TÓM TẮT:
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, để thực hiện được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể là: “Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt; tổng doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 62.000 lao động trực tiếp; Đến năm 2030, tổng số khách du lịch đạt 23 triệu lượt, tổng doanh thu đạt 130.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 120.000 lao động trực tiếp” [3], các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để tăng tính cạnh tranh. Bài viết nhằm phân tích thực trạng, nguyên nhân thực trạng và đưa ra một số giải pháp về kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Từ khóa: Kế toán quản trị, chi phí, du lịch, tỉnh Quảng Ninh.
1. Thực trạng về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Quảng Ninh
Thông qua khảo sát các công ty du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, thành phần bao gồm các công ty du lịch có vốn nhà nước, công ty du lịch thuộc thành phần tư nhân (Công ty TNHH, công ty Cổ phần), tác giả đã tổng hợp được những kết quả bước đầu và hạn chế trong công tác KTQTCP tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh.
1.1. Những kết quả đã thực hiện được
Chi phí được tập hợp và phân loại đảm bảo cho mục đích phục vụ cho các đối tượng bên ngoài như cơ quan thuế, ngân hàng, nhà đầu tư. Cụ thể thông tin chi phí phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, như: Phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính… Tuy nhiên, với cách phân loại và tập hợp chi phí như trên không đáp ứng được nhu cầu quản trị chi phí trong nội bộ của doanh nghiệp.
Có lập định mức chi phí, chủ yếu liên quan đến sản phẩm đồ ăn, đồ uống. Định mức chi phí được lập dựa trên hao phí về số lượng các yếu tố đầu vào sau đó nhân với đơn giá hiện tại để ra giá cost. Trên cơ sở giá cost được lập này, giá bán sẽ được tính toán và niêm yết. Tuy nhiên, giá thị trường thường xuyên thay đổi, trong khi đơn giá mới không được cập nhật để tính lại đơn giá định mức, do đó chất lượng thông tin ban đầu của giá cost khá tốt nhưng theo thời gian không được cập nhật nên tính hữu ích không cao.
Đã lập báo cáo chi phí, lợi nhuận và phân tích lợi nhuận, chi phí theo từng mặt hàng, đơn hàng. Báo cáo được lập phân tích theo các chỉ tiêu: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận. Đáp ứng nhu cầu được một phần đánh giá tính hiệu quả từng mặt hàng, đơn hàng. Ví dụ: Bảng 1 [1].
Bảng 1. Bảng tổng hợp doanh thu |
||||||||||||
STT |
Tháng |
Tên đoàn |
Lịch trình |
Ngày đi, ngày về |
Số ngày, đêm |
Số người |
Đơn giá |
Doanh thu |
Chi phí |
Lợi nhuận |
|
|
A |
B |
C |
D |
E |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6=4-5 |
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Báo cáo chi phí có phân tích tỉ trọng chi phí so sánh với tổng thể, giúp nhà quản trị đánh giá được tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng từng khoản mục chi phí, doanh thu. Số liệu được phân tích chi tiết số tuyệt đối và tỉ lệ % bao gồm: So sánh thực tế kỳ này với dự toán kỳ này và thực tế kỳ này năm trước, lũy kế thực tế từ đầu năm đến hết kỳ này với dự toán lũy kế đến kỳ này và thực tế lũy kế thực tế từ đầu năm của năm trước cho ngành hàng như: Phòng, minibar, đồ ăn, uống… Phân tích tỉ lệ chi phí/doanh thu; tỉ lệ lãi hoặc lỗ/doanh thu... Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị có những quyết định kinh doanh kịp thời. Ví dụ: Bảng 2 [1]
Bảng 2. Báo cáo lãi/lỗ
Chỉ tiêu |
Kỳ này năm nay |
Thực tế cùng kỳ năm ngoái |
Lũy kế từ đầu năm đến kỳ này |
Lũy kế cùng kỳ năm ngoái |
||||||||
Dự toán |
Thực tế |
Dự toán |
Thực tế |
|||||||||
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
Số tiền |
% |
|
1. Tổng doanh thu (1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tổng chi phí (2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổng lãi/lỗ(3)=(1)-(2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Doanh thu dịch vụ phòng (4) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Chi phí lương (5) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chi phí khác (6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Lãi/lỗ từ dịch vụ phòng (7)=(4)-(5)-(6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
.. |
.. |
.. |
.. |
… |
|
|
|
|
|
.. |
1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kế toán quản trị chi phí du lịch ở Quảng Ninh còn tồn tại một số hạn chế sau:
Phương pháp xử lý số liệu KTQTCP chủ yếu là bán thủ công, dựa trên nền tảng excel, các dữ liệu được nhập thủ công vào excel sau đó dựa trên công thức xử lý, công việc nhập liệu và xử lý phức tạp, mất nhiều thời gian dẫn đến chất lượng công việc, năng suất công việc chưa cao.
Không có bộ phận KTQTCP riêng biệt, công việc KTQTCP do nhiều phòng ban thực hiện, nên tính tập trung, chuyên môn hóa thấp. Cơ sở dữ liệu rời rạc, không có dữ liệu dùng chung và chia sẻ giữa các bộ phận, nhiều dữ liệu trùng lặp giữa các bộ phận nên dữ liệu nhiều, nhưng chất lượng thông tin KTQTCP thấp, chi phí xử lý, lưu trữ thông tin cao.
Việc phân loại chi phí chưa đa dạng: Chưa tiến hành phân loại theo mức độ hoạt động (Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp); Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định (chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được); Các loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án (chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội); đơn giá các yếu tố đầu vào trong xây dựng định mức chưa được cập nhật kịp thời, chủ yếu dựa vào giá cả các yếu tố đầu vào tại thời điểm xây dựng định mức ban đầu. Bảng 3[1]
Bảng 3. Định mức chi phí đồ uống (trích 1 phần)
STT |
ĐỒ UỐNG |
THÀNH PHẦN |
ĐVT |
ĐỊNH LƯỢNG |
SỐ LƯỢNG |
TỔNG LƯỢNG |
GIÁ NHẬP |
TỔNG TIỀN |
GIÁ COST |
A |
B |
Cà phê |
D |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5)=(3)*(4) |
(6)= ∑ 5 |
1 |
Cà phê đen Việt Nam |
Cà phê |
kg |
0.025 |
1 |
0.025 |
… |
|
|
Đường |
kg |
0.03 |
0.030 |
… |
|
||||
Đá |
kg |
0.01 |
0.0100 |
… |
|
||||
Ly nhựa hoặc ly giấy |
cái |
1 |
1 |
1.000 |
… |
|
|||
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
2 |
Milo (nóng hoặc lạnh) |
Bột milo |
kg |
0.03 |
1 |
0.030 |
…. |
|
|
Đường |
kg |
0 |
- |
… |
|
||||
Sữa đặc |
kg |
0.038 |
0.038 |
…. |
|
||||
Nước sôi |
lít |
0.2 |
0.200 |
… |
|
||||
Đá |
kg |
0.01 |
0.0100 |
… |
|
||||
Ly nhựa hoặc ly giấy |
cái |
1 |
1 |
1.000 |
… |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trà gừng |
Gói trà |
gói |
1 |
1 |
1.000 |
… |
|
|
Đá |
kg |
0.01 |
0.0100 |
… |
|
||||
Nước sôi |
lít |
0.04 |
0.040 |
… |
|
||||
Ly nhựa hoặc ly giấy |
cái |
1 |
1 |
1.000 |
… |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các báo cáo chi phí hiện tại không đáp ứng được nhu cầu thông tin để khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có (không có báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí[2], báo cáo phân tích điểm hòa vốn: sản lượng, thời gian hoàn vốn; báo cáo phân tích NPV, IRR…) để tối đa hóa lợi nhuận, các phương án lựa chọn phục vụ kinh doanh bị hạn chế.
Việc so sánh, phân tích mới chỉ dừng ở so sánh tổng thể, chưa tiến hành phân tích được ảnh hưởng thực sự của các nhân tố (như: chưa có các báo cáo phân tích ảnh hưởng từng nhân tố: lượng, giá...) nên không tìm ra được nguyên nhân chính gây ra ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến tình hình sản xuất - kinh doanh.
Các chỉ tiêu phân tích chưa chú trọng đến các chỉ tiêu phân tích định lượng khác như lợi nhuận theo nhóm khách hàng, nhóm tuổi…
1.3. Nguyên nhân hạn chế
Bản thân nhà quản trị chưa thấy được tác dụng, vai trò của KTQTCP trong việc cung cấp thông tin phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nhà quản trị mới chỉ quan tâm chủ yếu đến việc lập các báo cáo kế toán phục vụ các đối tượng bên ngoài như Báo cáo tài chính phục vụ báo cáo cơ quan thuế. Từnhận thức như vậy dẫn đến việc đầu tư cho bộ phận KTQTCP về công nghệ, nhân sự và đào tạo còn bị hạn chế.
Nhân viên kế toán chưa chủ động cung cấp thông tin KTQTCP, mới dừng ở việc cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo tài chính, chưa chú trọng phân tích cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu quản trị của nhà quản lý.
Còn một bộ phận KTQTCP chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn về KTQTCP, mặt khác do xử lý KTQTCP bằng thủ công gây nhiều trở ngại trong việc xử lý, cung cấp thông tin.
2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện KTQTCP
Nâng cao nhận thức của nhà quản trị đối với vai trò, tác dụng của KTQTCP thông qua các hội thảo, chương trình đào tạo. Các hội thảo, chương trình đào tạo ban đầu nên được tổ chức bởi UBND tỉnh Quảng Ninh mà cụ thể là Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, thông qua các hoạt động này, nhà quản trị có thể cập nhật những kiến thức về KTQTCP, từ đó thấy được tầm quan trọng của KTQTCP trong việc thúc đẩy tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình.
Cần phân loại chi phí theo hướng đa dạng hơn: Phân loại theo mức độ hoạt động (Biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp); Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định (chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được); Các loại chi phí được sử dụng trong lựa chọn các phương án (chi phí chênh lệch, chi phí chìm, chi phí cơ hội)… Đa dạng các báo cáo KTQTCP. Định mức chi phí cần thường xuyên cập nhật giá yếu tố đầu vào mới để thông tin chi phí định mức hoàn thiện hơn.
Nhân viên KTQTCP cần chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong việc cung cấp, phân tích thông tin KTQTCP cho nhà quản trị, tạo cho nhà quản trị thấy được tầm quan trọng và giá trị của KTQTCP. Nhân viên KTQTCP thông qua các hiệp hội kế toán, kiểm toán, các trường đại học, tổ chức đào tạo để cập nhật và áp dụng KTQTCP trong doanh nghiệp.
Các công ty cần ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư các phần mềm hỗ trợ công tác KTQTCP (ví dụ các phần mềm ERP - phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) nhằm giảm thiểu các công việc tính toán thủ công, tăng năng suất, chất lượng thông tin KTQTCP.
Kỹ thuật phân loại chi phí theo mức độ hoạt động giai đoạn đầu trong điều kiện sử dụng excel nên sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu để tách chi phí hỗn hợp vì phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, sau đó dần áp dụng các kỹ thuật tính toán phức tạp và chính xác hơn như phương pháp hồi quy bội, bình phương bé nhất…
Tạo lập cơ sở dữ liệu dùng chung, có phân quyền cho các bộ phận phòng ban để tránh dữ liệu trùng lặp, sử dụng dữ liệu lớn phục vụ công tác KTQTCP. Với việc sử dụng cơ sở dữ liệu chung giúp giảm chi phí, thời gian xử lý số liệu, mà chất lượng thông tin KTQTCP được nâng nên rất nhiều, phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Báo cáo chi phí các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Quảng Ninh của các công ty (Công ty Cổ phần Du lịch quốc tế Hành tinh xanh, Công ty TNHH MTV Khách sạn Du lịch công đoàn Hạ Long, Công ty cổ phần du lịch khách sạn Suối Mơ…).
- Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc hướng dẫnáp dụng Kế toán quản trị trong Doanh nghiệp, ngày 12/06/2006.
- UBND tỉnh Quảng Ninh, 1418/QĐ-UBND, Phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ngày 4/7/2014.
Current situation and solutions to the managerial accounting of tourism enterprises in Quang Ninh province
Master. Le Thanh Bang
Banking Academy
Abstract:
In the context of increasingly fierce global competition, to realize the goal of welcoming 10.5 million travellers with a total revenue of VND 30,000 billion and creating direct jobs for 62,000 people by 2020 and the goal of attracting 23 million visitors with a total revenue of VND 130,000 billion and generating direct jobs for 120,000 employees by 2030 under the master plan for Quang Ninh province’s tourism development until 2020, with a vision to 2030, tourism firms need to improve their efficiency in resources use to enhance their competitiveness. This paper is to analyze the current situation, find out the reason and propose solutions to the managerial accounting of tourism enterprises in Quang Ninh province to help them improve their efficiency in resouces use.
Keywords: Managerial accounting, cost, tourism.