Tăng cường mở rộng các thị trường tiềm năng tại châu Á - châu Phi trong năm 2025

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đề nghị đơn vị tập trung triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Sáng 27/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi tổ chức Hội nghị Báo cáo tổng kết năm 2024. Thứ trưởng Phan Thị Thắng tham dự và chỉ đạo Hội nghị, cùng với sự tham gia của các phòng, ban, đơn vị chức năng trực thuộc Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Toàn cảnh Hội nghị

Khu vực châu Á - châu Phi chiếm tỷ trọng 66,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Báo cáo tóm tắt những kết quả đạt được năm 2024, Trưởng phòng Phòng Đông Nam Á - Nam Á - Hợp tác tiểu vùng Lê Thị Mai Anh cho biết thời gian qua nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, tuy nhiên không đồng đều giữa các nhóm nền kinh tế. Mức lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm về mức mục tiêu đặt ra. Điều kiện tài chính còn hạn chế nhưng đang được nới lỏng và thương mại hàng hóa toàn cầu cũng phục hồi mạnh so với năm 2023.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Trưởng phòng Phòng Đông Nam Á - Nam Á - Hợp tác tiểu vùng Lê Thị Mai Anh báo cáo tại Hội nghị

Khu vực thị trường châu Á, châu Phi tiếp tục giữ vị trí chiến lược với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ước đạt 519,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng 66,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, xuất khẩu đạt 322,3 tỷ USD, tăng 17,2% và nhập khẩu đạt 197,4 tỷ USD, tăng 80%. Các thị trường chủ lực như Châu Á, Châu Phi tiếp tục giữ vai trò quan trọng, chiếm 66,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Xuất khẩu sang các thị trường chủ lực của Việt Nam trong khu vực cũng phục hồi mạnh mẽ. Về nhóm hàng xuất khẩu, cấu trúc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang được cải thiện tích cực, với việc giảm hàm lượng xuất khẩu nguyên liệu thô và tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Nhóm nông, thủy sản ghi nhận tăng trưởng ấn tượng 30,4%, đặc biệt rau quả Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế tại các thị trường khó tính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng đầu vào phục vụ sản xuất và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước tiếp đà hồi phục. Việt Nam tiếp tục nhập siêu 123,9 tỷ USD từ khu vực châu Á, châu Phi trong năm 2024, tập trung vào nhóm mặt hàng tư liệu sản xuất như máy móc, xăng dầu, nguyên phụ liệu (hạt điều thô)… nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Các phòng, ban, đơn vị chức năng trực thuộc Vụ Thị trường châu Á - châu Phi phát biểu tại Hội nghị

Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong công tác liên kết với thị trường châu Á - châu Phi năm 2024 là Lễ Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) diễn ra ngày 28/10. Đây là FTA đầu tiên Việt Nam ký với một nước Ả-rập, mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với UAE. Hiệp định có sức lan toả mạnh mẽ tạo tiếng vang, cuộc đua marathon mới trong ký kết các FTA với các nước Trung Đông – Châu Phi thời gian tới; trước mắt là các nước Saudi Arabia, Ai Cập, Qatar...

Tuy nhiên, tình hình thương mại toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, đặc biệt tại khu vực châu Á - châu Phi, như bất ổn địa chính trị ở Trung Đông, Israel, Syria, Iran, Hàn Quốc... kéo theo sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế của các nước, dẫn tới nhiều hệ luỵ cho hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế trong nước do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn.

Những bất ổn này yêu cầu Vụ Thị trường châu Á - châu Phi phải tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, tham mưu chính sách và nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để phát triển, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.

Về kế hoạch triển khai công tác năm 2025, Ban lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đều nhất trí sẽ tập trung vào các mục tiêu: (1) Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, ký kết các văn kiện, thỏa thuận thương mại với các đối tác nhằm mở rộng thị trường và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, xác định rõ hơn mục tiêu, định hướng phát triển thị trường Châu Phi để đẩy mạnh hoạt động giao thương; (2) Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại; (3) Tăng cường nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường, chính sách của các nước để chủ động tham mưu và ứng phó kịp thời, phân tích sâu hơn về cơ cấu và xu hướng của nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu phục vụ sản xuất và xuất khẩu; (4) Cải thiện công tác tham mưu, nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu cho lãnh đạo Bộ và Chính phủ; (5) Phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, công chức để nâng cao hiệu quả công tác.

Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi
Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Ban lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi nêu kế hoạch triển khai công tác năm 2025

Định hướng mở rộng các thị trường chiến lược trong thời gian tới

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tựu góp phần vào đà phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Lắng nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng khẳng định Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động giao thương, quảng bá thương hiệu Việt Nam tại các thị trường chiến lược như Trung Quốc, châu Phi, Tây Nam Á, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương, đa phương phát triển bền vững và hiệu quả.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng
Thứ trưởng Phan Thị Thắng ghi nhận Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao

Đồng thời, Thứ trưởng đưa ra một số định hướng triển khai nhiệm vụ trong công tác phát triển các thị trường châu Á - châu Phi trong năm tới.

Thứ nhất, tiếp tục giám sát và thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Bộ về phát triển thị trường. Đẩy mạnh nghiên cứu chính sách, chiến lược các nước lớn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Thứ hai, tập trung duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, trong bối cảnh một số thị trường đang tạm dừng công nhận một số mặt hàng trong nước.

Thứ ba, mở rộng và tăng cường các thị trường tiềm năng như châu Phi, Tây Nam Á. Đặc biệt, tập trung tiếp cận thị trường Halal, mở ra nhiều cơ hội lớn cho ngành thực phẩm và nông sản với khả năng xuất khẩu bền vững.

Thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thị trường và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp. Xem xét và tăng cường nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động phát triển thị trường.

Thứ năm, tăng cường vai trò và hoạt động của các Tham tán thương mại, đại diện thương mại tại các thị trường. Đồng thời, không ngừng cải thiện quy trình, phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ Công Thương để nâng cao hiệu quả công tác.

Tiến Thành