TikTok làm cầu nối cho sản vật địa phương, sản phẩm xanh và bền vững

Quý 3/2024 đã khép lại với vô vàn nội dung và xu hướng nổi bật trên nền tảng TikTok. Cùng điểm lại những chiến dịch ấn tượng đã tích cực quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản vật địa phương cũng như sản phẩm xanh và bền vững.

Sở Công Thương - Hội nghị Cung cầu TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành

Hội nghị Kết nối cung cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành năm 2024 là một sự kiện thường niên nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững và tăng cường kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Trong khuôn khổ chương trình, phiên “Mega LIVE hàng Việt - Sản phầm OCOP tiêu biểu” do TikTok Shop tổ chức với sự góp mặt của 19 nhà sáng tạo nội dung, đã góp phần quảng bá hơn 200 sản phẩm đến từ hơn 45 tỉnh thành, tập trung những sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP như Yến đảo Cần Giờ, Dừa sáp Trà Vinh, Mật ong Gia Lai, Ba khía đầm dơi Cà Mau, Pate cột đèn Hải Phòng,...

Kết thúc chiến dịch, có hơn 50 phiên LIVE được thực hiện, thu hút hơn 24,5 triệu lượt xem và tạo ra gần 7.600 đơn hàng.

Chợ phiên OCOP Cà Mau
Các sản phẩm đặc sản địa phương như ba khía, tôm khô, bánh phồng tôm được rất nhiều người xem Chợ phiên OCOP Cà Mau yêu thích và chọn mua

Chợ phiên OCOP Cà Mau

Nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, sự kiện "Họp mặt TikTok Shop và doanh nghiệp, chủ thể OCOP Cà Mau" diễn ra vào ngày 4/10/2024 do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức, bao gồm TikTok Việt Nam.

Tham gia sự kiện có 12 doanh nghiệp với 21 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Cà Mau và các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok. Sự kiện chợ phiên livestream đã tiếp cận trên 308 nghìn người với hơn 1.400 đơn hàng bán ra.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia chương trình, anh Ðỗ Quốc Khánh - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Hùng Khánh (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) chia sẻ: "Công ty chúng tôi hiện có 3 sản phẩm OCOP 4 sao: trà xạ đen, trà đinh lăng và trà dây thìa canh túi lọc. Với sự hỗ trợ của tỉnh, công ty đã bước đầu bán hàng qua các sàn thương mại điện tử. Chúng tôi mong muốn học hỏi thêm kỹ năng livestream từ các nhà sáng tạo TikTok để nâng cao hiệu quả quảng bá".

Phiên LIVE "Phong vị Gia Lai - Đặc sản Tây Nguyên" là lời khẳng định cho tiềm năng đưa mặt hàng nông sản địa phương lên các nền tảng thương mại điện tử
Nông sản địa phương có tiềm năng lớn trên các nền tảng thương mại điện tử 

#TuHaoHangViet - Phong vị Gia Lai, đặc sản Tây Nguyên

“Tự hào hàng Việt” là một trong những sáng kiến nổi bật của TikTok Shop phối hợp Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) khởi xướng, nhằm trang bị kỹ năng và hỗ trợ chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và các tiểu thương Việt Nam.

Mới đây, phiên livestream #TuHaoHangViet với chủ đề “Phong vị Gia Lai, đặc sản Tây Nguyên” đã diễn ra trong 2 ngày 9, 10/10. Sau 2 ngày livestream, chiến dịch đã thành công thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai như Mật ong đa hoa Phương Di, Bò khô Huy Vũ, Tiêu Lệ Chí,...

Kết quả ấn tượng của hai phiên livestream cũng cho thấy triển vọng của các nhà bán hàng địa phương trong việc đổi mới tư duy kinh doanh và trang bị những kỹ năng phục vụ cho công tác chuyển đổi số. 

GreenUP - Tour tham quan nhà máy Mollis

Sáng kiến GreenUP do TikTok Shop khởi xướng hướng đến giới thiệu các sản phẩm xanh, bền vững, thân thiện môi trường. Qua đó khuyến khích thói quen tiêu dùng có trách nhiệm và bền vững trong cộng đồng.

Nằm trong khuôn khổ chiến dịch, vừa qua, hoạt động tham quan nhà máy của Mollis - thương hiệu sản xuất khăn bông Việt Nam đã hé mở những góc nhìn chân thực quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh của Mollis.

Ngọc Châm