Tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Ánh (Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh); Lê Thành Trung (Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại)

TÓM TẮT:

Bài viết sử dụng mô hình GMM để kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ Bộ dữ liệu Các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicator - WDI) của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) và các báo cáo thường niên của 27 Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam công khai niêm yết trong giai đoạn 2007 - 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động rất lớn của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này.

Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ổn định tài chính, ngân hàng thương mại.

1. Giới thiệu

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động của các NHTM từ lâu đã được xem là huyết mạch, là xương sống nền kinh tế của một quốc gia. Đây cũng chính là đặc điểm chung của các nước đang phát triển khi thị trường chứng khoán chỉ mới hình thành. Ngân hàng luôn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế nên sự phát triển của NHTM đã đóng góp và mang lại nhiều thành tựu cho nền kinh tế Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới.

Đó là, các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư; huy động các nguồn vốn trong nước cho phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế qua các năm.

Vai trò truyền thống của ngân hàng là cho vay và các khoản vay đó chiếm phần lớn tài sản của ngân hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của ngân hàng.

Bên cạnh đó, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường kinh tế vĩ mô như sụt giảm trong tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát, từ đó có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Hầu hết đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi cần phải tập trung kiểm soát rủi ro tín dụng là yêu cầu không thể thiếu được.

Rủi ro tín dụng là mối quan tâm của ngân hàng và cả nền kinh tế. Rủi ro tín dụng xuất hiện không chỉ tác động đến nguồn vốn của ngân hàng như mất vốn mà còn gây nguy cơ phá sản ngân hàng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào những năm 2008 và 2009 đã làm kinh tế các quốc gia đang bị suy giảm mạnh. Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã và đang ảnh hưởng không nhỏ trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán.

Xuất khẩu sẽ suy giảm, điều này vừa ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thương mại, vừa làm tăng lao động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trường sức lao động, thị trường bất động sản sẽ có xu hướng đình trệ và sự đình trệ của thị trường này sẽ tác động tiêu cực đến các thị trường khác.

Một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn, lãi suất tăng, tăng chi phí vốn vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến xác suất vỡ nợ của các ngân hàng kéo theo giảm sự ổn định tài chính của ngân hàng theo 3 khía cạnh:

Thứ nhất, rủi ro làm suy giảm uy tín của ngân hàng, một ngân hàng có rủi ro lớn là một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ các ngân hàng. Tình hình đó sẽ được báo chí nêu làm cho dân chúng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huy động được nguồn vốn dồi dào. Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mức tín dụng, không mở quan hệ đại lý… làm mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng.

Thứ hai, mất khả năng thanh toán của ngân hàng một phần nguyên nhân là do các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn. Trong lúc đó, các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, trong khi không huy động được nguồn vốn dồi dào do mất uy tín. Vì thế, dẫn đến việc nhiều khách hàng sẽ lo ngại và  rút tiền gửi tại ngân hàng, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong khâu thanh toán, kéo theo sự mất ổn định tài chính của NHTM.

Thứ ba, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các NHTM. Tuy nhiên, các nguồn thu từ hoạt động tín dụng lại kéo theo rủi ro tín dụng. Việc không thu hồi được nợ bao gồm gốc, lãi và các khoản phí làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ, ngân hàng phải dùng chính vốn tự có để bù đắp thiệt hại, điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ. Thêm vào đó là quá trình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, kết quả là giảm sút lợi nhuận.

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM được các tác giả trên thế giới nghiên cứu vận dụng Z-score để đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM như: Boyd (2006); Soedarmono (2011); Rahman (2012); Nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM bao gồm các nghiên cứu của Beck (2009); Consuelo Silva Buston (2012);  Ngoài ra, rủi ro tín dụng có thể thay đổi tác động tới sự ổn định tài chính của ngân hàng và khả năng tồn tại của họ trong thời gian khủng hoảng tài chính.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu của Ameni Ghenimi (2017), tác giả sử dụng mô hình thể hiện tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam:

lnZadji,t = 0 + 1SIZEi,t + 2LLPi,t + 3TAi,t + 4CIRi,t + 5ROEi,t  + 6GDPi,t + 7NPLi,t + 8INFi,t + i 

Tác giả xem xét trong điều kiện khủng hoảng tài chính bằng cách đưa thêm vào mô hình biến giả CRISIS. Biến CRISIS nhận giá trị là 1 thể hiện cho điều kiện khủng hoảng, nhận giá trị là 0 thể hiện cho điều kiện bình thường vào những năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu:

lnZadji,t = 0 + 1SIZEi,t + 2LLPi,t +  3TAi,t + 4CIRi,t + 5ROEi,t  + 6GDPi,t + 7NPLi,t + 8CRISISi,t + 9INFi,t +

Để xem xét rõ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến sự ổn định trong điều kiện khủng hoảng, tác giả đưa thêm vào mô hình biến NPLi,t xCrisis để được mô hình nghiên cứu như sau:

lnZadji,t = 0 + 1SIZEi,t + 2LLPi,t  + 3TAi,t + 4CIRi,t + 5ROEi,t  + 6GDPi,t + 7NPLi,t +  8NPLi,t xCRISIS + 9INFi,t + i   

Bảng 1. Cách thức đo lường và dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy tương ứng với các biến

bang 1

2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trong mô hình rủi ro tín dụng được đại diện bằng biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) là biến độc lập được tác giả quan tâm nhiều nhất trong mô hình. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thể hiện chất lượng nợ của ngân hàng và mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu trong hiện tại và tương lai. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp.

Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu tín dụng trong nước xuất phát từ sự mất lòng tin của khách hàng và việc thắt chặt các điều kiện cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng giảm và chất lượng tín dụng xấu đi có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tác động nghịch chiều của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Tác động của khủng hoảng tài chính đến sự ổn định tài chính của ngân hàng mang dấu âm.

Ngoài ra, trong nghiên cứu này, tác giả cũng xem xét tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng trong điều kiện khủng hoảng bằng cách đưa vào mô hình biến Crisis_NPL. Trong điều kiện khủng hoảng xảy ra, tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ gia tăng. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ gia tăng.

3. Kết quả nghiên cứu

Kiểm định phương sai thay đổi qua các thực thể được thực hiện thông qua kiểm định White. Kết quả kiểm định thể hiện Hình 1.

Hình 1: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

hinh 1

Giả thuyết H0: Var (u) = 0 hay phương sai qua các thực thể là không đổi.

Theo kết quả trên, với p-value = 0.0885 lớn hơn 0.05 giả thuyết H1 bị bác bỏ, tức là chấp nhận giả thuyết H0 phương sai qua các thực thể là không thay đổi.

Kiểm định Wooldridge được dùng để kiểm định tự tương quan trong dữ liệu bảng. Kết quả kiểm định thể hiện ở Hình 2.

hình 2

                                           Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 14.0

Giả thuyết H0: Không có hiện tương tự tương quan.

Với p-value lớn hơn 5% giả thuyết H0 được chấp nhận. Dựa vào kết quả từ bảng 4.5, p-value = 0.0004 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05, tức là giả thuyết H0 bị bác bỏ hay mô hình có hiện tượng tự tương quan.

Hình 3: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp GMM

hinh 3a

hinh 3b
                                              Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 14.0

Dựa vào kết quả như Hình 3, tính phù hợp của hồi quy bằng phương pháp GMM được đánh giá thông qua kiểm định F, thống kê Sargan và Arellano-Bond (AR). Kiểm định F kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng. Kiểm định Sargan kiểm tra các ràng buộc quá mức, tính hợp lý của các biến đại diện. Kiểm định AR xác định liệu có sự tương quan phần dư của mô hình.

Kiểm định Sargan = 0.392 > 0.1 nên chấp nhận giả thuyết H0: mô hình được xác định đúng, các biến đại diện là hợp lý. Thống kê F-test (p-value) = 0.000 < 0.1, do đó ta bác bỏ giả thuyết H0: tất cả các hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, do đó các hệ số ước lượng của biến giải thích có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định AR (1) = 0.029 < 0.1 nên bác bỏ giả thuyết H0: không có sự tương quan chuỗi bậc 1, nghĩa là có sự tương quan chuỗi bậc 1 trong phần dư của mô hình hồi quy.

Kiểm định AR (2) = 0.139 > 0.1 nên chấp nhận giả thuyết H0: không có sự tương quan chuỗi bậc 2 trong phần dư của mô hình hồi quy.

Kết quả ước lượng bằng phương pháp GMM cho thấy mô hình không tồn tại khuyết tật. Cụ thể, kiểm định sự tự tương quan của phần dư cho thấy có tự tương quan bậc 1 (hệ số p-value của AR (1) nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%) và không có tự tương quan bậc 2 (hệ số p-value của AR (2) lớn hơn mức ý nghĩa 10%). Kiểm định Hansen và Sargan đều có p-value lớn hơn mức ý nghĩa 5%, cho thấy mô hình và các biến đại diện sử dụng là phù hợp.

4. Kết luận

Khi rủi ro tín dụng tăng lên sẽ làm mức độ ổn định của NHTM Việt Nam giảm xuống. Rủi ro tín dụng của ngân hàng được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ này tăng thể hiện chất lượng nợ của ngân hàng giảm và mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu trong hiện tại và tương lại tăng, làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ tác động đến lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng, từ đó tác động đến sự ổn định tài chính của ngân hàng.

Trong điều kiện đặc thù là khủng hoảng xảy ra, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng lên làm cho tính ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam giảm càng mạnh khi các yếu tố khác không đổi. Khủng hoảng kinh tế xảy ra làm cho khách hàng được cấp tín dụng của ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, người đi vay không có khả năng trả nợ, một số người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng áp dụng cách làm gian dối, thay đổi lợi nhuận, báo cáo sai sự thật, lấy lợi nhuận này phản ánh tình trạng thua lỗ, cố ý làm đọng vốn vay để thu lợi, không trả nợ đúng hạn.

Những lý do trên lý giải cho việc rủi ro tín dụng xảy ra trong thời kỳ khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua thu nhập và lợi nhuận. Thậm chí trong tình huống xấu nhất có thể khiến ngân hàng mất vốn, điều này gây ra sự bất ổn định cho ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

  1. Ameni Ghenimi (2017), “The effects of liquidity risk and credit risk on bank stability: Evidence from MENA region”, Borsa Istabul Review, Pages 1-11.
  2. Beck & ctg (2009), “International framework for liquidity risk measurement, standards and monitoring”, Political Economy, No 91, Pages 401-419.
  3. Boyd, J., De Nicoló, G., & Jalal, A. (2006), “Bank risk-taking and competition revisited: new theory and new evidence”, IMF Working Paper 06/297, Washington DC: International Monetary Fund.
  4. Consuelo Silva Buston (2013), “Active risk management and Banking Stability”, European Banking Center Discussion Paper, No 2013-014, Pages 1-42.
  5. Rahman, N., Ahmad, N., & Abdullah (2012), “Ownership structure, capital regulation and bank risk taking”, Journal of Business and Economics, Vol. 3, Pages 176-188.
  6. Soedarmono, W., Machrouh, F., & Tarazi, A. (2011), “Bank market power, economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks”, Journal of Asian Economics, Vol. 22, Pages.

IMPACTING OF CREDIT RISK ON THE FINANCIAL STABILITY OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS

NGUYEN THI HONG ANH

Faculty of Finance and Banking - Industrial University of Ho Chi Minh City

LE THANH TRUNG

Faculty of Finance - Accounting - College of Foreign Economic Relation

ABSTRACT:

The paper uses the GMM model to test the impact of credit risk on the financial stability of Vietnamese commercial banks. The research data is taken from the World Development Indicator (WDI) of the World Bank (WB) and the annual reports of 27 commercial banks Vietnam in the period of 2007 - 2017. The research results show the huge impact of credit risk on the financial stability of Vietnamese commercial banks during this period.

Keywords: Credit risks, financial stability, commercial bank.