng về hàn lâm, lý thuyết.

Trong khoa học xã hội, nghiên cứu cơ bản chưa xây dựng được hệ thống lý luận đầy đủ, toàn diện, chưa có các công trình sáng tạo lớn, nhiều công trình còn sơ lược, sao chép, chưa hệ thống, tính phê phán trong nghiên cứu khoa học xã hội chưa cao; nghiên cứu ứng dụng còn thiếu khả năng dự báo và định hướng, chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Trình độ của nhân lực khoa học xã hội ở nhiều tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và so với một số nước tiên tiến trong khu vực, nhất là về năng lực sáng tạo, tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học, khả năng nghiên cứu ứng dụng và thực hành, khả năng tiếp nhận tư duy, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, tri thức mới, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Một bộ phận nhân lực khoa học xã hội chưa thực sự say mê nghiên cứu, chạy theo lợi ích trước mắt, thiếu ý chí vươn lên về chuyên môn, thiếu tự tin, thiếu ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng, thiếu trung thực và tin thần hợp tác, giảm sút đạo đức nghề nghiệp.

Công tác phát triển nhân lực khoa học xã hội của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế. Đến nay, sau 14 năm Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành, trong đó chỉ rõ, xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học xã hội vẫn chưa được ban hành. Do đó, chưa có các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mang tính chiến lược, đột phá về phát triển đội ngũ trí thức nói chung, trí thức khoa học xã hội nói riêng, làm cơ sở đầy đủ cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học xã hội ở nước ta. Nhiều chủ trương, chính sách, chưa thể hiện quan điểm lấy khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”, chưa phù hợp với đặc điểm đặc thù của đội ngũ trí thức khoa học xã hội, chưa tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học xã hội; thiếu cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng, nâng cao vai trò của đội ngũ trí thức đầu ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội; cơ chế, chính sách tài chính, chế độ tiền lương đối với đội ngũ trí thức bị hành chính hóa, có nhiều bất hợp lý; thiếu chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức khoa học xã hội chuyên tâm cống hiến, phát triển và được xã hội tôn vinh bằng chính kết quả hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp; thiếu những cơ chế thích hợp để phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa học xã hội; chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút trí thức khoa học xã hội người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết những vấn đề phát triển của đất nước và tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức khoa học xã hội trong nước được giao lưu, hợp tác, làm việc ở các trung tâm khoa học và văn hóa lớn trên thế giới...

Những hạn chế, bất cập trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng các nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đó là một số cán bộ đảng và chính quyền các cấp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí của trí thức khoa học xã hội trong phát triển đất nước, địa phương; chưa coi trọng đội ngũ trí thức khoa học xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; ngại tiếp xúc, đối thoại, chưa thực sự lắng nghe, thậm chí quy chụp, nhất là khi phản biện đối với những chủ trương, chính sách, những đề án, dự án do các cơ quan lãnh đạo và quản lý đưa ra; chưa có hệ thống chính sách riêng, đặc thù về trí thức khoa học xã hội; công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý, nhất là khâu đánh giá, sử dụng trí thức khoa học xã hội còn nhiều điểm không hợp lý.   

Tóm lại, các chính sách đối với đội ngũ trí thức khoa học xã hội còn thiếu đồng bộ, mang nặng tính hành chính, chậm được đổi mới, chưa phù hợp với các đặc điểm đặc thù của đội ngũ trí thức khoa học xã hội, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khoa học xã hội có trình độ, chất lượng cao.

2.2. Thực trạng đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam đối với phát triển đất nước trong thời gian qua

Dưới dạng khái quát nhất, có thể khái quát thực trạng đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học xã hội ở nước ta trong thời gian qua theo các nội dung sau đây:

Thứ nhất, đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam góp phần bảo vệ, vận dụng, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Nền tảng tư tưởng của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo vệ sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội nghiên cứu, hình thành, phát triển hệ thống tri thức về lý luận chính trị và tổng kết thực tiễn chính trị để đúc kết thành lý luận và bài học kinh nghiệm. Trong quá trình đổi mới đất nước, trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước; nghiên cứu, tổng kết thực tiễn đổi mới đất nước, đội ngũ trí thức khoa học xã hội đã cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội góp phần truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ giá trị, hệ tư tưởng thống trị, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, đồng thời tiến hành đấu tranh, phê phán những quan điểm, hoạt động xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống đối sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. 

Thứ hai, đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam góp phần đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội.

Có thể nói, ở đây đã diễn ra một “cuộc cách mạng” trong đổi mới tư duy nghiên cứu. Tư duy nghiên cứu cũ mang tính quan liêu, bao cấp, nặng về giải thích, nếu không nói là đi sau, chỉ giải thích đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nghiên cứu khoa học xã hội đã được thay bằng tư duy đổi mới, dựa vào quy luật khách quan, nói đúng sự thật, công khai, minh bạch, thẳng thắn, cởi mở, tự do tư tưởng, tự do sáng tạo... Tư duy tiếp cận cái mới, tiếp cận các giá trị, tinh hoa của nhân loại trong lĩnh vực khoa học xã hội đã được tiếp nhận, tạo ra bầu không khí mới, sinh khí mới, chất xúc tác mới, năng lượng mới cho các nhà nghiên cứu khoa học xã hội để phát huy năng lực, khả năng, tài năng, tâm huyết, đam mê, trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học, phục vụ nhiều hơn cho sự phát triển đất nước. Phong cách tư duy mới trong nghiên cứu khoa học xã hội đang được hình thành ở nước ta.

Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội được đổi mới. Điều đó thể hiện ở chỗ, một mặt, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mặt khác, bám sát xu thế phát triển của thời đại, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế; bảo đảm lợi ích cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và chủ nghĩa xã hội.

Cách tiếp cận trong nghiên cứu khoa học xã hội đã được đổi mới theo hướng thay cách nghiên cứu chỉ mang tính chuyên ngành, biệt lập bằng cách tiếp cận kết hợp chuyên ngành với đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, hợp ngành trong nghiên cứu khoa học xã hội. Cách tiếp cận này đã tạo nên các lý luận mới, gia tăng các tri thức hiện có của khoa học xã hội, giải quyết thiết thực, hiệu quả hơn những vấn đề đặt ra của phát triển đất nước đối với khoa học xã hội nước nhà.

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội được đổi mới, có thể nói, rất cơ bản. Thay cho phương pháp thuần túy phân tích lý luận thực chứng là các phương pháp kết hợp phân tích lý luận với phân tích thực tiễn, phân tích định tính với phân tích định lượng, áp dụng rộng rãi phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu sự kiện và các phương pháp khác. Việc đổi mới các phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học xã hội dẫn đến việc thu nhận được những hiểu biết sát thực, đúng bản chất, quy luật của các sự kiện, hiện tượng được khoa học xã hội nghiên cứu, từ đó có những luận cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ để giải quyết vấn đề được nghiên cứu, đưa ra những tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học có sức thuyết phục đối với việc xây dựng đường lối, chủ trương, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước nhanh và bền vững.     

Sự đổi mới tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội được thể hiện rất rõ trong việc triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu các cấp: Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội cấp quốc gia, các đề tài nghiên cứu của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các chương trình, đề tài cấp bộ, ngành, các đề tài cấp cơ sở, các dự án nghiên cứu có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, của các nước.

Thứ ba, đội ngũ trí thức Việt Nam góp phần thúc đẩy các nghiên cứu cơ bản, từng bước xây dựng được lý luận về phát triển đất nước nói chung, lý luận về từng lĩnh vực khoa học xã hội nói riêng.

Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật phát triển xã hội, con người và tư duy, tức là tạo ra, làm gia tăng hệ thống tri thức sâu sắc mang tính bản chất, quy luật về xã hội, phát triển xã hội, con người và tư duy. Hệ thống tri thức như vậy chính là nền tảng phát triển bền vững, ổn định của xã hội, con người.

Phát triển xã hội, phát triển con người đòi hỏi phải có nền tảng tri thức nhất định về xã hội, con người. Nền tảng tri thức đó càng vững chắc, sâu sắc, toàn diện bao nhiêu thì xã hội, con người càng phát triển một cách có chất lượng, sâu sắc, toàn diện bấy nhiêu. Nền kinh tế tri thức, nền chính trị dân chủ, chế độ xã hội công bằng, văn minh, pháp quyền không thể không dựa trên nền tri thức tương ứng. Khoa học và công nghệ nói chung, trong đó có khoa học xã hội xây dựng nên nền tảng tri thức đó.

Hệ thống tri thức về xã hội, con người, tạo ra một hệ giá trị tinh thần của xã hội, con người và cho xã hội, con người. Hệ giá trị tinh thần càng sâu sắc, phong phú, đa dạng thì môi trường xã hội càng lớn mạnh, càng có văn hóa, văn minh. Xã hội, cuộc sống càng phát triển thì giá trị tinh thần càng phát triển. Khoa học xã hội tạo ra hệ giá trị tinh thần đó, làm nền tảng tinh thần cho xã hội, con người và cho phát triển xã hội, phát triển con người.

Để phát triển xã hội, phát triển con người phải có tích lũy tri thức và sáng tạo ra tri thức mới về xã hội, con người. Quá trình phát triển xã hội, phát triển con người cũng là một quá trình tích lũy và sáng tạo ra tri thức mới một cách khách quan. Khoa học xã hội tổng kết hệ tri thức đó, đồng thời dựa vào đó làm gia tăng, sáng tạo ra hệ tri thức mới để phục vụ xã hội, con người.

Các nghiên cứu cơ bản ở nước ta thời gian qua đã góp phần tích cực, chất lượng, hiệu quả vào sự hình thành các hệ thống tri thức lý luận, như: tri thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tri thức lý luận về hệ thống chính trị Việt Nam; tri thức lý luận về sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; tri thức lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tri thức lý luận về dân chủ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; tri thức lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tri thức lý luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; tri thức lý luận về nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; tri thức lý luận về con người và phát triển toàn diện con người Việt Nam; tri thức lý luận về triết học, luật học, xã hội học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, dân tộc, khảo cổ học; tri thức lý luận về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và tri thức lý luận trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác. 

Thứ tư, đội ngũ trí thức Việt Nam đã góp phần nghiên cứu ứng dụng, cung cấp các luận cứ khoa học để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước nhanh và bền vững, đưa các thành tựu của khoa học xã hội vào đời sống con người, đời sống nhà nước, đời sống xã hội, phục vụ lợi ích con người và xã hội.

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội nước ta đã góp phần xây dựng, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước; tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thể chế là một loại nguồn lực phát triển đất nước. Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch là một loại thể chế, một loại nguồn lực phát triển đất nước. Để xây dựng được đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch tốt với tư cách là một nguồn lực tốt để phát triển đất nước thì cần phải dựa vào khoa học, được khoa học tham mưu, tư vấn, phản biện. 

Việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước cần phải được luận chứng về mặt khoa học, tức là phải có cơ sở lý luận và thực tiễn. Nếu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước được luận chứng tốt về mặt khoa học thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển đất nước nhanh, bền vững. Do đó, đòi hỏi phải được luận chứng về mặt khoa học là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan đối với việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước. Trên cơ sở các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học xã hội xây dựng và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc thiết kế, tiến hành thực hiện các mô hình phát triển đất nước, từ mô hình phát triển tổng quát đến các mô hình phát triển cụ thể. Xây dựng và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng mô hình phát triển phát triển tổng quát đất nước, đó là: xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Xây dựng và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng các mô hình cụ thể hơn là: xây dựng mô hình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; xây dựng mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; xây dựng mô hình dân chủ và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa... Tiếp đến, xây dựng và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển trong từng lĩnh vực cụ thể ở trung ương và địa phương.

Khoa học xã hội không chỉ xây dựng và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước mà còn tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước, tức là đưa ra các kiến giải có tính chất định hướng, những ý kiến về những vấn đề được hỏi, đánh giá chất lượng về mặt khoa học đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước. Nếu được tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học tốt thì sẽ có đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch tốt để phát triển đất nước.

Nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học xã hội nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, làm thỏa mãn các nhu cầu của con người và các cộng đồng trong việc tạo ra các sản loại sản phẩm khoa học xã hội mới, hoặc hoàn thiện các loại sản phẩm đang có, tối ưu hoá việc quản lý các loại quan hệ xã hội, bảo đảm an ninh con người và môi trường sống của con người.

Thứ năm, đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam đã góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội cho phát triển đất nước.

Các nguồn lực phát triển đất nước bao gồm nhiều loại khác nhau: nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân văn. Nguồn lực nhân văn cũng bao hàm nhiều loại khác nhau, như: nguồn nhân lực khoa học, trong đó có nguồn nhân lực khoa học xã hội, nguồn nhân lực lao động và các loại nguồn nhân lực khác. Nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố bảo đảm phát triển đất nước nhanh, bền vững. Nguồn nhân lực khoa học xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của khoa học xã hội, là một loại chủ thể của khoa học xã hội. Khoa học xã hội có nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng thì điều đó, một mặt, tự nó nói lên một phương diện phát triển tốt của khoa học xã hội; mặt khác, đó cũng là nhân tố bảo đảm để thực hiện tốt chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội nhằm phục vụ phát triển đất nước.           

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội cho phát triển đất nước tức là xây dựng và phát triển chủ thể nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu của khoa học xã hội. Đó là các chủ thể tiến hành nghiên cứu khoa học xã hội cơ bản, nghiên cứu khoa học xã hội ứng dụng, xây dựng, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch; tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch; nghiên cứu dự báo về khoa học xã hội; truyền bá và phổ biến tri thức về khoa học xã hội để phát triển đất nước.

Khoa học xã hội có chức năng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có năng lực, trình độ cao, bao quát hết các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học, hợp tác quốc tế về khoa học xã hội. Đó là một nhân tố quyết định sự phát triển khoa học xã hội, một nguồn lực để phát triển đất nước.

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam thời gian qua và hiện nay đã, đang tích cực tham gia xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội cho phát triển đất nước. Đó là những đóng góp cho việc xây dựng được nguồn nhân lực khoa học xã hội như đã đề cập đến ở trên: xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội (đội ngũ trí thức khoa học xã hội) ngày càng lớn mạnh, tăng nhanh về số lượng, chất lượng được nâng cao; chuyển đổi cơ cấu của nhân lực khoa học xã hội để phục vụ tốt hơn sự phát triển đất nước; nâng cao ý thức về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học xã hội đối với phát triển đất nước.

Thứ sáu, đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam đã góp phần truyền bá và phổ biến tri thức về khoa học xã hội Việt Nam với các nước trên thế giới, tiếp nhận tri thức khoa học xã hội thế giới, phát triển khoa học xã hội Việt Nam tiến đến đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới.

Khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng là lĩnh vực mà ở đó có sự tương tác mạnh mẽ, khách quan của trong nước với khu vực và trên thế giới. Tương tác với các nước, khu vực, quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội cũng là nơi để khẳng định, truyền bá và phổ biến không chỉ tri thức về khoa học xã hội mà còn khẳng định, truyền bá và phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước Việt Nam ra với các quốc gia khác, khu vực, thế giới.

Hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực khoa học xã hội là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác quốc tế, khu vực, có tính chất tiên phong, đi đầu, vượt trước. Trong hợp tác quốc tế, khu vực về khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng, có hai quy luật hay xu hướng: 1) Tiếp nhận, tiếp biến tri thức khoa học xã hội quốc tế, khu vực, các quốc gia khác vào nước sở tại; 2) Truyền tải, truyền bá tri thức khoa học xã hội Việt Nam ra thế giới, khu vực, quốc gia khác.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đang hội nhập rộng và sâu vào thế giới, khu vực, có hơn 6 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đó là những yếu tố khách quan thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khoa học xã hội Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ bám sát thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển khoa học xã hội của thời đại; tiếp thu thành tự về khoa học xã hội của thế giới, khu vực, các nước phát triển, tiếp biến, chuyển tải thành tựu đó để tạo ra, vận dụng phù hợp vào điều kiện Việt Nam; kết hợp tri thức khoa học xã hội Việt Nam với tri thức khoa học xã hội thế giới, khu vực; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, khoa học xã hội Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ truyền tải, truyền bá tri thức về đất nước, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam ra với thế giới, khu vực và các nước. Đó chính là thành tựu của khoa học xã hội Việt Nam với tư cách là hình ảnh trí tuệ tinh thần về đất nước, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam, là một trong những nguồn lực của sự hợp tác của Việt Nam.

Trong thời gian qua, thông qua hợp tác về khoa học xã hội dưới những hình thức khác nhau, đội ngũ trí thức khoa học xã hội nước ta, một mặt, đã tiếp nhận, tiếp biến tri thức khoa học xã hội quốc tế, khu vực, các quốc gia khác vào nước ta; mặt khác, truyền tải, truyền bá tri thức về đất nước, xã hội, con người Việt Nam, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta ra với thế giới, khu vực, quốc gia khác, góp phần tôn vinh trí tuệ tinh thần, văn hóa, con người Việt Nam, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khu vực. 

Thứ bảy, đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam đã góp phần nghiên cứu dự báo phục vụ phát triển đất nước.

Khoa học xã hội không chỉ nghiên cứu xã hội, con người và tư duy trong quá khứ và hiện tại mà còn nghiên cứu cả các xu hướng phát triển của xã hội, con người và tư duy trong tương lai. Nghiên cứu dự báo chính là nghiên cứu các xu hướng phát triển của xã hội, con người và tư duy trong tương lai. Nghiên cứu đó sẽ nâng cao được tầm nhìn phát triển của xã hội, con người và tư duy, từ đó có được các khả năng rộng lớn cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước. Nghiên cứu dự báo không chỉ là một chức năng mà còn là một thuộc tính của khoa học xã hội. Nghiên cứu dự báo tốt khoa học xã hội sẽ phát huy được tốt vai trò của mình đối với phát triển đất nước.

Khoa học xã hội nghiên cứu dự báo về các thành tố thuộc đối tượng, khách thể nghiên cứu của mình. Đó là nghiên cứu dự báo về những biến đổi của xã hội, con người và tư duy trong tương lai, về sự tác động của những biến đổi đó đối với việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước, đối với khoa học xã hội, về sự đổi mới của chính khoa học xã hội. Cụ thể hơn, khoa học xã hội nghiên cứu dự báo về sự biến đổi trong đối tượng, khách thể nghiên cứu của mình, dự báo về những vấn đề cần được nghiên cứu cả ở phương diện nghiên cứu cơ bản lẫn ở phương diện nghiên cứu ứng dụng, dự báo về phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội, dự báo về phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội, dự báo về tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước, dự báo về hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế và dự báo về những vấn đề có liên quan khác.

Những nghiên cứu dự báo đó sẽ nâng cao tầm nhìn của khoa học xã hội về sự phát triển xã hội, con người và tư duy, góp phần để khoa học xã hội thực hiện tốt các chức năng trước đó của mình, thay đổi chính mình để phù hợp với sự phát triển mang tính quy luật của xã hội, con người và tư duy với tư cách là đối tượng, khách thể nghiên cứu của mình. Đặc biệt, các kết quả của nghiên cứu dự báo cung cấp những luận cứ khoa học đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước. Bởi lẽ, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch tốt để phát triển đất nước là đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch không chỉ dựa vào những hiểu biết đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về xã hội, con người và tư duy trong quá khứ và hiện tại mà còn phải dựa vào những hiểu biết mang tính tầm nhìn xa và rộng về xã hội, con người và tư duy trong tương lai.

Đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam thông qua các nghiên cứu được tiến hành đã cung cấp những tri thức mang tính dự báo về phát triển đất nước (phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển văn hóa, phát triển con người Việt Nam, phát triển quốc phòng, an ninh, phát triển quan hệ quốc tế) có cơ sở, đáng tin cậy, làm góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước nhanh và bền vững.

3. Những vấn đề đặt ra để phát huy vai trò của khoa học xã hội và đội ngũ trí thức khoa học xã hội đối với phát triển đất nước trong giai đoạn mới

Đến thời điểm này, có thể nói một cách khái quát rằng, sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đảng Khóa X về “xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, vai trò của khoa học xã hội đã được phát huy một cách đáng kể, đội ngũ trí thức khoa học xã hội đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước. Tuy vậy, nhiều nội dung của Nghị quyết nói trên chưa được thực hiện một cách đầy đủ, mục tiêu, các quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học xã hội vẫn còn nguyên giá trị. Điều quan trọng đặt ra hiện nay là cần phải có các giải pháp đột phá mạnh mẽ, sát thực với quyết tâm chính trị và chuyên môn cao để tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết đó.

Theo chúng tôi, các giải pháp đột phá mạnh mẽ, sát thực đó là:

Một là, ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức (nguồn nhân lực trí thức) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có trí thức khoa học xã hội.

Chiến lược này phải khẳng định, hiện thực háo các quan điểm: Phát triển đội ngũ trí thức là phát triển đột phá của hai quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước (phát triển khoa học và công nghệ, phát triển giáo dục); phát triển đội ngũ trí thức là phát triển chủ thể chính, trung tâm, nguồn lực, nhân tố quyết định sự phát triển khoa học và công nghệ; phát triển đổi ngũ trí thức cả về số lượng lẫn chất lượng, gắn chất lượng và hiệu quả đóng góp của đội ngũ trí thức với phát triển kinh tế xã hội của đất nước; phát triển đồng bộ, toàn diện đội ngũ trí thức trong tất cả các ngành, các lĩnh vực; phát triển toàn diện đội ngũ trí thức (nguồn nhân lực trí thức) gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài về khoa học và công nghệ.

Mục tiêu tổng quát phát triển đội ngũ trí thức là xây dựng được đội ngũ trí thức lớn mạnh, liêm chính, bản lĩnh, có trách nhiệm cao đối với đất nước; đạt chất lượng cao, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tham gia trực tiếp và khẳng định vai trò then chốt của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Mục tiêu cụ thể của phát triển đội ngũ trí thức là nâng cao tỷ lệ trí thức có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ/1 vạn dân vào năm 2025, 2030 với số lượng tương ứng; tăng số lượng sáng chế được cấp bằng; tăng số lượng bằng độc quyền giải pháp hữu tích được cấp bằng; tăng số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; số lượng đơn đăng ký bảo vệ quyền tác giả; tăng số lượng các công bố khoa học trong nước và quốc tế; tăng đầu tư để phát triển đội ngũ trí thức hợp lý, có tầm nhìn xa.

Các giải pháp phát triển đội ngũ trí thức vừa phải mang tính tổng thể, toàn diện, hệ thống, nhất quán, vừa phải mang tính cụ thể, tập trung vào các nhóm trí thức cụ thể, đặc thù, bao gồm: tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ trí thức; tiếp tục đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đặc biệt là trí thức trẻ, tài năng, gắn với nhu cầu giải quyết những vấn đề của phát triển đất nước; xây dựng bộ chỉ số đánh giá hoạt động của đội ngũ trí thức và các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đội ngũ trí thức và các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý phát triển đội ngũ trí thức; xây dựng môi trường làm việc, điều kiện làm việc phù hợp với các đặc điểm đặc thù của đội ngũ trí thức; đổi mới mạnh mẽ chính sách về đầu tư và tài chính cho phát triển đội ngũ trí thức; xác lập các nhóm giải pháp đặc thù đối với các nhóm trí thức cụ thể.        

Hai là, xây dựng Đề án phát triển đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam.

Trên cơ sở Chiến lược Quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đã được thông qua như đã đề cập đến ở trên, cần phải xây dựng các đề án phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong những lĩnh vực nhất định, trong đó có Đề án Phát triển đội ngũ trí thức khoa học xã hội Việt Nam. Đề án này phải là Đề án cấp quốc gia, do Chính phủ phê duyệt và giao cho các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương ứng triển khai thực hiện. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Đại học Quốc gia, các cơ quan, tổ chức liên quan, để xây dựng Đề án đó, trình Chính phủ phê duyệt để thực hiện.

Ba là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong đó có các tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội.

Hoạt động khoa học và công nghệ cần phải được đo lường về mặt hiện thực để xác định hiệu quả, sự đóng góp của hoạt động đó đối với phát trển đất nước. Để đo được hiệu quả, sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cần phải có bộ chỉ số đo lường hiệu quả và sự đóng góp đó. Bộ chỉ số đó bao gồm các chỉ số đo lường về lượng và các chỉ số đo lường về chất, được xác định dựa vào các nội dung, yêu cầu, đòi hỏi cụ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Việc đo lường các giá trị quốc gia có thể quy về các nội dung sau đây: đo lường nhận thức về vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước; đo lường về việc thể chế hóa vai trò, vị trí của khoa học và công nghệ bằng các văn bản tương ứng; đo lường về các thiết chế có vai trò, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn, phản biện khoa học; đo lường về vai trò, vị trí của nhà khoa học trong xã hội; đo lường về sự tác động của khoa học và công nghệ trong đời sống hiện thực; xây dựng hệ thống tiêu chí đo lường hiệu quả đầu tư cho nghiên cứu khoa học xã hội dựa trên phương pháp phân tích chi phí - lợi ích và những vấn đề khác. Phần lớn, bộ chỉ số đó được thể hiện dưới dạng bảng hỏi để tiến hành điều tra xã hội học, phỏng vấn hoặc nội dung những vấn đề được đưa ra thảo luận tại các cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên sâu. Đây cũng là vấn đề quan trọng cần được triển khai nghiên cứu để làm cơ sở, tiêu chí cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với phát triển đất nước.

Bốn là, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội.

Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội ở đây được hiểu với tư cách là đổi mới môi trường, nơi làm việc trực tiếp để trí thức khoa học xã hội phát huy hết năng lực, trí tuệ, khả năng, bổn phận, trách nhiệm đóng góp của mình đối với phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Về quan điểm: Đó là các quan điểm sau đây:

(1) Khẳng định đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn là đổi mới chủ thể, đổi mới một trong những thành tố trụ cột của nghiên cứu, đào tạo, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn, gắn liền chặt chẽ với phát triển nhân lực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn.

(2) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn; phương thức hoạt động, cơ chế tự chủ của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với điều kiện mới.

(3) Xây dựng được các tổ chức (trung tâm) nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách mạnh, hiện đại, đóng vai trò hạt nhân, trung tâm kết nối, tập hợp các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhà giáo dục, tư vấn chính sách giỏi, các nhân tài về khoa học xã hội và nhân văn.

(4) Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, hệ thống các tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, tham mưu, tư vấn chính sách; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; tiến hành khẩn trương, nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình và bước đi vững chắc; những vấn đề rõ thì thực hiện ngay, những vấn đề khó thì làm từng bước; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, tạo sự thống nhất trong cách hiểu, cách làm, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả.      

Về mục tiêu: Mục tiêu của tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn là:  

Hình thành mạng lưới quốc gia các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, nghiên cứu bao quát hết những vấn đề quan trọng, cấp bách cần được nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách; xây dựng được cơ chế hoạt động khoa học xã hội và nhân văn hiệu quả, kết nối, tập hợp được các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, nhà giáo dục, tư vấn chính sách giỏi, các nhân tài về khoa học xã hội và nhân văn.

Về đột phá: Đột phá của đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn là: Xây dựng được các trung tâm (tổ chức) nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách mạnh, hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học xã hội và nhân văn ở các lĩnh vực được ưu tiên, là các trung tâm có khả năng, năng lực thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra trong quá trình phát triển đất nước.

Về các định hướng: Việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính về khoa học xã hội và nhân văn cần được tiến hành theo các định hướng sau đây:    

- Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức khoa học xã hội và nhân văn theo hướng gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách.

+ Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu cơ bản, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn; khắc phục triệt để chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của mỗi tổ chức.

+ Xây dựng cơ chế kết hợp chặt chẽ, hiệu quả, liên thông giữa các tổ chức nghiên cứu cơ bản, giữa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách; giữa các tổ chức nghiên cứu ứng dụng, tham mưu, tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn.

+ Hoàn thiện cơ chế gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu và cơ sở đào tạo, cơ sở đào tạo và tổ chức nghiên cứu.

+ Nghiên cứu cơ bản phải hướng đến phát triển lý luận, tạo ra kết quả đầu vào cho giáo dục và đào tạo, cung cấp luận cứ lý luận cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhanh và bền vững đất nước; lấy kết quả của giáo dục và đào tạo, kết quả hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhanh và bền vững đất nước làm một trong những tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu cơ bản...   

- Xây dựng và hoàn thiện các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách theo hướng tích hợp chuyên ngành, đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, hợp ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở tổ chức hợp lý các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tư vấn chính sách chuyên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực, giảm đầu mối các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tư vấn chính sách và số lượng các tổ chức (bộ phận) bên trong.

+ Thực hiện nguyên tắc một lĩnh vực nghiên cứu chỉ giao một tổ chức chủ trì thực hiện, chịu trách nhiệm chính, các tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

+ Đẩy mạnh sắp xếp lại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn bên trong các bộ, ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách trong cả nước theo hướng nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, hợp ngành.

- Xây dựng các trung tâm, nhóm nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách mạnh, hiện đại, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học xã hội và nhân văn ở các lĩnh vực ưu tiên.

+ Xác định rõ các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn được ưu tiên; tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực được ưu tiên.

+ Xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách trong các lĩnh vực được ưu tiên về khoa học xã hội và nhân văn; bảo đảm chất lượng và năng lực hoạt động của các tổ chức đó.

+ Xây dựng các nhóm nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách mạnh, hiện đại, kết nối, tập hợp được nhân tài trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn.

+ Xây dựng cơ chế đặc thù cho các trung tâm, nhóm nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách mạnh, hiện đại để phát huy sự đổi mới sáng tạo, năng lực, tài năng của họ để đóng góp cho sự phát triển đất nước nhanh và bền vững.

- Tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học xã hội và nhân văn xắp xếp lại các tổ chức quản lý khoa học của các bộ, ngành, địa phương.

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học xã hội và nhân văn theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, kiến tạo phát triển, xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính liên kết, thông suốt của hệ thống tổ chức và hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn.

Năm là, huy động mọi nguồn lực để phát triển trí thức Việt Nam. Cần phải nhận thức một cách sâu sắc rằng, đầu tư cho trí thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững, có trí tuệ, có tầm nhìn đối với phát triển đất nước. Do vậy, cần phải huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp để phát triển trí thức, bao gồm nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân lực và các nguồn lực khác.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

[1] Khoa học xã hội được nói đến trong bài viết này ở nghĩa rộng lớn nhất của nó, được đặt bên cạnh khoa học tự nhiên, khoa học kỷ thuật, khoa học công nghệ.

[2] Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018.

[3, 4] Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2013.

[5] Xem: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 220.

[6] Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, được sửa đổi, bổ sung năm 2018.

[7] Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về “xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

[8,9] Xem: Bùi Quang Tuấn, Trần Thị Hoa Thơm, (2022), Huy động nguồn lực trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2022: Cơ chế, chính sách, hiệu quả, những vấn đề đặt ra và định hướng giải pháp trong Kỷ yếu hội thảo Khoa học xã hội và nhân văn qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW: Thực trạng và định hướng phát triển trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Quốc hội (2012), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
  3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về “phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
  4. Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 28/2018/QH 14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
  5. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2022 ban hành Chiến lược Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.
  6. Võ Khánh Vinh (2022), Đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách về khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW (2012-2022) và định hướng cho giai đoạn mới. Kỷ yếu hội thảo: Khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW: Thực trạng và định hướng phát triển trong thời gian tới.
  7. Bùi Quang Tuấn, Trần Thị Hoa Thơm (2022), Huy động nguồn lực trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2022: Cơ chế, chính sách, hiệu quả, những vấn đề đặt ra và định hướng giải pháp. Kỷ yếu hội thảo: Khoa học xã hội và nhân văn qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW: Thực trạng và định hướng phát triển trong thời gian tới.
  8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

Promoting the role of social scientific intellectuals for the country’s development after 15 years of implementing Resolution No. 27 of the 10th Central Committee of the Communist Party of Vietnam on building a contingent of intellectuals in the country’s industrialization and modernization process

Prof.Ph.D Vo Khanh Vinh

Former Vice President, Vietnam Academy of Social Sciences

Abstract:

This paper presents an overview of social science and the social scientific intellectuals in Vietnam. Then, the paper analyzes the criteria for evaluating the contribution of social scientific intellectuals, introduces an overivew on the development of the social scientific intellectuals and the current contribution of the social scientific intellectuals to Vietnam’s development over the past time. The paper also points out problems that Vietnam need to resolve in order to promote the role of the social scientific intellectuals in the county’s development in the new period.

Keywords: social scientific intellectuals, the current status of social scientific intellectuals, contributions of social scientific intellectuals, promoting the contributions of social scientific intellectuals.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 5 và 6 tháng 3 năm 2023]