Quy định xuất xứ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của một số đối tác FTA với Việt Nam

Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) - gọi tắt là tiêu chuẩn xuất xứ GSP (hay điều kiện để được cấp C/O form A).

Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập chia làm 2 loại.

Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: Đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.

Thứ hai, các hàng hóa khác: Quy định xuất xứ GSP được quy định cụ thể như sau:

Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.

GSP
Các đối tác FTAs của Việt Nam có quy định xuất xứ GSP không giống nhau

 

Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus, Bulgaria (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của EU, Switzerland, Norway, Turkey (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ (Bảo trợ cho cả nguyên liệu nước khác theo nguyên tắc có đi có lại.

Chẳng hạn EU bảo trợ cho cả nguyên liệu có xuất xứ Switzerland nếu Switzerland cũng bảo trợ cho nguyên liệu EU), quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN với quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

Hàng xuất sang các nước ASEAN (LAOS; các nước có tham gia GSTP, APEC; và các nước còn lại khác) để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hoặc sơ chế, hoặc xuất tiếp sang các nước  EU, Switzerland, Norway, Turkey, nếu khách hàng ASEAN cần cung cấp C/O form A để áp dụng quy tắc cộng gộp ASEAN, thì có thể xét cấp C/O form A theo quy định xuất xứ GSP của nước nhập khẩu cuối cùng.

Quy định xuất xứ GSP của Nhật Bản (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand, Vietnam, được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.

Công thức để tính xuất xứ hàng hóa:

Trị giá nguyên liệu: Trong đó trị giá nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo giá CIF tại thời điểm nhập khẩu, hoặc nếu không biết thì tính giá mua đầu tiên tại Việt Nam.

Chi phí sản xuất (the factory or works cost) = chi phí trước lợi nhuận (cost before profit) = Chi phí nguyên phụ liệu (nội,ngoại) + chi phí sản xuất khác (trong đó có chi phí lao động).

Trị giá xuất xưởng (the ex-factory price / the ex-works price)= giá bán tại xưởng = chi phí sản xuất + lợi nhuận.

FOB: Trị giá FOB = giá bán tại mạn tàu = trị giá xuất xưởng + chi phí đưa hàng từ xưởng lên mạn tàu.

Quy tắc Bảo trợ: nguyên liệu có xuất xứ (/nhập khẩu từ) nước cho hưởng (nước bảo trợ) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.

Quy tắc cộng gộp (khu vực/toàn cầu): Nguyên liệu có xuất xứ nước được hưởng khác (nước cộng gộp) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.

Cộng gộp toàn cầu: Cộng gộp nguyên liệu của tất cả các nước được hưởng khác trên toàn cầu.

Cộng gộp khu vực (cụ thể khu vực ASEAN): Cộng gộp nguyên liệu chỉ của các nước được hưởng khác trong khu vực ASEAN.

 Originating materials: Nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam, Nguyên liệu cộng gộp, Nguyên liệu bảo trợ

Bình Lục